5. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng
Cần kết hợp các biện pháp kiểm soát RRTD như: né tránh rủi ro qua việc thẩm định, xếp loại, sàng lọc khách hàng; ngăn ngừa rủi ro bằng cách quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau cho vay; giảm thiểu rủi ro bằng việc định giá tài sản đảm bảo đúng, trích lập dự phòng đầy đủ; chuyển giao rủi ro qua việc mua bán nợ hoặc sử dụng công cụ bảo hiểm tiền vay.
Những RRTD xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do phương án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích mà còn do ngân hàng không kiểm soát dòng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này không minh bạch. Để phòng ngừa rủi ro này cần kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay. Nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định kỳ kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có xếp hạng tín nhiệm cao thì kỳ kiểm tra dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín nhiệm thấp thì mật độ kiểm tra càng nhiều, rút ngắn kỳ kiểm tra. Đối với khách hàng có nợ xấu cần kiểm tra và phân loại nợ theo sát tình hình khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.
Các khách hàng có mức độ xếp hạng tín dụng càng thấp thì cần nâng tỷ lệ tham gia của vốn tự có, cần lựa chọn những tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao... Các điều kiện pháp lý trong hợp đồng tín dụng càng chặt chẽ càng đảm bảo các quyền lợi của ngân hàng khi rủi ro xảy ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong sử dụng vốn vay, hạn chế rủi ro xảy ra. Việc xác định giới hạn tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng luôn ở thế chủ động và có giải pháp kiểm soát RRTD một cách hiệu quả. Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã được phê duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vay đó để giảm bớt thời gian xử lý các giao dịch. Cần tập trung đến tính pháp lý của phương án/dự án vay, đến nguồn cung cấp, thị trường và khả năng tiêu thụ... Đồng thời cần đưa ra những rủi ro dự kiến, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhạy của dự án đầu tư, đánh giá khả năng kiểm soát của ngân hàng và kịch bản xử lý khi những tình huống xấu xảy ra.
Trong thẩm định các dự án đầu tư, tình trạng nâng giá trị thực tế của dự án để được vay nhiều hơn, thuê đất nhiều hơn khá phổ biến. Điều này đã dẫn đến rủi ro bởi vốn tự có tham gia thực sự của khách hàng vay chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tính chịu trách nhiệm của khách hàng không cao, đồng thời khi rủi ro xảy ra thì khả năng thu hồi được nợ đã giảm sút. Để đảm bảo xác định khách quan và chính xác giá trị tài sản bảo đảm, cần có một tổ chức định giá hoặc kiếm toán độc lập, có uy tín để thực hiện việc kiểm toán toàn bộ việc thanh quyết toán giá trị công trĩnh và định giá tài sản. Đồng thời thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc việc chứng minh nguồn vốn tự có tham gia dự án của khách hàng, giải ngân đối ứng theo tiến độ công trình.
- Hoàn thiện nội dung thẩm định tín dụng cần đi kèm với nâng cao chất lượng thẩm định theo hướng: áp dụng công nghệ phần mềm về thẩm định dự án, trên cơ sở đó đưa ra các kết quả chính xác và nhanh chóng; CBTD cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin, dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác; thẩm định đi liền với tư vấn khách hàng vay vốn để đồng vốn được sử dụng phát huy hiệu quả cao nhất; thẩm định dự án không chỉ thẩm định khi cho vay mà cần tái thẩm định sau cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đã đầu tư, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được hiệu quả.