6. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc so sánh phi đố
xứng trong tiếng Việt
2.3.2.1. Khát quát về các thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc so sánh phi đối xứng trong tiếng Việt
Đây là tiểu nhóm có số lượng trung bình trong số các thành ngữ có yếu tố “mặt” nói chung nhưng có số lượng lớn trong số các thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh nói riêng. Nó chiếm 30,85% thành ngữ có yếu tố “mặt”, chiếm 85,29% thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc so sánh.
Thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh phi đối xứng trong tiếng Việt là tiểu nhóm thành ngữ có các đặc trưng sau:
Đặc trưng thứ nhất là về mặt cấu trúc, đây là tiểu nhóm thành ngữ không có tính đối xứng do được cấu tạo giống những cấu trúc ngữ pháp bình thường.
Chẳng hạn, mặt nặng như chì; trơ như mặt thớt,... là các cấu trúc không có hai vế, không có sự đối xứng cả về lời, về ý.
Đặc trưng thứ hai của tiểu nhóm này là các thành ngữ bắt nguồn từ phép so sánh, với nghĩa biểu trưng. Chẳng hạn, trong thành ngữ mặt sắt đen sì có sự so sánh mặt với sắt về màu đen (mặt như sắt đen sì), nhưng mục đích chính không phải để mô tả sắc mặt, mà để muốn nói đến sự cứng rắn, lạnh lùng hay lì lợm, dữ tướng.
2.3.2.2. Các mô hình cấu tạo của thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh phi đối xứng trong tiếng Việt
Các thành ngữ có yếu tố mặt mang cấu trúc so sánh phi đối xứng thuộc 11 dạng cấu tạo. Số lượng và tỉ lệ câu thành ngữ ở mỗi dạng cấu tạo thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 2.6. Các mô hình cấu tạo của thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh phi đối xứng trong tiếng Việt
Số TT
Dạng cấu tạo
Số
lượng Tỉ lệ Các câu thành ngữ có yếu tố “mặt”
1. AxyBx’ 2 6,90% 1. mặt nặng như đá đeo 2. mặt ngây như ngỗng ỉa
2. AxyB 11 37,94% 1. mặt đỏ như gà chọi 2. mặt đỏ như gấc 3. mặt nặng như chì 4. mặt nhăn như bị 5. mặt vàng như nghệ 6. mặt lạnh như tiền 7. mặt dày như mặt mo 8. mặt trắng bệch như sáp 9. mặt xanh như đít nhái 10. mặt rỗ như tổ ong bầu 11. mặt xanh lét như tàu lá
Số TT
Dạng cấu tạo
Số
lượng Tỉ lệ Các câu thành ngữ có yếu tố “mặt”
3. AyB 1 3,44% 1. mặt như đưa đám
4. AyBx’ 1 3,44% 1. mặt như chàm đổ
5. ABx’ 1 3,44% 1. mặt sắt đen sì
6. AxB 2 6,90% 1. mặt ngay (ngây) cán tàn / mặt ngay (ngây) cán thuổng
2. mặt vuông chữ điền
7. xyB 6 20,72% 1. vục mặt xuống như chó 2. căng như mặt trống 3. trơ như mặt thớt 4. trở mặt như bàn tay
5. mắng như tát nước vào mặt / chửi như tát nước vào mặt
6. nói như đổ mẻ vào mặt
8. xyBx’ 1 3,44% 1. nhăn như mặt hổ phù
9. yBx’
10. yB 1 3,44% 1. như mặt trăng mặt trời
11. xB 1 3,44% 1. trơ mặt thớt
12. AB 2 6,90% 1. mặt trái xoan
2. mặt cối đá
Tổng 29 100%
* Nhận xét chung
- Bảng kết quả khảo sát cho thấy số mô hình cấu tạo của tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh phi đối xứng rất phong phú. Tuy nhiên, so với các dạng cấu tạo của thành ngữ so sánh phi đối xứng nói chung trong tiếng Việt thì ở đây vắng mô hình 9 (yBx’).
- Trong 11 mô hình cấu tạo, thành ngữ có yếu tố “mặt” xuất hiện phổ biến nhất ở dạng 2 (AxyB); tương đối phổ biến ở dạng 7 (xyB). Điều đó cho thấy các thành ngữ so sánh có yếu tố “mặt” chủ yếu xuất hiện ở dạng đầy đủ và dạng tỉnh lược yếu tố A (cái được so sánh).
