Những tập quán nếp sống trong sinh hoạt đời thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn mã a lềnh (Trang 61 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Những tập quán nếp sống trong sinh hoạt đời thường

Khác với những trang văn của nhà văn Tô Hoài viết về mảnh đất cực Tây tổ quốc bằng cái nhìn của người miền xuôi, Mã A Lềnh viết bằng cái nhìn của người trong cuộc. Sống và trải nghiệm nên ông hiểu tường tận từng nếp sinh hoạt và phong tục tập quán của dân tộc mình. Một phần đời sống vật chất và tinh thần của người Mông đã được tái hiện trong các truyện ngắn ở các tập truyện như Làng

mình, Chuyện xưa ở Mường Tiên

Những nếp sinh hoạt bình dị, thân thuộc được nhà văn Mã A Lềnh kể bằng giọng văn trầm ấm, tươi vui. Ruộng nương sau mùa gặt bỗng trở thành sân chơi của đám trẻ. Chúng rủ nhau bày nhiều trò chơi. Trò chơi của những đứa trẻ vùng cao tuy giản đơn mà không kém phần sôi động. Ngòi bút Mã A Lềnh đã ghi lại thời khắc ấy trong truyện Kho báu trên thành ruộng một cách sinh động: “Bọn trẻ thì tha hồ nô đùa và chơi những trò chơi do chúng sáng tạo ra. Nào đi cà kheo. Nào trò húc nhau. Nào thi nhảy xa; từ trên một bậc ruộng cao nhảy soạt xuống đống rơm dày. Rồi trò đi trốn tìm…” [56, tr612]. Thú nhất có lẽ phải kể tới trò “Đi trốn đi tìm”. Người chủ trò xòe rộng bàn tay để mỗi người tham gia cuộc chơi thò ngón tay cái vào. “Người chủ trò lần lượt chỉ vào từng ngón tay hỏi: “Người này đi đâu?” [56, tr22]. Mỗi người sẽ trả lời một hoạt động nào đó mà tùy theo ý thích. Hết lượt, chủ trò nói: “Trông chó cho tôi vào nhà” rồi bất ngờ nắm tay lại. Ai không kịp rút ngón tay ra thì sẽ chịu bịt mắt, rồi sau đó đi tìm những người đã trốn nấp. Xét về hình thức, trò “Đi trốn đi tìm” cũng tương tự như trò chơi “Trốn tìm

của trẻ con vùng xuôi. Qua những câu đáp như “Đi làm cỏ ngô”, “Đi lấy rau lợn”, “Đi thăm ruộng” đã nhắc nhở cho đám trẻ các hoạt động của nhà nông. Thích thú hơn, khi đã chán chơi trò “trốn tìm”, chúng lại “tạo” ra những túp lều hình nấm và chui vào đó tận hưởng cảm giác êm ái và hương thơm ngọt ngào của rơm rạ. Sự tiếp xúc ấy, phần nào sẽ gieo vào lòng những đứa trẻ tình yêu đối với mảnh đất quê hương.

