5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên
Qua xem xét kinh thực tiễn hoạt động của các NHTM trên thế giới cũng như các NHTM trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
+ Phân quyền phán quyết tín dụng:
Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ bảo đảm tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời.
+ Xây dựng cợ chế trao đổi thông tin hiệu quả
Đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Đồng thời, Ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan. Các ngân hàng cần hỗ trợ, chia sẻ thông tin với nhau,thực hiện các phân tích về ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế để xây dựng kho dữ liệu phân tích tín dụng chung.
+Xây dựng hệ thống văn bản, quy định về rủi ro tín dụng.
Ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống các văn bản quy định về quản lý rủi ro tín dụng, thẩm định cho vay,... một cách có hệ thống. Tạo ra sự thống nhất trong toàn hệ thống và tạo chuẩn mực trong việc quản lý rủi ro tín dụng.
+ Sử dụng hệ thống chấm điểm, đặc biệt là đối với tài sản bảo đảm
Ngân hàng cần có một hệ thống chấm điểm, thông tin tín dụng hợp lý để có đánh giá khách hàng một cách chính xác.
+ Đào tạo đội ngũ nhân viên lành nghề
Muốn thành công trong công tác quản lý rủi ro tín dụng thì một yếu tố không thể thiếu đó chính là yếu tố con người; chính vì vậy Ngân hàng cần chú trọng hơn công tác tuyển lựa và đào tạo nhân viên.
+Thường xuyên tiếp xúc với khách hàng
Thông qua việc tiếp xúc và trao đổi với khách hàng, cán bộ tín dụng có thể phát hiện những biểu hiện của khách hàng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là một công việc yêu cầu những cán bộ tín dụng nhiều kinh nghiệm, nắm bắt được tâm lý của người đang giao tiếp.
+ Hoàn thiện hệ thống phân tích rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng
Có rất nhiều biện pháp khác nhau để phân tích và tìm ra rủi ro của khách hàng khi thực hiện cấp tín dụng. Các NHTM cần không ngừng hoàn thiện những công cụ phân tích rủi ro tín dụng trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới và tự nghiên cứu những biện pháp phù hợp với thực tế ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cũng cần xây dựng một bộ máy quản trị rủi ro hoàn thiện và hiệu quả.
+ Sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tín dụng
Việc sử dụng công cụ phái sinh là một biện pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa và phân tán rủi ro. Và công cụ phái sinh còn có đặc điểm ưu việt là: giúp giảm thiểu rủi ro nhưng lại không làm thay đổi kết cấu bảng cân đối tài sản của Ngân hàng, giúp Ngân hàng giữ vững mức lợi nhuận cao. Các công cụ phái sinh thường được sử dụng hiện nay trên thế giới là: kỳ hạn, tương lai, hoán đổi, quyền chọn. Trong đó để phòng ngừa rủi ro tín dụng, thì các biện pháp phổ biến là: hoán đổi lãi suất, hoán đổi rủi ro vỡ nợ, chứng khoán hoá khoản vay...
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU