6. Cấu trúc của luận văn
2.1. Giới thiệu chung
Cũng như thành ngữ tiếng Việt nói chung, thành ngữ có yếu tố “mặt”
bao gồm 2 nhóm lớn là thành ngữ ẩn dụ hóa và thành ngữ so sánh. Mỗi nhóm này được chia tiếp thành các nhóm nhỏ hơn. Tổng 95 câu thành ngữ có yếu tố “mặt” có thể được phân chia thành các nhóm, tiểu nhóm với số lượng và tỉ lệ mỗi loại thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 2.1. Phân loại các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt về mặt cấu trúc Phân loại thành ngữ Số lượng Tỉ lệ % Ví dụ Nhóm Tiểu nhóm Thành ngữ ẩn dụ hóa Ẩn dụ hóa đối xứng
45 47,37% - mặt chai mày đá (ss. mày chai mặt đá) - mặt dạn mày dày - mặt người dạ thú Ẩn dụ hóa phi đối xứng 16 16,84% - mặt búng ra sữa
- mặt cắt không còn giọt máu - háy nhà ra mặt chuột Tổng 61 64,21% Thành ngữ so sánh Thành ngữ so sánh đối xứng 5 5,26% - mặt hoa da phấn - mặt sứa gan lim
Thành ngữ so sánh phi đối xứng
29 30,53% - mặt ngay (ngây) cán tàn - mặt ngay (ngây) cán thuổng- - mặt đỏ như gà chọi
- mặt vuông chữ điền
Tổng 34 35,79
Bảng thống kê cho thấy trong tiếng Việt, nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa có số lượng và tỉ lệ cao gần gấp đôi nhóm
thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh. Có hiện tượng trên trước hết là bởi giống như thành ngữ nói chung, thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa xuất hiện phổ biến nhất. Nhưng bên cạnh đó còn có một số trường hợp, theo chúng tôi, tính ẩn dụ không thật cao. Nhưng các thành ngữ đó không nhiều nên để tiện cho việc thống kê và nghiên cứu, chúng tôi vẫn theo Hoàng Văn Hành mà xếp chúng vào nhóm mang cấu trúc ẩn dụ hóa.
Ví dụ: (1) nặng mặt sa mày; (2) mặt xanh nanh vàng; (3) mặt thâm mày xám; (4) mặt đỏ tía tai; (5) mặt mốc chân phèn; v.v…
Các thành ngữ này trước hết miêu tả hình ảnh thực tế của những con người khi ở những trạng thái khó chịu (1), sợ hãi (2), ốm yếu (3), tức giận (4), hoặc hình ảnh của người dân lao động chân tay vất vả (5). Tuy nhiên, cũng thể coi những hình ảnh được miêu tả trong các câu thành ngữ như trên có giá trị biểu trưng giúp thành ngữ biểu thị các trạng thái tâm sinh lý và tính chất nói trên của con người.
Nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa lại có thể chia thành hai tiểu nhóm là thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng và thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng.
Tiểu nhóm thứ nhất có 45 câu, chiếm 47, 37%; tiểu nhóm thứ hai lại nhỏ hơn hẳn, chỉ gồm 16 câu, chiếm 16, 84%.
Nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh trong tiếng Việt có số lượng nhỏ hơn nhiều so với nhóm có cấu trúc ẩn dụ hóa. Tuy nhiên, chúng cũng gồm thành ngữ so sánh đối xứng (với 5 câu, chiếm 5,26%) và thành ngữ so sánh phi đối xứng (với 29 câu, chiếm 30,53%) như sự phân loại thành ngữ so sánh nói chung trong tiếng Việt.
Nếu đối chiếu với nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa thì có thể thấy một điều đáng lưu ý là: tiểu nhóm đối xứng của thành ngữ
có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa có số lượng vượt trội so với tiểu nhóm phi đối xứng; nhưng ngược lại tiểu nhóm đối xứng của thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh lại có số lượng ít hơn hẳn so với tiểu nhóm phi đối xứng. Bởi cấu trúc phi đối xứng mới là cấu trúc đặc trưng của so sánh.