Một sinh hoạt lao động thú vị khác được tái hiện qua cái nhìn tò mò và háo hức của cậu bé Mê Tu trong Đêm tước màng. Mùa tước màng tới, những phụ nữ đảm nhận việc tước màng “làm việc bằng những đôi cánh tay như múa”. Bởi đó không đơn giản là một tác bình thường mà đòi hỏi sự khéo léo và chuẩn xác: “Mỗi cây màng được ước lượng khoảng cách, rồi chia đều sợi, luồn ngón tay trỏ vào, tuốt xuôi, sao cho sợi màng chạy đúng trên móng tay, nếu trật, là sợi màng có thể sẽ làm đứt thịt da ngón tay. Tuốt xuôi xong mới tuốt ngược. Những sợi màng được nắm thành từng đon trông tựa búp bê mặc váy vậy” [56, tr107]. Những đêm tước màng, cả gia đình quây quần bên nhau trò chuyện thật vui vẻ. Và những câu chuyện dân gian được kể trong nỗi háo hức hồi hộp của Mê Tu. Đó là câu chuyện về tiếng khèn của chàng Tồng Flay được làm từ lõi màng với giai điệu trầm bổng réo rắt làm say đắm chim chóc, ong bướm. Đó còn là câu chuyện kết thúc có hậu của mối tình đẹp giữa cô út và chàng Si Nang trong lốt rắn và chuyện về hạt giống cây màng từ nhà Trời đã được đem xuống thế gian như thế nào. Truyện kể nào cũng hấp dẫn với những chi tiết vừa thực vừa ảo. Vậy nên, những đứa trẻ như Mê Tu mới luôn háo hức được sống trong không khí của những đêm tước màng. Đó không còn là một sinh hoạt lao động đơn thuần mà là một sinh hoạt văn hóa: “Là những đêm cổ tích, huyền thoại, là những đêm tục ngữ, câu đố và vô vàn chuyện thật lẫn chuyện hoang đường đưa Mê Tu chìm lắng vào giấc ngủ cùng với hương màng thoang thoảng hăng hắc” [56, tr109 - 110]. Rồi đây, ký ức non thơ của cậu bé ấy còn đọng lại mãi những dư âm đẹp đẽ. Qua Đêm tước màng, Mã A Lềnh khéo léo dựng lại cái không khí huyền diệu của cổ tích và thần thoại. Từ đó, ông bày tỏ niềm tự hào về nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Y Phương - nhà thơ dân tộc Tày, cũng từng nói về điều ấy trong những câu thơ đầy tính biểu tượng: “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát” [42, tr72]. Cả Mã A Lềnh và Y Phương đều gặp nhau ở suy nghĩ: những nét văn hóa, những phong tục

đẹp được sinh ra từ chính những sinh hoạt lao động và trái tim nhạy cảm, tài hoa của con người.

Đến với truyện ngắn của Mã A Lềnh, ta mới cảm nhận được hết đời sống thường nhật của con người vùng cao. Trong đó, một thói quen, đồng thời cũng là phong tục được những người già nhắn nhủ cho lớp trẻ: “Người HMông mình ấy mà, lúc nào cũng phải có con dao bên sườn đấy nhé!” [22, tr42]. Đối với người miền xuôi, con dao là dụng cụ lao động, vật phòng thân trong một số hoàn cảnh. Nhưng đối với người Mông, con dao là vật thiêng có tác dụng trừ tà ma. Bởi trong quan niệm của họ: “… tất cả… đều có linh hồn thiêng với nghĩa đều là thực thể sống mà mắt người trần không thể nhìn được, nhưng luôn cảm và mơ thấy” [56, tr494]. Vì vậy, đi đâu họ cũng đem theo con dao bên mình để được bảo vệ khỏi sự quấy nhiễu của ma quỷ. Đó là lý do vì sao con dao được trang trí đẹp như một tác phẩm nghệ thuật và được giữ gìn cẩn thận: “Con dao người HMông, như một báu vật, luôn được trang trí cầu kỳ ngoài bao, trên cán, lại còn khắc hình ba con sông lên bề mặt, và không ai vô ý để gỉ bao giờ” [22, tr42].

