Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc ẩn dụ hóa đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng việt (có đối chiếu với tiếng thái) (Trang 39 - 47)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc ẩn dụ hóa đố

xứng trong tiếng Việt

2.2.1.1. Khái quát về các thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng trong tiếng Việt

* Đặc điểm

Đây là tiểu loại có số lượng, tỉ lệ lớn trong số các thành ngữ có yếu tố “mặt” nói chung và nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa

nói riêng. Nó chiếm 47,37% thành ngữ có yếu tố “mặt”, chiếm 73,77 % thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa.

Tiểu nhóm này có đặc trưng thứ nhất là các thành ngữ đều gồm hai vế đối xứng nhau. Phổ biến nhất (gồm 43/45 trường hợp) là nhóm gồm bốn yếu tố tạo thành hai vế: 2/2.

Ví dụ: tối mày tối mặt; lá mặt lá trái; mở mày mở mặt;…

Các thành ngữ gồm hơn bốn yếu tố cũng có thể quy vào một trong hai dạng cấu tạo tổng quát trên, nhưng rất không phổ biến (chỉ 2/45 trường hợp). Chúng tạo thành hai vế 3/3 và 4/4.

Ví dụ: vua biết mặt chúa biết tên; mưa chẳng đến mặt, nắng chẳng đến đầu.

Đặc trưng thứ hai của thành ngữ đối xứng là: có tiết tấu hoặc có tính nhịp điệu. Có thể phân biệt như sau:

1) Lặp âm, tức là yếu tố đầu của vế thứ nhất trùng âm với yếu tố đầu vế của vế thứ hai. Ví dụ: tối mày tối mặt; lá mặt lá trái; mở mày mở mặt…

2) Vần của yếu tố sau trong vế thứ nhất hiệp với vần của yếu tố đầu trong vế thứ hai gọi là vần liền. Ví dụ: mặt xanh nanh vàng; chỉ mặt đặt tên;…

3) Chủ yếu xây nhịp đôi để tạo tiết tấu nhấn mạnh, tăng cường. Ví dụ:

đầu gio / mặt muội; đầu trâu / mặt ngựa;…

4) Mỗi yếu tố trong vế thứ nhất được đặt trong thế đối ứng với các yếu tố trong vế thứ hai về ý nghĩa. Đối xứng về nghĩa là các yếu tố đối nhau thì thường cùng từ loại, biểu thị cùng một phạm trù ngữ nghĩa. Chúng sẽ tạo thành các mô hình đối ứng là AX / BY và AX / AY

A X B Y

Ví dụ:

cháy mặt lấm lưng

Ví dụ: cháylấm cùng là động từ, cùng biểu thị phạm trù nghĩa chỉ tác động tiêu cực đến con người. Mặtlưng cùng từ loại danh từ, cùng biểu thị phạm trù nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người.

A X A Y

Ví dụ:

Bên cạnh hai từ trùng lặp hoàn toàn về âm thanh, ngữ pháp, ngữ nghĩa thì hai từ còn lại mặtmày cũng giống nhau về phạm trù ngữ pháp (đều là danh từ) và ngữ nghĩa (cùng bộ phận cơ thể con người).

* Phân loại

Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng đến lượt mình, lại được chia thành hai kiểu là thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết, hội nghĩathành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết, không hội nghĩa.

Bảng 2.2. Phân loại các thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng trong tiếng Việt

Các kiểu Số lượng Tỉ lệ Ví dụ Thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết, hội nghĩa 38 84,44% - mặt người dạ thú - mặt dạn mày dày - tối mặt tối mày

Thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết, không hội nghĩa

7 15,56% - vạch mặt chỉ tên - ba mặt một lời - chọn mặt gửi vàng

Tổng 45 100%

2.2.1.2. Kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết, hội nghĩa trong tiếng Việt

* Đặc điểm

Những thành ngữ có quan hệ đẳng kết, hội nghĩa là những thành ngữ tạo được thế đối xứng giữa hai vế, có sự đối ứng giữa các thành tố đan chéo nhau theo từng cặp. Những thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng như mặt người dạ thú, mặt dạn mày dày, tối mặt tối mày… có 38/45

chiếm 84,45 %. Đây là những thành ngữ có quan hệ đẳng kết cả thuộc tính ngữ pháp và ngữ nghĩa. Chúng có đặc trưng sau:

1) Hai vế của thành ngữ có kết cấu ngữ pháp đồng dạng, có thuộc tính ngữ pháp giống nhau, liên kết với nhau theo nguyên tắc đẳng lập. Như vậy chúng có vai trò ngữ pháp ngang nhau. Do đó, về nguyên tắc, hai vế của thành ngữ có thể đảo trật tự mà nghĩa của thành ngữ cơ bản không thay đổi.

