Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 129)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý vĩ mô trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đối với nền kinh tế và là ngân hàng của các NHTM, NHNN có vị trí quan trọng trong việc đề ra định hướng chiến lược kinh tế nói chung và chiến lược huy động vốn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói riêng. Do đó, để tạo hỗ trợ Ngân hàng ngăn ngừa và hạn chế RRTD hiệu quả, NHNN cần:

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác quản lý và điều hành NHNN cần nâng cao vai trò định hướng và tư vấn cho các NHTM thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và cảnh báo mang tính khoa học và khách quan liên quan đến hoạt động tín dụng. Điều này sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại có cơ sở và căn cứ tham khảo nhằm hoạch định chính sách tín dụng phù hợp, vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, vừa phòng ngừa được RRTD phát sinh. Bên cạnh đó hoàn thiện các văn bản hướng dẫn hoạt động tín dụng của NHTM, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hệ thống ngân hàng.Cụ thể, NHNN cần ban hành các hướng dẫn cụ thể, chi tiết trách nhiệm của từng Bộ, Ban Ngành có liên quan như: Cơ quan công an, Chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên môi trường để nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát Công tác thanh tra, kiểm tra cần được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp, kiểm soát được mọi khâu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, thể hiện rõ vai trò cảnh báo và ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro của NHNN. Xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá về chất lượng hệ thống kiểm soát rủi ro của NHTM. Các tiêu chí này cần cụ thể, rõ ràng và sát với thực tế để giúp NHNN có thể đánh giá được đúng đắn chất lượng của công tác quản trị rủi ro tại các NHTM. Xây dựng hệ thống báo cáo và hệ thống mạng thông tin trực tuyến với các NHTM để đẩy mạnh công tác giám sát, quản lý từ xa.

- Ban hành một bộ chỉ tiêu định tính và định lượng để hướng dẫn các NHTM xây dựng hệ thống cảnh báo RRTD. Hiện nay, công tác cảnh báo RRTD đều được các ngân hàng thực hiện một cách nghiêm túc, tuy nhiên vẫn chưa mang tính hệ thống và quy củ. Do đó, NHNN có thể căn cứ vào các mô hình cảnh báo rủi ro trên thế giới và nguyên tắc QLRRTD của Basel II, tiếp đến là Basel III để hình thành một bộ chỉ tiêu bao gồm cả các chỉ tiêu định tính và định lượng nhằm hướng dẫn các NHTM xây dựng hệ thống cảnh báo RRTD hiệu quả.

- Đẩy mạnh việc thực hiện các nội dung liên quan đến thanh tra, giám sát, xử lý nợ xấu và mua bán nợ Ngân hàng Nhà nước cần ban hành quy chế cho phép các NHTM chuyển nợ thành vốn đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài

chính hoặc đã phát sinh việc mất khả năng trả nợ nhằm giúp NHTM có cơ sở để tiến hành việc tham gia vào công tác điều hành, cải tổ hoạt động của các doanh nghiệp yếu kém để nâng cao khả năng trả nợ cho các doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra hoạt động cấp tín dụng, tình hình thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng của các NHTM nhằm chỉ đạo, phòng ngừa và chỉnh sửa, khắc phục các sai sót trong quá trình thực hiện của NHTM.