* Nhận xét về các yếu tố trong cấu trúc so sánh
- Yếu tố A: Điểm đặc biệt đáng lưu ý ở đây là ở tất cả các câu có sự xuất hiện của yếu tố A thì yếu tố đó điều được biểu thị bằng danh từ mặt và đều có cấu tạo là từ đơn. Như vậy, trong 29 câu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh phi đối xứng thì có đến 20 câu có yếu tố A đồng thời cũng là 20 câu yếu tố A thể hiện bằng danh từ mặt.
- Yếu tố x: Trong 29 câu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh phi đối xứng thì có đến 23 câu có yếu tố x. Các yếu tố x này đều thuộc từ loại tính từ hoặc động từ.
Có đến 19/ 23, tức 82,60% yếu tố x thuộc từ loại tính từ. Các tính từ này chủ yếu biểu thị màu sắc (6 trường hợp với 5 từ: đỏ, vàng, trắng bệch, xanh, xanh lét). Ngoài ra là các tính chất khác như nặng, dầy, vuông, căng, trơ, rỗ, lạnh, nhăn, ngây. Có 2 trường hợp rỗ, vuông thuần túy biểu thị hình thức; 1 trường hợp (căng) biểu thị tính chất của một vật hay sự kiện nào đó. Ở 16 trường hợp còn lại, x đều là các tính từ vừa biểu thị hình thức của gương mặt, vừa qua hình thức gương mặt mà biểu thị thể trạng, cảm xúc, tính cách của con người.
Chỉ có 4 trường hợp yếu tố x thuộc từ loại động từ: vục, mắng, nói, trở mặt. Đáng lưu ý là các trường hợp x thuộc từ loại động từ này đều là các thành ngữ có cấu trúc xyB (tức vắng yếu tố A).
Về mặt cấu tạo, có 21/ 23 trường hợp yếu tố x có cấu tạo là từ đơn. Chỉ có 2 trường hợp có cấu tạo là từ ghép (xanh lét, trở mặt).
- Yếu tố y: Số câu có yếu tố y cũng giống như số câu có yếu tố x. Tức cũng có 23 29 câu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh phi đối
xứng có yếu tố y. Và ở tất cả 23 trường hợp này, y đều được biểu thị bằng từ
như. Vậy là, tất cả các trường hợp đều biểu thị quan hệ so sánh ngang bằng. Chỉ có 6 trường hợp tỉnh lược y. Nhưng 6 trường hợp này đều có thể bổ sung từ biểu thị quan hệ so sánh ngang bằng nói trên.
mặt ngay (ngây) cán tàn => mặt ngay (ngây) như cán tàn mặt vuông chữ điền => mặt vuông như chữ điền trơ mặt thớt => trơ như mặt thớt
mặt trái xoan; => mặt như trái xoan mặt cối đá => mặt như cối đá mặt sắt đen sì => mặt như sắt đen sì
- Yếu tố B: Đây là một yếu tố không thể vắng mặt trong tất cả các cấu trúc so sánh. Do vậy, yếu tố B xuất hiện ở cả 29 câu thành ngữ.
Về từ loại, có 26/29 trường hợp B là danh từ, danh ngữ. Ví dụ: đá, ngỗng, gà, gấc, chì, nghệ, bàn tay, trái xoan, cối đá,... Chỉ có 3/29 trường hợp B là động ngữ. Ví dụ: đưa đám; đổ mẻ vào mặt; tát nước vào mặt.
Về cấu tạo 15/29 trường hợp B là từ đơn. Còn lại đều là từ ghép hoặc cụm từ. Đặc biệt, có trường hợp B là đoản ngữ (cụm từ chính phụ) hoặc đẳng lập có đến 4 thành tố như tát nước vào mặt; đổ mẻ vào mặt; mặt trăng mặt trời.
Như vậy, B là thành tố xuất hiện phổ biến nhất, có cấu tạo đa dạng nhất trong số các yếu tố của cấu trúc so sánh ở các thành ngữ có yếu tố “mặt”.
- Yếu tố x’: Chỉ có 5/29 trường hợp có yếu tố x’. Yếu tố biểu thị phương diện đem ra để so sánh của B đều có cấu tạo chủ yếu là từ đơn (đeo, ỉa, đổ, phù), chỉ có 1 trường hợp là từ ghép (đen sì). Có 3 trường hợp là động từ (đeo, ỉa, đổ); 2 trường hợp là tính từ (đen sì, phù).