Phần lớn thời gian của người Mông gắn liền với nương rẫy. Hết mùa thu hoạch này lại tiếp tục mùa gieo trồng mới. Được mùa thì yên vui, nhưng mất mùa lại là nỗi lo rất lớn. Bọn trẻ con thì vô tư, hồn nhiên chăn trâu, tắm suối, hái ăn “Những quả ngõa to tròn chín đỏ, vị ngọt và thơm lừng” [56, tr117]. Người lớn tìm mọi cách xoay sở chống đói. Hình ảnh nồi cơm gạo độn lá ngõa, những chiếc bánh xèo làm từ mạch ba góc “vàng đuộm” mà “đắng quá” hẳn chỉ thấy ở vùng núi cao. Còn chiếc bánh pa giữa ngày đói không chỉ thơm ngon bởi hương vị của chính nó mà còn bởi được làm ra bởi bàn tay khéo léo, chăm chút của người mẹ: “Nhậu bột xong, mẹ nặn từng chiếc rỗng như cái cối giã tay, rồi xếp úp vào chõ hấp. Khi mở chõ ra, mùi hương tỏa ngát khắp nhà” [56, tr118]. Cầm chiếc bánh trên tay, đứa trẻ nào chẳng vừa biết ơn vừa thích thú, đâu riêng gì cậu bé Mê Tu: “Bánh pa ngon lắm. Thích nhất là mẹ dành riêng cho Mê Tu những chiếc hình sừng dê, con cá, mặt trăng khuyết. Chả thế mà mẹ và bác gái chỉ làm bánh khi nhà có việc đình đám, và bao giờ cũng đem chia khắp cả làng” [56, tr 118]. Những chiếc bánh không chỉ đem lại nụ cười hạnh phúc mà nó còn đem đến thông điệp về sự sẻ chia, thơm thảo. Đây là một nét đẹp nhân bản trong nếp sống của người vùng cao và từng được nhắc tới trong truyện ngắn Thằng bé củ mài. Một

khoảnh khắc thật ấm áp và xúc động: buổi tối, đám trẻ quây quần bên bếp lửa, cùng ăn thịt dúi nướng và chia nhau những mẩu củ mài thơm ngon. Rồi sáng hôm sau, chúng lại chia nhau ra khắp nơi, tìm đào củ mài. Đứa này giúp đỡ đứa kia để sao cho lúc trở về, không có cái sọt nào rỗng không.

Đặc điểm ẩm thực của vùng cao chỉ được Mã A Lềnh giới thiệu qua truyện ngắn một cách khá khiêm tốn. Chẳng phải ông quên những món ăn đặc sắc như mèn mén, thắng cố… song những bánh xèo, bánh pa, lá ngõa, canh rau cải, củ mài nướng là những món ăn của tuổi thơ mà ký ức nhà văn không thể nào quên được. Nó là kỉ niệm của những ngày nghèo khó nhưng ấm áp tình cảm. Nó còn là những món ăn của niềm hạnh phúc, sự nhường nhịn và sẻ chia. Mượn ẩm thực để nói lên một tập quán sống đậm tình cảm, đây là chỗ sâu sắc của ngòi bút Mã A Lềnh.

Bên cạnh đó, hoạt động đông vui, náo nức nhất ở vùng cao nói chung và với cộng đồng người Mông nói riêng phải kể đến là những ngày chợ phiên. Trong một vài truyện ngắn, nhà văn Mã A Lềnh tả, kể về không khí của những buổi chợ. Đầu tiên là phiên chợ xưa được nhà văn nhắc tới trong một câu chuyện lãng đãng huyền thoại: Con chó trắng 1: “Thời ấy, theo như lịch người HMông thì cứ đến ngày con gà (dậu) và ngày con thỏ (mão) là ngày chợ phiên. Khi bận mùa màng thì người trên núi chỉ xuống chợ tranh thủ mua những vật dụng cần thiết, rồi về ngay. Khi vụ đã vãn, nhất định là dịp đông cho đến tết, người ta đi sắm tết, và cũng là chơi chợ như dự hội” [26, tr25]. Những câu văn không chỉ giới thiệu về lịch họp chợ mà còn nói lên ý nghĩa của phiên chợ trong đời sống vật chất và tinh thần của người Mông. Họ đến chợ không chỉ để trao đổi, mua bán hàng hóa mà còn đi dự với tâm thế náo nức như đi hội. Bởi ở đó, trai gái còn có thể gặp gỡ, hẹn hò nhau. Chẳng thế mà cô Mây cứ nghe lòng xốn xang khi hướng về chợ Cốc Lếu. Còn cậu bé Mê Tu, lần đầu được theo bố đi chợ tỉnh thì thích mê. Quang cảnh buổi chợ dưới con mắt của cậu bé: “… đông ơi là đông. Người người chen chúc với nhiều kiểu trang phục khác nhau. Người Dao thì Mê Tu biết rồi. Còn người gì lại mặc áo chéo nách. Có người thì mặc áo cài một hàng khuy vải, đầu đội nón sơn, chân đi dép bện bằng cỏ. Hàng hóa thì nhiều vô kể. Nào chuối chín, quýt chua, mía voi, mía tím, mía xương gà” [56, tr126] .Trong cảm nhận của Mê Tu, ngoài cái không khí nhộn nhịp, sầm uất của chợ còn là sự lạ lẫm. Trên đường đi, Mê Tu được nghe bố giảng giải về tục lệ cắm cành đào trong nhà ngày Tết của

