6. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc ẩn dụ hóa ph
đối xứng trong tiếng Việt
2.2.2.1. Khái quát về các thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng trong tiếng Việt
* Đặc điểm
Đây là tiểu nhóm có số lượng, tỉ lệ nhỏ trong số các thành ngữ có yếu tố “mặt” nói chung và nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa
nói riêng. Nó chiếm 16,84% thành ngữ có yếu tố “mặt”, chiếm 26,23% thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc ẩn dụ hóa.
Thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng là tiểu nhóm thành ngữ có đặc trưng sau:
Đặc trưng thứ nhất là về mặt cấu trúc, đây là tiểu nhóm thành ngữ không có tính đối xứng do được cấu tạo giống những cấu trúc ngữ pháp bình thường.
Đặc trưng thứ hai của tiểu nhóm này là các thành ngữ cũng được tạo nghĩa bằng con đường ẩn dụ hóa.
* Phân loại
Xét về mặt cấu trúc những thành ngữ được cấu tạo theo hai kiểu kết cấu ngữ pháp phổ biến là: a) Những kết cấu ngữ pháp có một trung tâm còn gọi là kết cấu đoản ngữ (danh ngữ, động ngữ, tính ngữ) và b) những kết cấu ngữ pháp có hai trung tâm (kết cấu chủ - vị). Có thể coi là chúng gồm bốn kiểu cấu tạo: danh ngữ, động ngữ, tính ngữ, kết cấu chủ - vị.
Bảng 2.5. Phân loại thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng trong tiếng Việt
Các kiểu Số lượng Tỉ lệ % Ví dụ Thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng danh ngữ
3 18,75%
1. mặt búng ra sữa / mặt bấm ra sữa
2. mặt cắt không còn giọt máu /
mặt cắt không ra máu
3. thò lò hai mặt / thò lò sáu mặt Thành ngữ có yếu
tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng động ngữ 8 50,00% 1. đeo mo vào mặt 2. vục mặt xuống đất 3. có máu mặt 4. chém tre dè đầu mặt 5. phơi mặt phong trần 6. vuốt mặt không nể mũi 7. phải lòng mặt
8. vuốt mặt không kịp Thành ngữ có yếu
tố “mặt”mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng tính ngữ
2 12,50%
1. gần lửa rát mặt 2. tối tăm mặt mũi
Thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng kết cấu chủ - vị 3 18,75% 1. chó liếm mặt người 2. mặt còn măng sữa 3. cháy nhà ra mặt chuột Tổng 16 100%
2.2.2.2. Kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng danh ngữ
Thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng danh ngữ là những thành ngữ có hình thức là kết cấu chính phụ có danh từ làm trung tâm. Trong danh ngữ, yếu tố trung tâm/ yếu tố chính luôn đứng trước yếu tố phụ. Chúng là các từ đơn: mặt, thò lò. Còn thành tố phụ lại là các đoản ngữ, ví dụ:
mặt búng ra sữa C P
mặt cắt không còn giọt máu C P
thò lò hai mặt
C P
Ở đây, các thành tố phụ của danh từ búng ra sữa; cắt không còn giọt máu là hai động ngữ; hai mặt là danh ngữ.
Kiểu này chỉ chiếm 18,75% trong các thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng.
2.2.2.3. Kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng động ngữ
Thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng động ngữlà những thành ngữ có hình thức là kết cấu chính phụ có động từ làm trung tâm. Trong động ngữ, yếu tố trung tâm/ yếu tố chính luôn đứng trước yếu tố phụ. Các thành tố chính ở đây chủ yếu là các từ đơn (7/8 trường hợp), chỉ có một trường hợp là từ ghép (phải lòng).
Số thành tố phụ ở đây có thể là một hoặc hai. Nếu là hai, các thành tố phụ này thường có quan hệ đệ gia.
Ví dụ:
(1 có máu mặt
C P
(2) vục mặt (xuống) đất
C P1 P2
Kiểu động ngữ còn có một trường hợp đặc biệt nữa, đó là trường hợp thành ngữ là đoản ngữ được tạo thành bởi hai động ngữ. Ví dụ:
(1) chém tre dè đầu mặt
C1 P1 C2 P2 P C
Đây là trường hợp hai động ngữ có quan hệ chính phụ với nhau. Ở ví dụ trên, hai động ngữ có quan hệ điều kiện - hệ quả.
Kiểu này có 8/16 thành ngữ, chiếm tỉ lệ 50,00% trong thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng.
2.2.2.4. Kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng tính ngữ
Đây là các thành ngữ có hình thức là kết cấu chính phụ có tính từ làm trung tâm. Các thành tố chính ở đây là những từ đơn như gần, rát, hoặc từ láy như tối tăm. Thành tố phụ cũng là từ đơn như lửa, mặt hoặc từ ghép hợp nghĩa láy phụ âm đầu như mặt mũi.
Có thành ngữ là một tính ngữ. Có thành ngữ là một đoản ngữ do hai tính ngữ có quan hệ chính phụ với nhau tạo thành. Ví dụ:
(1) tối tăm mặt mũi
C P
(2) gần lửa rát mặt C1 P1 C2 P2 P C
Ví dụ (2) là trường hợp hai tính ngữ có quan hệ nguyên nhân - kết quả tạo thành một kết cấu chính phụ.
Chỉ có hai thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng tính ngữ, chiếm 12,54% thành ngữ có yếu tố thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng.
2.2.2.5. Nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng kết cấu chủ- vị
Đây là những thành ngữ ẩu dụ hóa phi đối xứng được tạo nên bằng những kết cấu ngữ pháp có hai trung tâm là chủ - vị. Chủ ngữ ở đây có thể là từ, đoản ngữ, vị ngữ. Ví dụ:
(1) chó liếm mặt người
C V (ĐN) (2) mặt còn măng sữa
C V (ĐN)
Chủ ngữ trong ví dụ (1) và (2) là từ, vị ngữ trong cả 2 trường hợp đều là đoản ngữ (động ngữ).
Kiểu này cũng chỉ chiếm 18,75% trong các thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng.