Hành trình sáng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn mã a lềnh (Trang 32 - 42)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Hành trình sáng tác

Nhà văn Mã A Lềnh, ngoài tên thường gọi còn có một số bút danh khác như: Thạch Mã, Thạch Sơn, Linh Lâm. Tất cả các bút danh đó đều nói lên tình yêu và sự gắn bó của ông với mảnh đất quê hương, xứ sở. Với chặng đường sáng tác văn học gần một nửa thế kỷ, Mã A Lềnh là nhà văn dân tộc thiểu số sở hữu một số lượng tác phẩm đáng kể, gồm hơn ba mươi đầu sách. Sáng tác của ông đa dạng về thể loại: bút ký, truyện ngắn, thơ, tiểu luận phê bình… Bút ký: Cột mốc giữa dòng sông (1984), Cao nguyên trắng & Có một con đường (1996), Nhọc nhoài với ký

(2000), Rong ruổi vùng cao (2003), Chộn rộn đường xuân (2005). Truyện ngắn:

Chuyện bây giờ mới kể (1996), Dấu chân trên đường (1996), Rừng xanh (1997),

Thằng bé củ mài (2000), Nàng Gua và chàng Sóc & Chuyện xưa ở Mường Tiên

(2001), Dòng suối dân ca (2015). Thơ: Bên suối Nậm Mơ (1995), Mã A Lềnh thơ

(2002). Tản luận: Tần ngần trước văn chương (1999)…

Ngoài những sáng tác trên, Mã A Lềnh còn chứng tỏ được sự đa tài của mình qua việc viết kịch bản văn học. Ông có một số kịch bản mang đậm tính hiện thực, tính dân tộc và tính thời sự đã được sử dụng khá thường xuyên trên phương tiện truyền thanh và thông tin của tỉnh như: Cái bướu cuộc đời, Nhận rừng, Muối

Hung thần không hình bóng viết cho các em thiếu nhi dân tộc thiểu số. Gần nhất, ông viết kịch bản và trực tiếp cố vấn cho một bộ phim tài liệu nhiều tập về Tây Bắc có tên Huyền tích HMông do NSƯT Vi Hòa làm đạo diễn.

Say mê lao động cống hiến, Mã A Lềnh đã đạt được không ít thành công trên con đường công danh. Bên cạnh đó, ông còn nỗ lực theo đuổi con đường văn chương nhiều nhọc nhằn. Để tác phẩm đi vào tâm thức của người đọc, tự nó phải tỏa sáng bằng giá trị thật chứ không phải bằng bất cứ sự ưu tiên nào. Sau bài thơ đầu tay ra đời năm 1964 trên đường đi công tác qua huyện Si Ma Cai, Mã A Lềnh lại tiếp tục thử bút với văn chương bởi một sự tình cờ khác. Ông kể: “Một đêm coi trường dịp Tết, các thầy cô giáo miền xuôi và học trò về cả. Chỉ còn mình với con chó vàng trông đống ngô, thóc của xã để nuôi học sinh bán nội trú. Bỗng con chó sủa ré lên. Ma hay trộm? Mở cửa ra, chỉ thấy màn đêm đen đặc. Con chó ăn quát, liền chui vào nằm im thin thít. Còn mình, không ngủ được, vực dậy, vặn đèn cho sáng rồi lấy giấy bút ra” [56, tr1230]. Truyện Thầy giáo bản Chư Lin ra đời ngay đêm đó với cốt truyện đơn giản kể về một thầy giáo đến công tác ở một ngôi trường bị bão gió làm đổ xiêu vẹo. Mã A Lềnh kể chuyện viết văn của mình theo cách thật giản dị: “Thế là thành nhà văn bất đắc dĩ từ đấy! Những bài thơ, bài ký về dân tộc mình, về xứ sở Mường Tiên được gửi đi và trở về là những trang báo sực nức mùi giấy mực, ở dưới có tên mình…”. [56, tr1230]

Từ chỗ là hội viên của Hội VHNT tỉnh Lào Cai, sau mười năm, ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam và giữ nhiều trọng trách công tác khác. Tất cả, khởi nguồn từ một đêm mất ngủ ở xứ Mường Tiên. Con đường văn chương còn đưa ông tới trường Viết văn Nguyễn Du và xa hơn nữa là Học viện Văn học Mac-xim Go-rơ-ki trên đất nước Nga tươi đẹp với truyền thống lịch sử hào hùng. Sau này, ông còn là khách mời danh dự trong nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm về văn học dân tộc thiểu số và miền núi. Với sự nghiệp văn học phong phú, Mã A Lềnh còn là chủ nhân của nhiều giải thưởng và tặng thưởng như: Tặng thưởng của Hội Nhà văn và Ủy ban Dân tộc Trung ương, giải thưởng của Ủy ban liên hiệp Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, giải thưởng Phan-xi-păng, giải thưởng của Hội VHNT các DTTS Việt Nam… Thành công và danh tiếng ấy là kết quả của sự nỗ lực và trách nhiệm của một người cầm bút cần mẫn. Cần cù chịu khó, khiêm tốn học hỏi đã làm nên tính cách của nhà văn Mã A Lềnh. Đến với văn chương, ông không chỉ