những người ở phố. Bởi xưa kia họ cũng từng sống rải rác trong núi rừng, cho nên: “Ngày Tết, họ nhớ lại cội nguồn, vì chỉ có hoa đào là thể hiện được hết màu thắm của núi non, ban đêm thì tỏa mùi hương của gió núi…” [56, tr125]. Phía sau sự cắt nghĩa của người cha về một nét phong tục của ngày Tết, là tình cảm gắn bó lưu luyến của con người với núi rừng, nguồn cội. Còn áng văn nào có thể diễn tả được điều ấy hay hơn, xúc động hơn chăng?

Nhà văn Mã A Lềnh không chỉ viết về những sinh hoạt giản dị, vui tươi mà còn kể về một góc khuất khác ngoài cõi sự sống. Tuy nhiên, ông không đi vào việc miêu tả thủ tục tang ma dềnh dàng, tốn kém như nhà văn Tô Hoài từng kể trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ mà chỉ dành một khoảng nhỏ nói về đám tang của trẻ con. Qua đó, nói lên được quan niệm nhân văn và tấm lòng của người Mông. Câu

chuyện cuối cùng về thiên thần Hồ Mã mở đầu bằng dòng tâm trạng thật buồn:

Sau khi đưa em Hồ Mã ra nằm bìa rừng, cả nhà như vừa đánh mất một vật gia bảo” [26, tr 34] . Nỗi buồn mất mát lan tỏa nặng trĩu trong lòng những người thân của em bé. Thông thường, theo tục lệ người Mông: “Trẻ đã thay răng sữa chẳng may chết sớm, thì mỗi sáng sớm và mỗi chiều tối người nhà phải đun lửa tới gần mộ, bữa cơm phải xới lên một bát, cắm đôi đũa vào để một góc mâm. Ngày thứ ba và ngày thứ bảy, người ta làm lễ giỗ đầu và rào mộ, tức là đắp thêm đất rồi xếp đá xung quanh cho yên lành vĩnh viễn” [26, tr35]. Những thủ tục tuy giản đơn nhưng lại nói lên nhiều điều: đốt lửa, chuẩn bị cơm để sưởi ấm linh hồn đỡ đói lạnh bơ vơ, rào mộ để tiễn biệt linh hồn bé nhỏ về cõi an nghỉ.

Ngoài những nét phong tục đẹp, Mã A Lềnh đã không ngần ngại phê phán những hủ tục lạc hậu tiềm ẩn trong niềm tin mù quáng vào tín ngưỡng của người miền núi. Nhà văn cho biết: “Người HMông quan niệm trong thiên nhiên ma tồn tại muôn ngàn dạng vẻ. Ma có ma thuần và nhiều loại ma hoang. Ma thuần hay còn gọi là ma lành là ma bảo vệ cho con người và gia súc… Ma hoang, (…) luôn đe dọa, lấy đi hồn, vía con người” [30, tr323]. Quan niệm về ma và cách trừ ma được đề cập một phần trong truyện Gặt pa trên nương. Người mẹ khi đắp lá, băng vết thương cho con trai còn kể cho cậu nghe những câu chuyện về ma hoang. Sau đó, bà căn dặn con câu thần chú trừ ma để phòng khi đi đường rừng hoặc đi đêm một mình. Với sự hạn chế về nhận thức, người miền núi cho rằng bệnh tật, ốm đau là do ma gây ra: “Ốm mà biết rõ bệnh tình, đã chữa chạy không khỏi thì nhất định

