Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa của từ “mặt” trong tiếng Việt và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng việt (có đối chiếu với tiếng thái) (Trang 72 - 74)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa của từ “mặt” trong tiếng Việt và

3.3.1. Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa của từ “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái tiếng Thái

3.3.1.1. Sự tương đồng

Từ mặt trong tiếng Việt và tiếng Thái đều là từ nhiều nghĩa.

Chúng cùng có các nghĩa như nghĩa 1, 3, 4 của từ mặt trong tiếng Việt. Cụ thể là các nghĩa sau:

1. Phần phía trước, từ trán đến cằm của đầu người, hay phần phía trước của đầu con thú. Mặt trái xoan. Rửa mặt. Nét mặt. Đầu trâu mặt ngựa.

3. (dùng trong một số tổ hợp). Mặt người làm phân biệt người này với người khác; dùng để chỉ từng cá nhân khác nhau. Gặp mặt (nhau). (Cuộc) họp mặt. Thay mặt (cho ai). Ba mặt một lời. (Người) lạ mặt. Có mặt.

4. (dùng trong một số tổ hợp). Mặt con người, hiện ra trước mọi người, coi là biểu trưng cho thể diện, danh từ, phẩm giá. Ngượng mặt. (Nói cho) rát mặt. Lên mặt (với mọi người).

3.3.1.2. Sự khác biệt

Về số lượng nghĩa thì từ mặt trong tiếng Việt có 8 nghĩa, trong khi từ

mặt trong tiếng Thái chỉ có 5 nghĩa.

Từ mặt trong tiếng Việt có 5 nghĩa không có, hoặc không được xác định trong từ điển tiếng Thái. Đó là các nghĩa 2, 5, 6, 7, 8, dưới đây:

2. Những nét trên mặt người, biểu hiện thái độ, tâm tư, tình cảm (nói tổng quát). Mặt lạnh như tiền. Tay bắt mặt mừng.Làm mặt giận.

5. Phần thẳng ở phía trên hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với phần bên dưới hoặc bên trong. Mặt bàn. Mặt nước. Giấy viết một mặt. Mặt vải rất mịn. Trên mặt đất.

6. Phía nào đó trong không gian, trong quan hệ với một vị trí xác định.

Mặt trước của ngôi nhà. Bị bao vây bốn mặt.

7. Phần trước trừu tượng hóa khỏi chỉnh thể để xem xét, phân biệt với phần đối lập hoặc những phần còn lại; phương diện. Chỉ chú ý mặt nội dung. Khắc phục mặt tiêu cực. Quán xuyến mọi mặt.

8. (chm.). Hình được vẽ nên bởi một điểm mà vị trí phụ thuộc liên tục vào hai tham số. Mặt phẳng. Mặt tròn xoay.

Trong đó, các nghĩa 5, 7, 8, không có ở từ mặt trong tiếng Thái. Các nghĩa 2, 6, theo chúng tôi, phần nào cũng có ở từ mặt trong tiếng Thái, nhưng chúng chưa được đưa vào từ điển với từ cách là các nghĩa của từ mặt tiếng Thái. Ví dụ, từ mặt trong các thành ngữ หน้ำบูดเป็นตูดเป็ด (mặt nhăn như đuôi vịt) hoặc là หน้ำหนำเหมือนถนนลำดยำงมะตอย (mặt cứng như đường xi măng) rõ ràng đều có nghĩa giống với nghĩa 2 của từ mặt trong tiếng Việt (những nét trên mặt người, biểu hiện thái độ, tâm tư, tình cảm). Trong các thành ngữ có yếu tố “mặt” như ตีปลำหน้ำไซ (đánh cá trước mặt bẫy cá / nói hoặc làm cho việc của người khác tổn hại); ช ้ำงเท้ำหน้ำ (chân voi (mặt) trước / trai trưởng) thì từ mặt

cũng có nghĩa gần giống với nghĩa 6 của từ mặt trong tiếng Việt (phía nào đó trong không gian, trong quan hệ với một vị trí xác định).

Ngược lại, từ mặt trong tiếng Thái có một nghĩa không hề có trong nghĩa của từ mặt tiếng Việt, đó là nghĩa 5 (dùng với thời gian như ngày sau, tháng sau, lần sau). Nghĩa 2 (cơ thể phần trước của con người, hay phần phía trước của con vật) thì về phần nào cũng có trong nghĩa của từ mặt tiếng Việt. Hai ngôn ngữ có 2 câu thành ngữ sau hoàn toàn tương đương nhau หน้ำไหว้หลังหลอก / lá mặt lá trái. Mà nghĩa từ mặt trong หน้ำไหว้หลังหลอก là nghĩa 2 nói trên, suy ra nghĩa của từ mặt trong lá mặt lá trái cũng như vậy. Đó là nghĩa gần với nghĩa 5 của từ mặt trong tiếng Việt: phần thẳng ở phía trên hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với phần bên dưới hoặc bên trong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng việt (có đối chiếu với tiếng thái) (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)