5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Các yếu tố chủ quan
+ Chiến lược kinh doanh và mô hình tổ chức
Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên luôn phấn đấu tăng nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng qua từng năm, thể hiện một sự tín nhiệm ngày càng cao của khách hàng với chi nhánh, những chính sách marketing thu hút khách hàng của Chi nhánh đã đạt được những thành công bước đầu, tuy còn thiếu sự đột phá. Dù tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ được đánh giá là thấp nhất trong tất cả các chi nhánh của Ngân hàng nhưng gần đây đã có xu hướng gia tăng, điều này được đánh giá là nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng tăng. Một số hoạt động kinh doanh khác, tuy có mang lại lợi nhuận tương đối cho Chi nhánh nhưng mức độ gia tăng qua từng năm không đồng đều thể hiện bộ máy nhân sự cũng như chính sách của Chi nhánh chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.
Đối với chi nhánh công tác tổ chức tương đối tốt, nhưng hoạt động kiểm soát thì yếu. Đa phần là mang tính hình thức, ko có các chỉ tiêu đánh giá rõ ràng và hoạt
động kiểm soát nội bộ cũng chỉ diễn ra khi có sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, chứ ko có kế hoạch cụ thể chi tiết (trừ các mốc lớn theo quy định của pháp luật). Đặc biệt, công tác kiểm soát việc sử dụng các khoản vay hầu như không có, chính vì vậy dẫn đến việc nhiều khách hàng không thanh toán nợ đúng hạn, tỷ lệ nợ xấu cao. Việc phối hợp giữa các bộ phận chức năng của ngân hàng không tốt.
+ Chính sách tín dụng và quy trình cho vay
Chính sách tín dụng hiện nay đã chặt chẽ hơn nhiều. Tuy nhiên, chính sách tín dụng chặt chẽ cũng phát sinh nhiều hệ lụy, đấy là tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, mặc dù nợ xấu có giảm. Mặt khác, hậu quả của thời gian dài tăng trưởng nóng tín dụng, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng cơ bản đang làm cho ngân hàng đối mặt với tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao, đe dọa vốn của ngân hàng. Hiện nay, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã có chính sách quản trị rủi ro tín dụng, nhưng về cơ bản chính sách còn chung chung, chưa cụ thể dẫn đến công tác quản trị rủi ro tín dụng còn gặp nhiều khó khăn.
Quá trình cho vay được bắt đầu từ khâu thẩm định cho vay, giải ngân, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay đến khi thu hồi nợ. Thẩm định cho vay là khâu quan trọng nhất quyết định đến việc tăng hay giảm rủi ro tín dụng đối với mỗi khoản vay. Hiện nay, quy trình thẩm định và cho vay ở Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên vẫn lỏng lẻo, chưa dự đoán được hoàn toàn chính xác về một khoản vay có được hoàn trả đúng hạn hay không, nhiều khi làm mang tính chất thủ tục, qua loa, đại khái. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.
+ Chất lượng của đội ngũ cán bộ
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng, sử dụng các phương tiện làm việc hiện đại, tiên tiến nên chất lượng của đội ngũ cán bộ phải đảm bảo có đủ đạo đức lẫn nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học tiên tiến.
Có nhiều tiêu chí đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ, nhưng nhìn chung chất lượng cán bộ chính là khả năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học,
trình độ hiểu biết về các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Trình độ cán bộ quản lý điều hành và cán bộ tín dụng hạn chế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định tín dụng, không đánh giá được chính xác hiệu quả vay vốn, không có biện pháp xử lý kịp thời khi có các tình huống bất lợi xảy ra.
Nhìn chung, có hai vấn đề về đội ngũ cán bộ tại ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
Thứ nhất, trình độ cán bộ còn thấp, đa phần đại học, số được đào tạo sau đại học còn ít. Mặt khác, nhiều cán bộ trong chi nhánh kinh nghiệm còn ít, dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình xử lý công việc.
Hàng năm, ngân hàng cũng đều mở các lớp đào tạo ngắn hạn, nhưng chỉ mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, và tần suất chưa đều. Mặt khác, tác phong và ý thức làm việc của đội ngũ cán bộ còn chưa chuyên nghiệp, vẫn còn lề mề, chậm chạp, đặc biệt công tác thẩm định vẫn làm một cách qua loa, đại khái, hình thức.
Đây chính là những cản trở rất lớn cho công tác quản lý rủi ro tín dụng mà ngân hàng cần phải giải quyết triệt để.
+ Hệ thống thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong quyết định cấp và quản lý tín dụng. Thực tế hoạt động cho thấy, công tác thu thập thông tin tín dụng tại ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên còn thiếu cập nhật, thiếu chính xác và không đầy đủ. Hệ quả này là do nguồn thông tin tín dụng còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kế hoạch kinh doanh và các thông tin tài chính cơ bản. Việc đối chiếu liên ngân hàng cũng như khả sát từ chính quyền địa phương chưa có. Ngoài ra, các thông tin gián tiếp như tình hình kinh tế xã hội, thông tin về xu hướng phát triển và khả năng cạnh tranh của ngành nghề thì hầu như không có.