Ví dụ: (1) tối mặt tối mày / tối mày tối mặt (2) mặt dạn mày dày / mặt dày mày dạn

Ở đây có hai kiểu thay đổi trật tự: giữ nguyên từng vế khi đảo (1); chỉ đảo trật tự yếu tố thứ hai trong từng vế (2). Tuy nhiên ở kiểu này cũng có một số thành ngữ mà trong thực tế người ta thường không đảo trật tự như: mặt sứa gan lim; mặt trơ trán bóng.

2) Ở bình diện ngữ nghĩa diễn ra quá trình tương hợp- hội nghĩa. Đó là quá trình được thể hiện bằng ít nhất ba biểu hiện là: a) Lược bỏ những nét dư thừa không cần, yếu; b) Hợp nhất những nét nghĩa tương đồng; c) Có tính khái quát về nghĩa. Ví dụ: vẽ mày vẽ mặt là thành ngữ đã lược bỏ những yếu tố như là tô (bằng bút), điểm (son), đánh (phấn), chỉ giữ lại yếu tố vẽ; đã hợp nhất các nét nghĩa tương đồng (mày mặt); có nghĩa kháí quát là “tô vẽ làm tăng thêm vẻ đẹp, uy tín giả tạo để lòe bịp”.

* Phân loại

Đến lượt mình, kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết, hội nghĩa lại được chia thành hai kiểu nghĩa: hội nghĩa tương đẳng và hội nghĩa trội.

Kiểu hội nghĩa tương đẳng có đặc trưng là: hai vế A và B có vai trò tương đẳng trong quá trình hội nghĩa. Ví dụ: mặt người dạ thú. Ở đây, mặt

dạ, ngườithú có vai trò bình đẳng với nhau.

Ở kiểu hội nghĩa trội: một trong hai yếu tố A và B có vai trò trội hơn yếu tố kia trong việc thể hiện nghĩa, nó dường như choán hết nghĩa của yếu tố kia;

còn yếu tố kia thì trở nên mờ nhạt, chỉ như một hình thức nhái lại. Ví dụ: mặt dầy mày dạn. Trong trường hợp này, yếu tố mặt có vai trò trội hơn, yếu tố mày

mờ nghĩa, chỉ là hình thức nhái lại của yếu tố mặt.

So với thành ngữ nói chung thì kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết, hội nghĩa thiếu 1 kiểu nghĩa làhội nghĩa tuyển(A hoặc B và khi thì A, khi thì B).

Số lượng và tỉ lệ giữa hai kiểu nghĩa thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3. Các thành ngữ có yếu tố “mặt” ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết, hội nghĩa trong tiếng Việt

Kiểu nghĩa Số lượng Tỉ lệ% Ví dụ

Hội nghĩa tương đẳng 24 63,16% 1. mặt người dạ thú 2. mặt nước cánh bèo 3. mặt cú da lươn 4. lá mặt lá trái 5. bán mặt cho đất / bán lưng cho trời

6. đầu gio, mặt muội 7. đầu trâu mặt ngựa 8. đầu tắt mặt tối 9. ngập đầu ngập mặt 10. tai to mặt lớn

11. mặt nước chân mây 12. cháy mặt lấm lưng 13. vạch mặt chỉ trán 14. mưa chẳng đến mặt nắng chẳng đến đầu 15. mặt thâm mày xám 16. mặt đỏ tía tai

Kiểu nghĩa Số lượng Tỉ lệ% Ví dụ

17. tay bắt mặt mừng 18. khô chân gân mặt 19. mặt mốc chân phèn 20. mặt bủng da chì 21. tím mặt tím gan

22. vua biết mặt chúa biết tên

23. mặt hùm da beo

24. mặt dơi tai chuột

Hội nghĩa trội

14 36,84%

1. mặt dạn mày dày/mặt dày mày dạn 2

2. mặt trơ trán bóng 3. tối mày tối mặt 4. mở mày mở mặt

5. vẽ mày vẽ mặt (vẽ mặt vẽ mày)

6. mát mày mát mặt 7. mặt nặng mày nhẹ 8. mặt sưng mày xỉa 9. mặt xanh nanh vàng 10. mặt ủ mày chau 11. nở mày nở mặt 12. nặng mặt sa mày 13. xụ mặt chau mày 14. mặt nạc đóm dày Tổng 38 100%

Như vậy kiểu hội nghĩa tương đẳng là kiểu nghĩa chính trong các thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết, hội nghĩa, và cũng là kiểu nghĩa chính trong toàn bộ tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng.