là do ma núi, ma nắng, ma suối, ma rừng hoang… Ốm không có căn bệnh cụ thể là ho ma hoang quỷ dữ bắt mất hồn” [30, tr324] và cách chữa bệnh chủ yếu là mời thầy cúng trừ ma. Truyện Con ma chài đã tái hiện thật sinh động và lên án thứ niềm tin tăm tối, mù quáng đó. Cậu bé Lợi bị suy dinh dưỡng, “ốm teo ốm tóp” đã được y sĩ chuẩn đoán là bệnh nặng và khuyên nên đem chuyển viện để có thể chữa trị tốt hơn. Tuy nhiên, cha Lợi nghe lời xúi của hàng xóm đã đi mời thầy mo về cúng chữa. Thầy mo Trang qua thăm khám, biết mình không có khả năng chữa khỏi bệnh cho cậu bé nhưng vì sự sĩ diện hão nên cũng đành thử ra tay: “Ông lục trong đáy túi lấy ra một đồng xu. Ông lầm rầm khấn, lẩm bẩm cầu khấn các thần linh, lẩm bẩm gọi bảy hồn chín vía, lẩm bẩm oán trách con ma rừng, con ma đói; rồi ông huơ tay, khuỳnh chân, lắc lư múa may một hồi, rồi ông thét lên một tiếng thét rùng rợn” [21, tr22]. Việc chữa bệnh không thành, mo Trang bị cha Lợi và những người mông muội trong làng trừng trị một cách dã man. Họ cho rằng chính mo Trang là hiện thân của con ma chài đã gây ra cái chết cho cậu bé. Rõ ràng, niềm tin mù quáng và hủ tục lạc hậu đã gây ra hậu quả thật đau xót, khiến cho hai người thiệt mạng.

Tương tự, người mẹ đáng thương trong truyện Thằng bé củ mài cũng vì bệnh ốm không được cứu chữa mà qua đời. Thay vì đưa đi bệnh viện thì người nhà đã đi tìm một bà mo về cúng chữa bệnh. Niềm tin mù quáng của người lớn đã tiêm nhiễm vào đầu óc non nớt của đứa trẻ, khiến nó tin rằng tiếng cồng của bà mo có thể xua đuổi được ma quỷ: “Nó cứ tưởng tượng tà ma, quỷ dữ nghe tiếng cồng ấy mà tự vỡ tim, rụng mật, chết tươi đành đạch” [56, tr309]. Bà mo làm những động tác bí hiểm và hát lên những câu hát não lòng rồi sau đó phải tự thừa nhận rằng mình không thể làm được gì.

Không ngẫu nhiên mà những con người vùng cao tin vào quyền phép và khả năng thần bí của những ông mo, bà mo. Bởi niềm tin ấy đã bén rễ ăn sâu trong tâm thức của họ. Truyện ngắn Mo Chư khắc họa chân dung một thầy mo và tái hiện khá chi tiết phong tục cúng ma của người Mông. Nhân vật Mo Chư xuất hiện với một chi tiết ấn tượng: đôi mắt tuy mù lòa nhưng có thể nhận biết những thứ xung quanh dù không nhìn thấy. Mo Chư được mời về cúng gọi hồn cho cậu bé Khuô Lin khỏi sự đeo bám của linh hồn đứa em nhỏ đã chết. Chưa hết, Mo Chư còn biết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn mã a lềnh (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)