Giải pháp hoàn thiện hoạt động đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 115 - 116)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động đo lường rủi ro tín dụng

Việc phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng nhằm xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Để thực hiện tốt công việc này, cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng...) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó của ngân hàng. Sử dụng các mô hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng.

Để đánh giá rủi ro tiềm ẩn của từng khoản tín dụng, hệ thống tính điểm cần được sử dụng đầy đủ cả thông tin định tính và định lượng liên quan tới các khách hàng vay vốn để tính điểm tổng hợp.

Việc phân loại nợ theo tiêu chí ở trên đã phân tích vẫn cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc nhằm giúp Ngân hàng có thể nâng cao khả năng chống đỡ rủi ro xảy ra trong tương lai, tạo điều kiện cho việc thực hiện định hướng phát triển bền vững của ngân hàng.

- Nếu khách hàng có khó khăn tạm thời, có khả năng tiếp tục sản xuất kinh doanh và thực hiện đảm bảo cho ngân hàng thì có thể tiến hành cơ cấu lại nợ, thậm chí tiếp tục cho vay để giúp khách hàng khắc phục khó khăn, nâng cao khả năng trả nợ vay.

- Nếu khách hàng bị thua lỗ không có khả năng khắc phục, mất khả năng trả nợ, hoặc cố tình không thực hiện trả nợ vay thì cần quản lý chặt chẽ khoản vay, thực hiện xử lý tài sản theo phương pháp khai thác hay phương pháp thanh lý.

- Khởi kiện ra tòa là bước cuối cùng để thực hiện thu hồi nợ vay. Trong việc khởi kiện cần thành lập riêng một ban thu hồi nợ, đồng thời, cần có nhân viên chuyên ngành luật phụ trách để đảm bảo thực hiện đúng luật, tăng khả năng thắng kiện.

- Đối với khoản vay không có tài sản đảm bảo thì ngay trong hợp đồng tín dụng cần ràng buộc rõ dòng tiền ra vào phải qua ngân hàng và thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản khi có yêu cầu của ngân hàng. Trường hợp không trả được nợ đúng hạn thì ngân hàng có quyền phong tỏa và thu hồi nợ từ các nguồn này.

- Tận thu nợ ngoại bảng và nợ khoanh: Nợ ngoại bảng và nợ khoanh chính là những khoản nợ không sinh lời, được ngân hàng chuyển ra ngoại bảng hoặc không tính lãi. Khoản nợ trên có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng do phải lấy từ nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp. Nếu nợ ngoại bảng tăng thi ngân hàng có thể không có lãi do phải trích dự phòng nhiều. Vì vậy, việc tận thu ngoại bảng, nợ khoanh chính là góp phần lành mạnh hóa tài chính của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)