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Agribank Việt Nam cần phải tiếp tục hoàn chỉnh và ban hành các chế độ nghiệp vụ cụ thể, đảm bảo ngắn gọn, chuẩn xác, định rõ được trách nhiệm của từng CBTD đến trưởng, phó phòng và giám đốc sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và chế độ NHNN quy định. Có chế độ khen thưởng và kỳ luật đối với cán bộ nhân viên thích đáng, góp phần đảm bảo được chất lượng hoạt động tín dụng. Đồng thời, Agribank Việt Nam cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các mặt nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên trong hệ thống. Trong công tác thanh tra kiểm soát cần phải có đội ngũ cán bộ là người am hiểu sâu rộng nghiệp vụ ngân hàng, có phẩm chất đạo đức tốt và phải được đào tạo thêm các kiến thức bổ trợ khác như nghiệp vụ thanh tra, pháp luật, quản lý nhà nước,.. .để kịp thời uốn nắn những sai sót, đưa hoạt động của các đơn vị thành viên được thống nhất theo đúng qui trình nghiệp vụ, thể chế của Agribank cũng như của Ngành ngân hàng, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh trong toàn hệ thống.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động tín dụng của các ngân hàng nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng đã đem lại lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển các ngân hàng buộc phải khắc phục những khó khăn trước mắt, nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng, loại bỏ các hoạt động kém hiệu quả khỏi danh mục, tái cấu trúc lại nguồn vốn, tỷ trọng nguồn thu… Tuy nhiên, việc loại bỏ rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng là không thực tế. Vì vậy, trong quá trình hoạt động mỗi ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định để c ó được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Cho nên, vấn đề phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng là hoàn toàn cần thiết. Để thực hiện mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình, việc quản lý rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra với hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam cũng như Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, đề tài đã giải quyết được các vấn đề sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường, luận văn đã làm rõ nội dung quản lý rủi ro tín dụng, các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới quản lý rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng.

- Đưa ra một số mô hình quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng cho Agribank - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

- Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, tìm ra những mặt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân.

- Đánh giá những ưu điểm, luận văn cho rằng, quản lý rủi ro tín dụng đã làm cho nợ xấu của Agribank - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được kiểm soát chặt chẽ, góp phần làm cho lợi nhuận tăng bền vững, hoạt động kinh doanh của

Agribank - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ổn định. Bên cạnh đó thì còn một loạt hạn chế, như mô hình chưa phù hợp, chất lượng cán bộ còn hạn chế, công nghệ ngân hàng áp dụng trong quản lý rủi ro tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng đó có nhiều nguyên nhân chủ quan từ chính Agribank - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và các nguyên nhân khách quan từ môi trường của nền kinh tế cũng như các cơ quan quản lý, điều hành có liên quan.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý tốt, phòng ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro tín dụng tại Agribank - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

Quản lý rủi ro tín dụng là một đề tài rộng và phức tạp, cần được hoàn thiện thường xuyên cả về lý luận và thực tiễn. Dù bản thân đã cố gắng tìm tòi học hỏi và nghiên cứu song luận văn cũng sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý Thầy cô giáo; các bạn đồng nghiệp và những người thực sự quan tâm đến vấn đề này để luận văn được hoàn thiện hơn và ứng dụng có hiệu quả trong công tác quản lý, phòng ngừa và hạn chế RRTD của Agribank - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, trong quá trình hoạt động kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2016), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên

2016, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2003), Tín dụng - Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

3. Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

4. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

6. Học viện ngân hàng (2015), Giải pháp sử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

7. Tô Ngọc Hưng (2004), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

8. ISO (2005), ISO9000:2005 Quality management systems, Fundamentals and vocabulary 3rd.

9. Lưu Văn Nghiêm (2008), Giáo trình Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh Thái Nguyên 2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm (2013, 2014, 2015, 2016),Thái Nguyên.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà nội.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 ban hành “Quy chế cho vạy củạ các tổ chức tín dụng đối với khách hàng” và Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 “Về việc sửạ đổi, bổ sung một số điều củạ Quy chế cho vạy củạ tổ chức tín dụng đối với khách hàng bạ hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001” của Thống đốc NHNN Việt Nam.

13. Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm (2013, 2014,

2015, 2016),Thái Nguyên.

14. Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam, Việt Nam (2007), Quyết định số 1377/QĐ/HĐQT/TCCB về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam, Hà Nội.

15. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại - Commercial bank management (Xuất bản lần thứ tư), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

16. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

17. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

18. Nguyễn Tiến Dũng (2016), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, luận văn thạc sĩ trường Đại học Quốc Gia Hà nội.

19. Nguyễn Quang Thái (2011), “Vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Doanh nhân Sài Gòn.

20. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày21/01/2013 và thông tư số 12/2013 ngày

27/05/2013 sửa đổi một số điểu khoản của thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013

PHẦN PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN

(Dành cho khách hàng của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Anh/chị hãy hoàn thành phiếu khảo sát sau. Những ý kiến của Anh/chị sẽ góp phần làm nên sự thành công cho nghiên cứu này. Thông tin sẽ chỉ được sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu và tổng hợp dữ liệu.

