Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc so sánh đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng việt (có đối chiếu với tiếng thái) (Trang 51 - 53)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc so sánh đố

2.3.1. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh đối xứng trong tiếng Việt trong tiếng Việt

2.3.1.1. Khát quát về các thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh đối xứng trong tiếng Việt

Đây là tiểu nhóm có số lượng, tỉ lệ rất nhỏ trong số các thành ngữ có yếu tố “mặt” nói chung và thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh nói riêng. Nó chỉ chiếm 5,26% thành ngữ có yếu tố “mặt”, chiếm 14,70 % thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh.

Tiểu nhóm này có đặc trưng là gồm hai vế đối xứng nhau. Tất cả, các câu đều gồm bốn yếu tố tạo thành hai vế: 2/2.

Ví dụ: mặt hoa da phấn; mặt chai mày đá;…

Đặc trưng thứ hai của tiểu nhóm thành ngữ này là: cũng có tiết tấu hoặc có tính nhịp điệu. Có thể phân biệt như sau:

1) Vần của yếu tố sau trong vế thứ nhất có thể hiệp với vần của yếu tố đầu trong vế thứ hai, ví dụ: mặt hoa da phấn.

2) Cũng xây nhịp đôi để tạo tiết tấu nhấn mạnh, tăng cường: mặt thiếc / chân chì; mặt chai / mày đá;…

3) Mỗi yếu tố trong vế thứ nhất được đặt trong thế đối ứng với các yếu tố trong vế thứ hai về ý nghĩa. Đối xứng về nghĩa là các yếu tố đối nhau thì thường cùng từ loại, biểu thị cùng một phạm trù ngữ nghĩa. Chúng sẽ tạo thành các mô hình đối ứng là AX / BY.

A X B Y

Ví dụ:

mặt chai mày đá

Như vậy mặtmày đều cùng từ loại danh từ, cùng biểu thị phạm trù nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người. Chaiđá là các danh từ cùng biểu thị tính chất cứng rắn.

2.3.1.2. Mô hình cấu tạo của thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh đối xứng trong tiếng Việt

5 câu thành ngữ của tiểu nhóm này đều có một mô hình cấu tạo AB A’B’ (A, A’ là cái được so sánh; B, B’ là cái đem ra để so sánh); ví dụ

mặt sứa gan lim

A B A’ B’

mặt hoa da phấn

A B A’ B’

Các thành ngữ có yếu tố mặt mang cấu trúc so sánh đối xứng chỉ có một mô hình cấu tạo là mô hình thứ 13 trong số các mô hình cấu tạo thành ngữ so sánh. Ở mô hình này, cấu trúc so sánh thiếu cả phương diện đem ra để so sánh của A và B (x và x’) cùng từ biểu thị quan hệ so sánh (y). Tuy nhiên, A và B lại được lặp lại thành A’, B’ để thành ngữ có tính đối xứng cả về ý và lời. Đó là

mặt hoada phấn đối nhau cùng để so sánh bộ phận cơ thể với cái đẹp đẽ, tươi tắn và cùng để biểu thị vẻ xinh đẹp, sáng sủa, tươi trẻ của con người. Sự đối ý này được tạo nên bởi sự đối lời giữa mặt với da, hoa với phấn.

Trường hợp mặt sứagan lim đối nhau cùng để so sánh bộ phận cơ thể người với một đối tượng khác. Ở đây, mặtgan đối theo quan hệ tương đồng;

sứalim lại đối theo quan hệ tương phản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng việt (có đối chiếu với tiếng thái) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)