Giọng điệu nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn mã a lềnh (Trang 87 - 88)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Giọng điệu nghệ thuật

Giọng điệu là một trong những yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Nó là “Thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng thể hiện trong lời văn nghệ thuật” [12, tr134]. Mỗi nhà văn có phong cách đều có một giọng điệu chủ đạo - giọng điệu “trời phú” làm nên bản sắc riêng. Như vậy, giọng điệu chính là một trong những “chìa khoá” quan trọng để giải mã bức thông điệp thẩm mĩ của nhà văn.

Trong văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, có một số cây bút tạo được ấn tượng bởi giọng điệu riêng. Tác phẩm của nhà văn Vi Hồng sở hữu giọng điệu mỉa mai, căm giận; tha thiết yêu thương và đậm chất triết lý. Đọc văn của ông, người ta ấn tượng bởi “Cái mộc mạc, chân chất của người miền núi, cái hóm hỉnh của văn học dân gian, cái xót thương của cổ tích… Bản chất dân tộc Tày trong Vi Hồng khiến ông thể hiện rõ ràng hai cảm hứng: ngợi ca, phê phán”[48]. Cao Duy Sơn cây bút giàu nội lực với tâm niệm: “Viết là một cuộc viễn du về với cội nguồn” luôn thể hiện giọng điệu ngợi ca tự hào xen với xót xa thương cảm trên những trang văn. Đến với thế giới nghệ thuật của Cao Duy Sơn, người ta sẽ bị thu hút bởi: “Ngôn ngữ và giọng điệu văn chương của Cao Duy Sơn mang đặc trưng người vùng mình vừa giàu chất trữ tình, chất thơ vừa mộc mạc, chân chất

Nhà văn Mã A Lềnh thuộc số ít những tác giả giữ được giọng điệu, bản sắc dân tộc mình trong từng trang sách. Sáng tác của ông hấp dẫn, khiến người ta khó quên bởi “thứ văn phong như có rượu”. Văn phong ấy đã tạo nên giọng điệu mang màu sắc riêng phản ánh cá tính và tâm hồn của người viết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn mã a lềnh (Trang 87 - 88)