Xin chân thành cảm ơn!

PHẦN I - THÔNG TIN CÁ NHÂN (dùng cho việc thống kê phân loại, tác giả đảm bảo tính bảo mật thông tin cá nhân của quý vị)

1. Họ và tên: 2. Giới tính:

3. Thâm niên công tác: 4. Chuyên ngành đào tạo: 5. Chức vụ:

PHẦN II - ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐÔNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Anh/Chị hãy cho đánh giá về các tiêu chí tác động đến quản lý tín dụng ngân hàng được liệt kê dưới đây.

(Anh/Chị đánh dấu [x] vào ô trống lựa chọn).

Điểm 1 2 3 4 5

Ý

TT Tiêu chí Điểm

1 2 3 4 5

I Tác động của môi trường

1 Ảnh hưởng từ bão lũ 2 Ảnh hưởng từ dịch bệnh

3 Ảnh hưởng do tăng giá xăng, dầu 4 Ảnh hưởng do giá bán giảm

5 Ảnh hưởng do luật thay đổi không kịp thích ứng

II Khách hàng

1 Do sử dụng vốn sai mục đích 2 Do kinh doanh thua lỗ

3 Do năng lực quản lý kém 4 Do chưa thu hồi được tiền hàng

III Thẩm định hồ sơ

1 Thẩm định chi phí sản xuất chưa đúng 2 Chưa thẩm định được dòng tiền

3 Chưa thẩm định được nợ phải trả 4 Thẩm định khả năng thanh toán thấp 5 Khả năng kiểm soát quản lý kém

6 Chưa đánh giá đúng năng lực điều hành

IV Từ phía cán bộ ngân hàng

1 Do hệ thống kiểm tra, kiểm soát còn yếu 2 Kiểm soát khoản vay chưa thường xuyên 3 Do không thực hiện đúng quy trình, quy

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN

(Dành cho cán bộ, nhân viên tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Anh/chị hãy hoàn thành phiếu khảo sát sau. Những ý kiến của Anh/chị sẽ góp phần làm nên sự thành công cho nghiên cứu này. Thông tin sẽ chỉ được sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu và tổng hợp dữ liệu.

Xin chân thành cảm ơn!

PHẦN I - THÔNG TIN CÁ NHÂN (dùng cho việc thống kê phân loại, tác giả đảm bảo tính bảo mật thông tin cá nhân của quý vị)

3. Họ và tên: 4. Giới tính:

3. Thâm niên công tác: 6. Chuyên ngành đào tạo: 7. Chức vụ:

PHẦN II - KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐÔNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Anh/Chị hãy cho đánh giá về các tiêu chí tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng được liệt kê dưới đây.

(Anh/Chị đánh dấu [x] vào ô trống lựa chọn).

Điểm 1 2 3 4 5 Ý nghĩa Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung bình Đồng ý Rất đồng ý

TT Tiêu chí Điểm

1 2 3 4 5

I Nhận diện rủi ro

1 Các dấu hiệu để nhận diện rủi ro tín dụng là đầy đủ

2 Thông tin thu thập phục vụ công tác nhận diện rủi ro tín dụng là đầy đủ và đáng tin cậy 3 Nhận dạng rủi ro từ dấu hiệu liên quan đến

công ty được thực hiện tốt 4

Nhân viên thực hiện công việc nhận diện rủi ro tín dụng thể hiện khả năng phân tích và dự đoán chính xác

II Đo lường rủi ro

1 Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng đang sử dụng tại Chi nhánh là phù hợp

2 Mô hình đo lường rủi ro tín dụng được sử dụng tại Chi nhánh là hợp lý

3

Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng được sử dụng tại Chi nhánh là phù hợp với thực tế tại Chi nhánh

4 Hoạt động đo lường rủi ro tín dụng được tính toán một cách chính xác

III Quản trị và giảm thiểu rủi ro

1 Sự quan tâm của lãnh đạo Chi nhánh với công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)