5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng trên
1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lỷ rủi ro tín dụng của các Ngân hàng KDB tại Hàn Quốc
Ngân hàng KDB tại Hàn Quốc là một ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước được thành lập năm 1954 theo một đạo luật riêng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Tái thiết Hàn Quốc (Korea Reconstruction Bank). Trải qua hơn một nửa thế kỷ hoạt động, KDB đã rất thành công trong việc hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp cũng như nền kinh tế của Hàn Quốc và hiện là ngân hàng hàng đầu của Hàn Quốc trong lĩnh vực tài trợ phát triển vùng và tài trợ dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. KDB còn được mệnh danh là “Ngân hàng tiên phong của Châu Á” và được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá rất cao (xếp hạng AA- của Fitch, hạng A của S&P, hạng Aa3 của Moody’s, hạng AAA của Công ty xếp hạng Hàn Quốc năm 2012).
KDB coi QLRR là chìa khoá cơ bản tạo nên thành công của mình, do đó rất chú trọng công tác QLRR. Những nét nổi bật trong QLRR của KDB là:
Thứ nhất: KDB đã thiết lập bộ máy QLRR hoàn chỉnh tại Tập đoàn cũng
như tại các đơn vị trực thuộc với các thành tố chủ yếu gồm:
-Ban QLRR (Risk Management Department): được thành lập ở Tập đoàn cũng như ở các đơn vị trực thuộc, có trách nhiệm (i) thiết lập các giới hạn tổng thể về rủi ro cho cả Tập đoàn, (ii) xác định giới hạn rủi ro từng loại của Tập đoàn (bao gồm cả RRTD) cũng như giới hạn rủi ro của các đơn vị trực thuộc, (iii) thiết lập giới hạn RRTD theo ngành và quản lý RRTD của từng ngành cụ thể.
-Quan chức QLRR (Chief Risk Officer - CRO): Tập đoàn và mỗi đơn vị trực thuộc đều có các CRO, làm chức năng tham mưu về chiến lược và chính sách QLRR của Tập đoàn và các đơn vị trực thuộc.
-Hội đồng QLRR (Risk Management Council): được thành lập ở cấp Tập đoàn cũng như đơn vị trực thuộc, trong đó Hội đồng QLRR ở cấp Tập đoàn gồm các thành viên là (i) CRO của Tập đoàn, (ii) các CRO của các đơn vị trực thuộc và (iii) Giám đốc Ban QLRR của Tập đoàn. Hội đồng QLRR có nhiệm vụ kiểm tra các nội dung cụ thể liên quan đến RRTD, bao gồm cả đo lường và quản lý RRTD cũng như xây dựng và áp dụng các chính sách về QLRR.
- Uỷ ban QLRR (Risk Management Committee): được thành lập ở Tập đoàn KDB cũng như ở các đơn vị trực thuộc. Uỷ ban này chịu trách nhiệm (i) ban hành các chiến lược, chính sách về QLRR, (ii) thiết lập các giới hạn về RRTD cho Tập đoàn cũng như các đơn vị trực thuộc và (iii) thực hiện việc quản lý các vấn đề tổng thể liên quan đến rủi ro.
Thứ hai: Công tác quản lý RRTD của KDB được thực hiện qua nhiều tầng
nấc khác nhau và được sàng lọc qua nhiều “hàng rào bảo vệ”. Ngân hàng KDB và Tập đoàn KDB đều xây dựng và vận hành chính sách và chiến lược riêng về để quản lý từng rủi ro cụ thể của Ngân hàng và của Tập đoàn, tuy nhiên các chính sách và chiến lược này đều phải phù hợp với với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng cũng như phải phù hợp chính sách và chiến lược về QLRR tương ứng của Tập đoàn. Bộ máy QLRR ở cấp Tập đoàn không chỉ đảm nhiệm việc quản lý RRTD của Tập đoàn mà còn có nhiệm vụ kiểm soát công tác quản lý RRTD của Ngân hàng KDB và các đơn vị trực thuộc khác.
