Giọng tâm tình, tha thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn mã a lềnh (Trang 92 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Giọng tâm tình, tha thiết

“Được sinh ra trên một tảng đá”, “lớn lên trên những tảng đá” (thơ Mã A Lềnh) ở xứ sở của đá, nhà văn họ Mã rất tự hào về cội nguồn quê hương của mình. Nhà văn ấy “đã đi dọc ngang bao nhiêu vùng đất, qua biết bao bầu trời để ngày quay trở lại, vẫn thấy bầu trời nơi mình sinh ra là đẹp nhất, thấy yêu những gì gần

tận cho những câu thơ áng văn của Mã A Lềnh. Viết về quê hương, bút lực của ông lúc nào cũng dồi dào, tươi mới. Những câu chữ tuôn trào từ dòng cảm xúc mạnh mẽ, âm vang giọng tâm tình, tha thiết.

Từ điểm nhìn không gian và thời gian, Mã A Lềnh đã liệt kê tất cả những vẻ đẹp bình dị và quyến rũ nhất của làng mình trong truyện ngắn cùng tên. Mở đầu là tiếng reo hân hoan: “Đến đấy, ai cũng ngước lên nhìn phía lưng núi có những mái nhà bé xíu như những cái tổ chim treo lơ lửng, lòng thầm reo: Làng mình kìa! Và không ai bảo ai, dường như đã thành lệ tục: Vục đầu xuống dòng nước… Chẳng ai nói ra điều ấy, nhưng ai cũng làm như thế!” [27, tr2]. Tất cả những gì thân thuộc nhất như đang hiện ra qua từng ánh nhìn. Đó là cái nhìn ngước lên cao và từ khoảng cách xa để thấy được những nếp nhà nhỏ bé, nằm lưng chừng núi. Đó là cái cúi mình thật thấp để chạm vào làn nước thanh mát của làng mình à là cảm nhận của người trong cuộc khi chia sẻ cảm giác vừa khoan khoái vừa xúc động khi cảm nhận sự diệu kì của suối làng. Đó không phải là cái nhìn linh thiêng hóa mà là sự chiêm nghiệm từ chiều sâu của lòng yêu và niềm tự hào: “Quả là như thế! Không ở đâu, không thể ở đâu có con suối đẹp như dòng suối làng mình! Không thể ở đâu có dòng suối mát trong như dòng suối làng mình! Ai cũng sẽ nói như thế về dòng suối làng mình!” [27, tr3]. Điệp ngữ “không thể ở đâu” lặp lại hai lần cùng lời văn mượt mà cảm xúc đã khẳng định một quy luật: trong tâm thức của mỗi người - quê hương nơi họ gắn bó yêu thương là đẹp nhất. Từ cái nhìn bao quát không gian đến cái nhìn soi rọi vào chiều sâu lịch sử văn hóa, vẻ đẹp của quê hương càng tỏa sáng: “Làng mình có biết bao nhiêu chuyện. Kể chuyện làng mình mãi không hết… Chuyện làng mình có trong những bài khèn réo rắt từ một bài gốc tỏa ra 36 bài, phát lên 360 bài, nối tiếp 3600 bài. Tiếng khèn vọng vào vách núi, thuốn vào lòng đất, dội vào ngọn cây, trầm bổng lên chín tầng mây…” [27, tr9]. Những câu chuyện về làng mạc quê hương tuy giản dị lắm nhưng có kể cũng chẳng khi nào hết. Bởi vì: “Hai tiếng làng mình như tiếng chuông ngân mãi trong tâm khảm làm cho mình muốn cống hiến nhiều hơn, và đôn hậu, bao dung như chính mảnh đất mà mình sinh ra” [27, tr9-10]. Nếu không có một cái nhìn tha thiết và đắm say thì không thể có những dòng văn trữ tình đằm thắm về quê hương đến thế: “Quê tôi có những trái núi dựng đứng và chạy dọc cùng một hướng đông.

Quê tôi có hai nguồn suối trong chập lại thành một con suối lớn tung thác trắng xuôi về thị xã tỉnh lỵ. (…) Quê tôi có những tràn ruộng bậc thang bao quanh các triền núi… Quê tôi có những thảm cỏ tre xanh mướt, thảm cỏ tranh sóng vàng…” [31, tr6]. Điệp ngữ “quê tôi có” láy đi láy lại liệt kê vẻ đẹp phong phú của quê hương. Đó là vẻ đẹp hùng vĩ của núi non trùng điệp, suối nguồn trong mát; vẻ đẹp nên thơ của những tràn ruộng bậc thang và thảm cỏ tre xanh rì.

