Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 55)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, với triết lý kinh doanh: “MANG PHỒN THỊNH ĐẾN KHÁCH HÀNG”, và thực hiện văn hoá doanh nghiệp: “TRUNG THỰC, KỶ CƯƠNG, SÁNG TẠO, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ”, xây dựng Agribank là ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam. Mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là hướng tới khách hàng. Toàn thể cán bộ, viên chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nỗ lực đổi mới phương thức phục vụ hướng đến phát triển, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại nhằm đem lại lợi ích tốt nhất, sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng và Ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cam kết đồng hành cùng khách hàng hướng tới mục tiêu thành công trong sản xuất kinh doanh. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam xác định việc tận tâm phục vụ và mang lại sự thịnh vượng cho khách hàng cũng chính là giúp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phát triển bền vững.

Với tư cách là trung gian chu chuyển vốn thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên không ngừng đổi mới, sắp xếp tổ chức một cách hợp lý để có thể đưa vốn đến tất cả người dân, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được phân cấp theo chiều dọc:

Agribank chi nhánh tỉnh (Chi nhánh Loại I)

Agribank chi nhánh Thành phố, Thị xã, Huyện (Chi nhánh loại II)

PHÒNG GIAO DỊCH

Được phân bố về tận huyện, phường (xã)... để các hộ tiện quan hệ vay vốn và thanh toán góp phần giảm thiểu chi phí giao dịch.

Với sự phân cấp như vậy, ngân hàng đã thực sự trở thành bạn đồng hành của người dân trong quá trình phát triển kinh tế địa phương nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.

Dưới đây là sơ đồ tổ chức của các phòng ban ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức và quản lý của chi nhánh

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank Thái Nguyên)

Bộ máy tổ chức ở Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có 08 phòng ban, 10 chi nhánh loại II và 19 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại II. Mỗi phòng chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các phòng ban cùng nghiệp vụ tại các chi nhánh trực thuộc và được phân định rõ ràng như sau:

- Ban lãnh đạo: Gồm 01 đồng chí Giám đốc và 03 đồng chí phó Giám đốc trực tiếp làm công tác chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh được phân công rõ ràng từng phần hành công việc cho từng đồng chí lãnh đạo.

- Các phòng chức năng: Làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo và trực tiếp tác nghiệp kinh doanh dịch vụ ngân hàng.

+ Phòng khách hàng Doanh nghiệp: Đầu mối tham mưu đề xuất vói Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược phát triển khách hàng Doanh nghiệp, phân loại Phòng KHNV Phòng Tổng Hợp Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng Điện Toán Phòng DV MKT Phòng KTKS Agribank chi nhánh Huyện Phú Lương Ban Giám Đốc

Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Phòng KH DN Phòng KH cá nhân Agribank chi nhánh Huyện Phú BÌnh Agribank chi nhánh TP Sông Công Agribank chi nhánh TX Phổ Yên Agribank chi nhánh Huyện Đồng Hỷ Agribank chi nhánh Huyện Đại từ Agribank chi nhánh Huyện Võ Nhai Agribank chi nhánh Thành Phố Agribank chi nhánh Huyện Định Hoá Agribank chi nhánh Sông Cầu

khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng này nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Quản lý (hoàn chình, bổ sung, bảo quản, lữu trữ, khai thác ...) hồ sơ tín dụng theo qui định; tThực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiên công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Ngân hàng Nông nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kiều hối.

+ Phòng khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân: Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược phát triển loại hình khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án, phuơng án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Quản lý hồ sơ tín dụng hộ sản xuất và cá nhân theo qui định.

+ Phòng kế toán ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân bàng Nhànước, Agribank. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Agribank. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.

+ Phòng điện toán: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.

+ Phòng dịch vụ và marketing: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dich, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường.

+ Phòng tổng hợp: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giámđốc chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn. Đầu mối giao tiếp với khách đến làm viêc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp thực hiện chế độ tiển lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể.

+ Phòng kế hoạch nguồn vốn: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn; xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng quý, năm và thực hiện giao kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh loại II để thực hiện mục tiêu kinh doanh.

+ Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và đặc điểm cụ thế của đơn vị. Thực hiện kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh tại Hội sở và các chi nhánh loại II theo kế hoạch, đề cương kiểm tra của Agribank.

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

3.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có hầu hết các loại sản phẩm dịch vụ huy động vốn phổ biến, gồm tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân (tiền gửi không kỳ hạn), tiền gửi tiết kiệm của cá nhân với các loại kỳ hạn khác nhau, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, hoặc giấy tờ có giá. Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên luôn xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, là nền tảng tạo động lực tự chủ để mở rộng kinh doanh, nâng cao vị thế và thị phần trên địa bàn. Do đó, ngay từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, Chi nhánh đã thường xuyên quan tâm và đẩy mạnh hoạt động này. Hoạt động huy động vốn có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm, thể hiện tại Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn gửi và theo thành phần kinh tế của Agribank - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Tổng NVHĐ 7.500 8.643 10.275 15% 19%

Nguồn vốn theo kỳ hạn gửi

1. TG không KH 650 759 1.017 17% 34%

2. TG dưới 12 tháng 3.960 4.824 5.727 22% 19%

3. TG từ 12 tháng trở lên 2.890 3.060 3.531 6% 15%

Nguốn vốn theo thành phần kinh tế

Tiền gửi của tổ chức 675 951 1.028 41% 8%

Tiền gửi dân cư 6.825 7.692 9.248 13% 20%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Nguyên)