Thứ ba: KDB coi RRTD là rủi ro quan trọng nhất cần phải quản lý trong quá
trình tổ chức triển khai các hoạt động kinh doanh và sử dụng nhiều phương pháp để quản lý RRTD. Tập đoàn KDB sử dụng mô hình stress-test để phân tích ảnh hưởng của các biến động tiêu cực từ thị trường đến danh mục tín dụng của Tập đoàn, từ đó xây dựng sẵn chiến lược quản lý RRTD. Còn Ngân hàng KDB sử dụng mô hình VAR (giá trị chịu rủi ro) với độ tin cậy 99,95% để đo lường RRTD và áp dụng các phương pháp đo lường khác nhau đối với khoản vay dành cho doanh nghiệp và khoản vay dành cho hộ gia đình. Các giới hạn về RRTD cho các doanh nghiệp, các ngành và các lĩnh vực được quản lý một cách rất chi tiết. Việc đánh giá RRTD theo ngành được thực hiện định kỳ 6 tháng một lần để tạo cơ sở cho việc xây dựng định hướng quản lý RRTD đối với các ngành cụ thể.
1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của NHTM tại Singapore
Để quản trị RRTD, ngân hàng Singapore đã có nhưng biện pháp sau:
Thứ nhất: Có sự phân định rõ ràng chức năng các ban trong cợ cấu tổ chức
có liên quan đến quy trình tín dụng:
- Ban lãnh đạo: Đây là bộ phận có quyền cao nhất của Ngân hàng. Ban lãnh đạo phân bổ nguồn vốn chủ yếu, điều hành hoạt động của cả Ngân hàng trong đó có hoạt
động tín dụng. Ban lãnh đạo có trách nhiệm đề ra mức rủi ro chung của Ngân hàng; đề ra những mục tiêu chiến lược và các quy định chung áp dụng trong toàn Ngân hàng.
- Ban hoạch định chính sách tín dụng: Bao gồm các can bộ cao cấp, đứng đầu là trưởng ban. Ban này chịu trách nhiệm với ngân hàng trong việc duy trì một hình thức quản lý rủi ro tín dụng hoàn chỉnh, có hiệu quả; thạm gia vào việc lập kế hoạch đầu tư gián tiếp và dự đoán những tổn thất tín dụng; thiết lập các chính sách và tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với luật, với quy định chung của Ngân hàng.
- Ban quản lý hạn nghạch tín dụng: Những người quản lý hạn nghạch tín dụng có nhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh của mình, xem xét và thông qua các khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về chất lượng của khoản tín dụng đó.
- Ban đánh giá rủi ro kinh doanh: Nhân viên của ban này ít nhất phải có 10 năm làm việc về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau làm trong ban theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ. Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của các đợn vị và cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tư gián tiếp; đưa ra sự đánh giá độc lập về các hoạt động tín dụng, về các chính sách, sự thi hành và các thủ tục trong quản lý tín dụng; phối hợp với giám sát viên và kiểm toán viên độc lập.
Thứ hai: Thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay, việc đánh giá độ tin
cậy của người đi vay tập trung vào những điểm sau: - Năng lực quản lý của người vay.
- Năng lực tài chính của người vay. - Thế chấp bảo đảm khoản vay. - Lĩnh vực mà người vay hoạt động. - Các điều khoản và điều kiện tín dụng.
Để đưa ra một quyết định đúng đắn là chấp thuận hay từ chối cho vay thì phải đánh giá thận trọng dựa vào các tiêu chí đề ra. Việc xem xét cho vay bao gồm quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra việc thanh toán đúng hạn của các khoản vay trước đó, kiểm tra và đánh giá tài sản thế chấp và đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay.
Thứ ba: Có sự phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt
Quyền cấp tín dụng được ủy quyền cho cán bộ tín dụng dựa trên năng lực và tư cách, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo nhân viên, chứ không dựa vào chức vụ của các nhân đó trong ngân hàng.
Quyền phê duyệt: Việc cấp tín dụng không do một người quyết định, mà phải được quyết định bởi 3 cán bộ. Những người chịu trách nhiệm phân định rõ việc thẩm định, tái thẩm định đối với một khoản vay.