Dưới góc nhìn của nhà văn, cảnh sắc của quê hương hiện ra mộc mạc mà gần gũi: “Đó chính là cái khí thiêng của dòng suối trong, của những trái núi cao ngất, của dải mây là đà, của làn gió phóng khoáng, của tràn ruộng bậc thang xếp chồng chồng lớp lớp, của những tảng đá bám lửng lơ chỉ trực đổ lăn, của rừng cây và trảng cỏ gianh vàng mượt mỗi buổi bình minh rọi tới” [27, tr 4]. Đoạn văn như lời thủ thỉ tâm tình vang vọng từ miền ký ức. Từng chi tiết cảnh vật sinh động được chắt lọc qua lăng kính của nỗi yêu thương đằm sâu. Và mỗi chi tiết của cảnh còn mang trong nó một phần linh hồn của quê hương.

Nhà văn ấy từ tốn kể và tả về quê hương mình với hình ảnh của ruộng nương sau mùa gặt gợi nhớ thương bởi thứ “hương mật ong đồng ruộng”: “Ngay sau mùa gặt, tuy thời tiết vùng núi se se lạnh, nhưng những nắm rơm trải la liệt trên những tràn ruộng bậc thang tỏa hương thơm ngòn ngọt, ngai ngái” [56, tr22]. Hình ảnh của hội giuốc cá tưng bừng ở làng Mường Tiên đầy sắc màu và thanh âm: “Đúng ngày hẹn, người lớn, trẻ con cả làng đổ ra khúc suối đã định, mỗi người ôm một bó dây hoặc cỏ giuốc cá, tay cầm vợt, giỏ đến. (…) Chủ hội hô một tiếng: Đập! Những tiếng đập thuốc giuốc chan chát, lộp cộp vang âm một khúc suối dài. Người thì dùng chày gỗ, người thì dùng đá đập những chuỗi dây, những bó cỏ cho giập nát, vừa đập vừa nhúng xuống nước cho đến khi mặt suối sủi ngầu bọt trắng là nước đã nhiễm độc. Lúc đó ai nấy thi nhau nhào xuống nước bắt cá”

[56, tr 623]. Tái hiện hội giuốc cá, nhà văn ca ngợi tinh thần yêu lao động, tinh thần đoàn kết của những con người vùng cao. Những câu văn giản dị mà lâng lâng cảm xúc tự hào, náo nức.

Không chỉ tự hào và ngợi ca về làng quê; Mã A Lềnh còn dành tình cảm yêu quý và trân trọng những “người đồng mình”. Đặc biệt, ông dành niềm cảm thương cho những đứa trẻ mồ côi. Cậu bé Thồng - biệt danh “thằng hổ giẫm” hiện

lên qua lời giới thiệu ngắn gọn: “Mồ côi cả cha lẫn mẹ, nó sống vất vưởng ở nhà ông chú. Bà thím vợ hai tính tình nanh ác, nên trông người nó lúc nào cũng tả tơi như ngọn cỏ sau cơn mưa đá” [31, tr313]. Còn Vênh, qua lời giới thiệu cũng có hoàn cảnh thật tội nghiệp: “Cha mẹ mất sớm, nó không có anh em ruột thịt. (…). Thương tình nó sống vất vưởng mỗi nhà trong họ một vài tuần, một vài tháng, ông bác tôi đón về nuôi” [25, tr51]. Phía sau lời kể khách quan về những đứa trẻ côi cút ẩn chứa sự ngậm ngùi xót thương. Tình cảm ấy xuất phát từ sự đồng cảm vì đồng cảnh: Mã A Lềnh sớm mồ côi mẹ nên ông thấu hiểu tâm tình của những đứa trẻ thiếu thốn tình thương của cha và mẹ.

Giọng văn tâm tình ngợi ca của Mã A Lềnh còn biểu hiện qua những dòng văn miêu tả đôi tay khéo léo của những người phụ nữ Mông. Đôi tay thoăn thoắt làm những chiếc bánh dày chuẩn bị cho ngày Tết trong truyện Bánh dày ngày Tết, đôi tay khéo léo tước những sợi màng “như múa” trong truyện Đêm tước màng. Đôi tay nhẫn nại, chịu thương chịu khó làm ra “Những nong cốm xanh tươi, óng ánh như muôn ngàn sao” [56, tr265] trong Mùa cốm mới.v..v.

Từ đây, có thể thấy giọng tâm tình tha thiết trong tác phẩm của Mã A Lềnh có nhiều cung bậc khác nhau: khi yêu mến tự hào, khi ngậm ngùi xót xa, khi ngưỡng mộ trìu mến. Dù ở cung bậc nào, nó cũng nói lên tấm lòng của nhà văn đối với quê hương xứ sở, với bao điều thân thương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn mã a lềnh (Trang 92 - 95)