Agribank tỉnh Thái Nguyên luôn xác định nguồn vốn là nền tảng cho hoạt động ngân hàng. Mặc khác các ngân hàng thương mại hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay” nên công tác huy động vốn không đơn thuần là chức năng mà còn là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cùng hệ thống các chi nhánh trực thuộc trong toàn tỉnh đã huy động được nguồn vốn lớn với mức tăng trưởng khá qua các năm (từ 2014 đến 2016). Với nhiều sản phẩm và các kỳ hạn huy động phong phú, đặc biệt liên tục có các chương trình tiết kiệm dự thưởng với mức lãi suất và giải thưởng rất hấp dẫn do vậy trong những năm gần đây kết quả huy động đạt khá cao, năm 2015 tổng nguồn vốn đạt 8.643 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2014, đến năm 2016 tổng nguồn vốn lên đến 10.275 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2015.

Qua số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động chủ yếu của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng, do trong những năm gần đây có sự biến động liên tục của lãi suất. Vì vậy, người dân thay vì gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài trên 12 tháng bằng những thời hạn ngắn hơn để có thể kịp thời chuyển đổi kỳ hạn khi lãi suất thay đổi. Bên cạnh đó nguồn vốn trung, dài hạn cũng tăng trưởng khá qua các năm điều này giúp ngân hàng ổn định và chủ động hơn trong việc sử dụng vốn trung, dài hạn đầu tư tín dụng cho những dự án lớn

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi của dân cư chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, thường ở con số từ 90% trở lên. Tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng tăng dần nhưng vẫn ở mức thấp. Các tổ chức kinh tế thường mở tài khoản thanh toán nên lãi suất mà ngân hàng phải trả chỉ là lãi không kỳ han. Nếu Ngân hàng tăng được lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế thì sẽ tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh tiền tệ.

3.1.3.2. Hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng

Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế, Agribank đã cung cấp cho Agribank nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp theo từng đối tượng vay, theo đó là những phương thức cho vay phù hợp, cụ thể:

* Cho vay từng lần

Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Agribank chi nhánh Thái Nguyên lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng.

* Cho vay theo hạn mức tín dụng

- Phương thức áp dụng: Phương thức cho vay này áp dụng với khách hàng

vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định.

- Xác định hạn mức tín dụng:

+ Agribank chi nhánh Thái Nguyên sau khi nhận đủ các tài liệu của khách hàng tiến hành xác định hạn mức tín dụng.

+ Đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh tổng hợp thì phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng là tổng hợp phương án sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng, theo đó Agribank chi nhánh Thái Nguyên xác định hạn mức tín dụng cho cả phương án sản xuất, kinh doanh tổng hợp.

- Phát tiền vay: Trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hạn

mức tín dụng, mỗi lần rút vốn vay khách hàng và Agribank chi nhánh Thái Nguyên lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng.

- Lãi suất cho vay: Căn cứ vào quy định của Tổng giám đốc Agribank,

Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cùng khách hàng thỏa thuận và ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ kèm theo hợp đồng tín dụng.

- Quản lý hạn mức tín dụng:

+ Agribank chi nhánh Thái Nguyên phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, bảo đảm mức dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết.

+ Trong quá trình vay vốn, trả nợ, nếu việc sản xuất, kinh doanh có thay đổi và khách hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn mức, khách hàng phải làm giấy đề nghị xác định lại hạn mức tín dụng; Agribank chi nhánh Thái Nguyên xem xét, nếu thấy hợp lý thì cùng khách hàng thỏa thuận điều chính hạn mức tín dụng và bổ sung hợp đồng tín dụng.

+ Ký kết hạn mức tín dụng mới: Trước 10 ngày khi hạn mức tín dụng cũ hết hiệu lực khách hàng gửi Agribank chi nhánh Thái Nguyên phương án sản xuất, kinh doanh kỳ tiếp theo. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng Agribank chi nhánh Thái Nguyên thẩm định để xác định hạn mức tín dụng và thời hạn của hạn mức tín dụng mới.

-Xác định thời hạn cho vay:

Thời hạn cho vay được xác định trên hợp đồng tín dụng hoặc trên từng giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn Agribank chi nhánh Thái Nguyên nhưng tối đa không quá 12 tháng; nếu khách hàng kinh doanh tổng hợp thì lựa chọn sản phẩm có chu kỳ kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng chủ yếu để xác định thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay trên từng giấy nhận nợ có thể không phù hợp với thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng.

* Cho vay theo hạn mức đầu tư

- Agribank chi nhánh Thái Nguyên cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

- Agribank chi nhánh Thái Nguyên cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ.

- Thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án.

- Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng lập giấy nhận nợ tiền vay trong phạm vi mức vốn đầu tư đã thỏa thuận; kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng.

- Trường hợp khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí cho dự án được duyệt trong thời gian chưa vay được vốn ngân hàng, thì Agribank chi nhánh Thái Nguyên có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó.

* Cho vay trả góp

Agribank chi nhánh Thái Nguyên và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

* Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)