2.2.1.3. Kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết, không hội nghĩa trong tiếng Việt

* Đặc điểm

Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết tiềm ẩn một khả năng biểu hiện hiển ngôn mối quan hệ giữa hai vế chủ hướng và phụ hướng trong cấu trúc của thành ngữ. Số lượng thành ngữ có yếu tố mặt thuộc nhóm này là 7/45 chiếm 15, 55%.

Chúng có đặc trưng:

1) Vế chủ hướng có chức năng chủ đạo về ngữ pháp - ngữ nghĩa, vế phụ hướng có chức năng phụ trợ trong quan hệ với chủ hướng. Vì vậy, các vế của nhóm thành ngữ này không được phép tự do đảo trật tự. Chẳng hạn, chọn mặt gửi vàng có quan hệ mục đích giữa hai vế, vế chính ở trước, vế phụ ở sau: chọn mặt (để) gửi vàng. Không thể đảo trật tự giữa hai vế này.

2) Hai vế tuy đồng nhất về thuộc tính ngữ pháp, nhưng không có quan hệ đồng nhất về thuộc tính ngữ nghĩa. Chẳng hạn, thành ngữ chọn mặt gửi vàng có hai vế đồng nhất về thuộc tính ngữ pháp, đều là hai động ngữ. Nhưng nghĩa của chúng không đồng nhất thành một nghĩa khái quát mà hai vế có những ý nghĩa riêng: chỉ hoạt động (chọn mặt) và mục đích của hoạt động (gửi vàng).

* Phân loại

Mối quan hệ này thường lập nên những cặp đối ứng về ý và có khả năng hiển ngôn hóa bằng những phụ từ chuyên dùng.

Có thể phân biệt những dạng cấu trúc của những thành ngữ có yếu tố mặt

a) Vế chủ hướng và vế phụ hướng có quan hệ nhân quả, có khả năng hiển ngôn hóa bằng các phụ từ chuyên dùng như thì (sẽ), tất (sẽ), ắt (sẽ) nên… Cấu trúc của dạng này là: A (thì/tất/ ắt/ nên) B, trong đó B là vế chủ hướng. Ví dụ: xa mặt (nên/ thì) cách lòng.

b) Vế chủ hướng biểu thị hành động chủ đạo, còn về phụ hướng biểu thị mục đích của thành động. Có thể hiển ngôn hóa mối quan hệ này bằng các từ như: để, cốt để, nhằm, nhằm để… Cấu trúc của dạng này là: A (để, nhằm) B. Ví dụ: chỉ mặt (để) đặt tên; chọn mặt (để) gửi vàng.

c) Vế chủ hướng và vế phụ hướng biểu thị quan hệ nhượng bộ - tăng tiến. Có thể hiển ngôn hoá mối quan hệ đó bằng các cặp kết từ như: tuy …nhưng / song / mà; dù… nhưng / xong / mà. Ví dụ: (tuy) bằng mặt (nhưng/song /mà) chẳng bằng lòng; (dù)ba mặt (nhưng/song /mà) một lời.

Số lượng và tỉ lệ giữa hai kiểu nghĩa thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4. Các thành ngữ có yếu tố “mặt” ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết, không hội nghĩa trong tiếng Việt

Kiểu nghĩa Số lượng Tỉ lệ% Ví dụ

Quan hệ nhân - quả 2 28,57% 1. xa mặt cách lòng 2. chỉ mặt đặt tên Quan hệ hành động- mục đích 3 42,85% 1. vạch mặt chỉ tên 2. chỉ mặt vạch tên 3. chọn mặt gửi vàng Quan hệ nhượng bộ - tăng tiến 2 28,58% 1. bằng mặt chẳng bằng lòng 2. ba mặt một lời Tổng 7 100%

Như vậy, có thể thấy thành ngữ có yếu tố “mặt” ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết không hội nghĩa là kiểu rất nhỏ trong số các thành ngữ có yếu tố mặt, tỉ lệ các kiểu nghĩa tương đối đồng đều.

Đều đặc biệt là so với sự phân loại theo Thành ngữ học tiếng Việt của Hoàng Văn Hành [18, tr.74] thì thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết không hội nghĩa không có kiểu nghĩa hành động thể cách, nhưng lại có kiểu nghĩa nhượng bộ - tăng tiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng việt (có đối chiếu với tiếng thái) (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)