viết theo kiểu kể lại những gì mình chứng kiến mà tích cực học hỏi và rèn giũa ngòi bút. Ông học cách viết hào hoa, khoáng đạt của Ma Văn Kháng; học lối hành văn cụ thể, sinh động của nhà văn người Tày Hoàng Hạc. Công tác biên tập tiếp xúc với hàng nghìn bản thảo còn giúp ông có thêm sự tỉ mỉ, tinh tế trong cảm thụ và đánh giá văn học. Để rồi, tất cả đã góp phần hình thành nên một văn phong Mã A Lềnh với sự nồng nàn, tha thiết, bay bổng, pha chút huyền thoại khói sương.

Mã A Lềnh bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình bằng những vần thơ và truyện ngắn giản dị. Tuy nhiên, tác phẩm đầu tay xuất bản thành sách của ông lại là một tập truyện ký giàu chất suy tưởng và trữ tình: Cột mốc giữa dòng sông

(1984). Trước hết, tập truyện ký là bức tranh toàn cảnh về lòng căm thù và công cuộc chiến đấu của những người dân miền núi với quân Trung Quốc bành trướng. Trong tác phẩm, Mã A Lềnh đã khắc họa biết bao nhiêu con người với thân phận khác nhau nhưng đều gặp gỡ ở một điểm chung, đó là tấm lòng ngay thẳng, nhân hậu, kiên trung. Họ thà chết trên đất tổ tiên chứ nhất quyết không đội trời chung với kẻ thù. Bởi vậy, người mẹ trẻ dân tộc Giáy mới đủ can đảm cùng đứa con làm một “cột mốc sống” giữa dòng sông chảy xiết. Ông già Lầu người Mông liều mình bảo vệ, che chở cho cán bộ cách mạng Ninh. Tấm lòng thủy chung, ân nghĩa với đất nước và cách mạng của ông mãi mãi như “sắc chàm xanh trên tấm áo” không thể phai mờ. Những con người không chỉ có tấm lòng son sắt với cách mạng, yêu tổ quốc mà còn sống rất nghĩa tình. Nhờ được anh bộ đội cứu giúp và dân làng cưu mang mà bé Vui - em bé người Dao trong truyện cùng tên đã có một tương lai tươi sáng. Không ít trang văn của tập bút ký mang âm hưởng hào hùng như trong

Âm vang cối ngàn ca ngợi ý chí chiến đấu quật cường của cả một dân tộc: “Tiếng

cối ngàn thanh thản gióng nhịp chọi với tiếng súng tức tối nổ trộm của giặc ở bên kia biên giới” [56, tr178]. Và có những trang văn vừa lãng mạn vừa xót xa căm hờn trong Về chợ thành phố của ta: “Chợ đông lắm! Đủ các dân tộc và các đặc sản của quê hương” và “hoa đào hồng cả một thành phố núi”. Vậy mà, giữa lúc chợ Tết đang vui thì quân thù ập đến quấy phá. Đến khi, chúng rút chạy thì chợ bỗng tan hoang. Về chợ thành phố của ta mang theo ước vọng tha thiết của nhà văn họ Mã đã góp phần không nhỏ để tập truyện ký Cột mốc giữa dòng sông in một dấu son trong lòng người đọc.

Từ đây, Mã A Lềnh tiếp tục miệt mài sáng tác cùng thể loại bút ký. Sở dĩ, ông chọn bút ký vì đây là thể loại trung gian giữa ký sự và tùy bút nên có nhiều ưu điểm. Nhà văn vừa có thể ghi lại cảnh vật và những gì mắt thấy tai nghe trong các chuyến đi. Đồng thời, còn có thể tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, sinh động và thể hiện những cảm nghĩ của cá nhân. Đến bút ký Cao nguyên

trắng (1984), tên tuổi của Mã A Lềnh đã được khẳng định với một vị thế vững

chắc hơn trong văn học Mông hiện đại. Những trang viết đã dẫn người đọc thâm nhập, khám phá khá sâu vào miền quê núi đầy hấp dẫn. Từ những suy nghĩ khi trời đất giao mùa ở vùng quê đến nỗi niềm của người dân vùng cao với sự đổi thay của một bản người Mông chênh vênh, heo hút lưng chừng núi. Từ cái ngỡ ngàng về một xóm Hoàng Liên đến nét hoa văn còn nguyên bản sắc dân tộc trên váy áo người xuống chợ. Từ sự nảy nở, sinh sôi của một vùng đất đến cái rạo rực của người trở về làm ăn, gây dựng ở nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tất cả được viết ra bằng một giọng văn vừa chân thực giản dị lại đầy háo hức, hân hoan.

