Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng việt (có đối chiếu với tiếng thái) (Trang 60 - 62)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Nhận xét chung

Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên [48, tr. 798]), từ mặt trong tiếng Việt có các nghĩa sau:

1. Phần phía trước, từ trán đến cằm của đầu người, hay phần phía trước của đầu con thú. Mặt trái xoan. Rửa mặt. Nét mặt. Đầu trâu mặt ngựa.

2. Những nét trên mặt người, biểu hiện thái độ, tâm tư, tình cảm (nói tổng quát). Mặt lạnh như tiền. Tay bắt mặt mừng.Làm mặt giận.

3. (dùng trong một số tổ hợp). Mặt người làm phân biệt người này với người khác; dùng để chỉ từng cá nhân khác nhau. Gặp mặt (nhau). (Cuộc) họp mặt. Thay mặt (cho ai). Ba mặt một lời. (Người) lạ mặt. Có mặt.

4. (dùng trong một số tổ hợp). Mặt con người, hiện ra trước mọi người, coi là biểu trưng cho thể diện, danh từ, phẩm giá. Ngượng mặt. (Nói cho) rát mặt. Lên mặt (với mọi người).

5. Phần thẳng ở phía trên hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với phần bên dưới hoặc bên trong. Mặt bàn. Mặt nước. Giấy viết một mặt. Mặt vải rất mịn. Trên mặt đất.

6. Phía nào đó trong không gian, trong quan hệ với một vị trí xác định.

Mặt trước của ngôi nhà. Bị bao vây bốn mặt.

7. Phần trước trừu tượng hóa khỏi chỉnh thể để xem xét, phân biệt với phần đối lập hoặc những phần còn lại; phương diện. Chỉ chú ý mặt nội dung. Khắc phục mặt tiêu cực. Quán xuyến mọi mặt.

8. (chm.). Hình được vẽ nên bởi một điểm mà vị trí phụ thuộc liên tục vào hai tham số. Mặt phẳng. Mặt tròn xoay.

Theo khảo sát của chúng tôi, các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt có thể biểu thị: vẻ bề ngoài; tâm trạng và thái độ; phẩm chất, tính cách, trí tuệ; hoạt động, trạng thái; hoàn cảnh, tình trạng của con người.

Tỉ lệ các nghĩa thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 3.1. Các nhóm ngữ nghĩa của những thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt Vẻ bề ngoài Tâm trạng, thái độ Phẩm chất, tính cách, trí tuệ Hoạt động, trạng thái Hoàn cảnh, tình trạng Tổng số Số lượng 11 34 18 21 11 95 Tỉ lệ 11,58% 35,79% 18,95% 22,10% 11,58% 100%

Bảng thống kê cho thấy, tâm trạng, thái độ là nhóm nghĩa phổ biến nhất của

thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt. Trong khi đó, biểu thị vẻ bề ngoài và hoàn cảnh, tình trạng là 2 nhóm nghĩa ít phổ biến của các thành ngữ này.

Tuy nhiên sự phân loại các nhóm nghĩa trên chỉ là tương đối. Một số thành ngữ tùy hoàn cảnh, góc nhìn mà có thể cho rằng có các nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, mặt vàng như nghệ; mặt xanh lét như tàu lá có thể tùy hoàn cảnh sử dụng mà có nghĩa biểu thị thái độ sợ hãi hoặc tình trạng ốm yếu của con người. Câu mặt bủng da chì thì vừa biểu thị vẻ ngoài nhợt nhạt bủng beo vừa biểu thị thể chất ốm yếu, bệnh tật của con người. Hay trường hợp mắng như tát nước vào mặt xét từ phía người mắng thì thành ngữ có thể được xếp vào nhóm chỉ hoạt động, trạng thái; nhưng nếu xét từ phía người bị mắng thì câu thành ngữ lại có thể được xếp vào nhóm chỉ hoàn cảnh, tình trạng. Để tiện cho việc thống kê, chúng tôi tạm thời chỉ xếp mỗi thành ngữ vào một nhóm nghĩa, đó là nhóm nghĩa đầu trong số các nghĩa vừa chỉ ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng việt (có đối chiếu với tiếng thái) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)