Say mê, miệt mài với bút ký bao nhiêu thì nhà văn Mã A Lềnh càng thấu hiểu cái khó khi viết ký bấy nhiêu. Điều này đã được ông ghi lại trong: Nhọc

nhằn với ký (2000) như là sự chia sẻ nỗi niềm của bản thân trên hành trình chữ

nghĩa. Nhà văn ấy, đôi khi vẫn nhắc đến cái mặc cảm: “dường như mình chỉ là chiếc lá, ngọn cỏ nhỏ nhoi, giọt sương đang rơi, tan; luôn thấy mình không đủ kiến thức văn hóa cuộc sống để làm văn chương” [60, tr1213 - 1214]. Càng suy ngẫm, ông càng thấy mình cần phải cần mẫn, cố gắng nhiều hơn nữa, bởi vì: “để viết về núi phải sống thật với núi, đắm mình với rừng”. Ông tiếp tục đi thực tế, để rồi cho ra đời những bút ký đặc sắc về hiện thực cuộc sống và con người miền núi.

Nếu Rong ruổi vùng cao (2003) gợi lại những vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi

rừng mà thiên nhiên ban tặng thì Chộn rộn đường xuân (2005) ghi lại cảnh sắc và tâm trạng náo nức của lòng người khi xuân về trên từng ngả đường, từng bản làng. Sức hấp dẫn của bút ký Mã A Lềnh là vẻ tươi rói của cuộc sống, sự cập nhật tức thời hiện thực và chất văn vừa bay bổng vừa thâm trầm.

Trong gia tài văn học của nhà văn Mã A Lềnh, thơ ca chiếm một số lượng khá khiêm tốn so với các thể loại còn lại. Đến nay, ông xuất bản ba tập thơ: Bên

suối Nậm Mơ (1995), Mã A Lềnh Thơ (2002), Tình ca đá núi (2005). Nhà thơ

những gì gần gũi: “Tôi chỉ làm thơ dễ đọc, dễ hiểu, bình dị như tiếng nói thường ngày. Đó là thơ dân dã. Không cách tân, chẳng cần làm duyên làm dáng. Cứ chân thật như mình” [52, tr1839]. Mã A Lềnh chỉ bộc bạch một cách khiêm tốn là vậy. Nhưng thơ ông ngoài cái mộc mạc chân chất, còn là sự tinh tế và sâu sắc. Tập thơ đầu tiên với nhan đề thơ mộng, nhưng ẩn chứa bên trong bao nhiêu suy tư, trăn trở về cuộc sống và con người miền núi. Những bài thơ như những nét vẽ về sự thay đổi, phát triển của mảnh đất Tây Bắc. Trong cái ồn ào, biến đổi ấy lại có những cái lặng im, đóng lại, mất đi đã được ngòi bút Mã A Lềnh lặng lẽ ghi lại: “Thị xã chúng mình đã khác xưa xa/ Nhưng mái nhà thờ vẫn im lìm trong dĩ vãng”(Nhớ bạn). Cùng với sự đổi khác của bộ mặt phố xá, đời sống của con người với sự phân hóa giàu - nghèo càng rõ nét. Hình ảnh của ông lão bên quán vắng cô quạnh trong khói bụi chiều tà tương phản với hình ảnh “Vài chiếc xe bóng lộn/ Đi “ăn khuya” về muộn” cho thấy một hiện thực đã và đang diễn ra. Không ít bài thơ của

Bên suối Nậm Mơ ngổn ngang những cảm xúc: hững hờ, sững sờ, bần thần, nôn

nao, vẩn vơ, não nùng... Khi nhận ra bao sự đổi thay và biến mất, chính nhà thơ cũng buồn bã cất lên: “Tri âm giờ tìm lại/ Chẳng còn thấy nữa rồi” (Điệp khúc

không lời) và “Niềm vui thật hiếm hoi/ Còn thì toàn cay đắng” (Mùa xuân đã qua

rồi). Những vần thơ nặng trĩu suy tư ấy, cho thấy một tâm hồn không chỉ nhạy cảm mà còn tha thiết muốn gìn giữ những giá trị truyền thống. Từ tập thơ đầu tiên đến tập thơ thứ hai, chất suy tưởng và triết lý trong thơ Mã A Lềnh ngày càng gia tăng. Nhà thơ khai thác những đề tài gần gũi, nhưng lại gửi gắm trong đó quan niệm nhân sinh và sáng tạo nghệ thuật. Trong bài thơ Đức Mẹ viết năm 1999, Mã A Lềnh khẳng định nghiệp văn đến với ông như là định mệnh: “Khi có mặt trên đời/ Biết rằng trời cho làm kẻ văn nhân của rừng hoang/ Tôi bật khóc tìm Đức Mẹ của riêng tôi”. “Đức Mẹ” mà ông nói đến chính là lý tưởng sáng tạo cao đẹp của người cầm bút. Để rồi, suốt chặng hành trình chữ nghĩa nhọc nhằn, Mã A Lềnh đã thấm thía và đúc rút ra bao quy luật của nghệ thuật. Ông nhận ra khả năng diễn tả những tinh tế, mơ hồ của thơ ca: “Thơ không cân, bởi không gì cân được/ Sợi tơ nối hai đầu mong manh quá đỗi”(Không đề). Ông ví việc làm thơ như người miền núi đi săn với hành trang duy nhất đem vào thơ chính là cái tình - cảm xúc và sự rung động của người cầm bút: “Ta đi săn/ Chỉ mang theo tình yêu chân thành”. Nhà thơ còn chỉ ra: văn chương là hoạt động sáng tạo mang tính cá nhân, khởi đầu

từ cái “tôi” của người nghệ sĩ: “Và tôi lại tìm mình/ Trong khắp cõi nhân

gian”(Tìm mình). Tiếp tục bền bỉ trên con đường sáng tác với nhiều chông gai,

cây bút ấy luôn tự dặn mình phải vững vàng, an nhiên: “Miệng nghêu ngao một khúc tự ca”. Đến tập thơ Tình ca đá núi (giải C Hội Văn học nghệ thuật toàn quốc, 2015), độc giả càng mến mộ chất thơ đằm thắm và đa dạng về giọng điệu. Gần 60 bài thơ trong Tình ca đá núi là ngần ấy khúc ca của một người con sinh ra từ đá, sống gắn bó với đá và mai này “đều về với đá”. Lời thơ khi ào ạt như suối reo, thác đổ; khi sâu lắng, thở than day dứt; khi trăn trở đầy nghĩ suy. Đề tài trong các bài thơ của Tình ca đá núi tuy quen thuộc nhưng không nhàm chán. Chẳng hạn, viết về hạnh phúc, theo Mã A Lềnh: hạnh phúc là những điều bình dị, trong đó có tình yêu đơm hoa kết trái và tình cảm thiêng liêng ấy không bao giờ có giới hạn: “Chỉ có trái tim/ Khi có thần Ái Tình ngự trị/ Là không giới, không biên, vô bến, vô bờ” (Trái tim không biên giới). Bên cạnh đó, có những câu thơ mang tính chất tự bạch, chiêm nghiệm về hành trình sống và sáng tạo. Mã A Lềnh tự ví mình là người hành khất lang thang khắp thế gian kiếm tìm nguồn sáng tạo. Ông hiểu ngòi bút của mình đã được tôi luyện bởi những gì. Đối với ông, mảnh đất quê hương - xứ sở của đá vừa là nơi khởi nguồn vừa là mạch nguồn nuôi dưỡng hồn thơ: “Nước mắt đá/ Đọng khô/ Kết nhũ…/… Trái tim đá/ nhiều khi nát tan/ Và mỉm cười/ đá hát/ Nghêu ngao một khúc dân ca/ Tỉa tót một điệu khèn…” (Tình ca

đá núi). Vì vậy, có thể nói Tình ca đá núi không chỉ là khúc ca tâm tình xen lẫn

suy tư mà còn là sự tri ân, lòng tự hào về quê hương.

Từ truyện ngắn đầu tay Thầy giáo bản Chư Lin khi Mã A Lềnh còn là một thầy giáo, đến tập truyện đầu tiên: Chuyện bây giờ mới kể (1996) của ông là một hành trình dài khoảng 20 năm. Tập truyện gồm 9 truyện ngắn như vẽ ra một bức tranh đa sắc về cuộc sống và con người miền núi. Ông đề cập tới khát vọng được đi xa và khao khát khám phá của thế hệ trẻ trong Cổ tích làng mình; sự đổi thay tàn khốc của cảnh sống khiến con người lạc lõng bơ vơ trong Đi chợ phố. Ông phê phán hủ tục lạc hậu và niềm tin mù quáng trong truyện: Con ma chài

Chuột cống… Mỗi truyện ngắn, bắt nguồn từ chất liệu hiện thực, được kể với

giọng kể nhẩn nha nhưng bao giờ cũng đọng lại cái day dứt, trăn trở. Tiếp đó, tập truyện Rừng xanh (1997) tiếp tục mảng đề tài về đời sống và con người vùng cao. Ở tập truyện này, bút pháp của nhà văn có sự mở rộng hơn: kết hợp giữa chất hiện

thực và kì ảo. Ngòi bút tác giả hướng vào khắc họa những gì thân quen, đang có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn mã a lềnh (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)