Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 118 - 123)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

4.2.4.1. Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức phòng ban theo định hướng quản trị rủi ro

Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nên triển khai thực hiện mô hình tín dụng mới trong toàn hệ thống, nhằm hướng tới chiến lược phát triển thành một ngân hàng hoạt động đa năng. Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nên nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh một cách khoa học, tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt nhất, tăng cường khả năng tiếp cận và cung cấp các sản phẩm chuyên biệt cho từng loại đối tượng khách hàng, đưa ra chính sách phù hợp cho mỗi loại khách hàng theo nguyên tắc tách biệt.

Nhằm hạn chế rủi ro, tăng cường hiệu quả hoạt động tín dụng, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nên bổ sung thêm phòng thẩm định (hiện nay tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, phòng khách hàng Doanh nghiệp và phòng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân gọi chung là phòng tín dụng cùng một lúc thực hiện các nhiệm vụ thẩm định, xét duyệt hồ sơ, cho vay và thực hiện giải ngân cho khách hàng. Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cần phân tách rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng và phối hợp linh hoạt, phân định rõ trách nhiệm của từng phòng thì mới đạt được những mục tiêu đề ra. Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nên bổ các Phòng được xác định nhiệm vụ cụ thể như sau:

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Theo mô hình này, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tách bạch chức năng kinh doanh (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị, chăm sóc khách hàng), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi). Do đó, mô hình này sẽ nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý của ngân hàng, đặc biệt là quản lý rủi ro tín dụng.

+ Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoặc cán bộ kiêm nhiệm Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có những nhiệm vụ sau:

- Đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại Chi nhánh.

- Thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN VN và các quy định và chính sách của Agribank trong lĩnh vực tín dụng tại chi nhánh nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch và khuyết điểm trong hoạt động tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh sửa chữa, khắc phục có hiệu quả.

- Định kỳ, tiến hành kiểm tra kiểm soát về hoạt động tín dụng tại chi nhánh. - Đề ra các biện pháp phòng ngừa tránh vi phạm mới phát sinh.

- Đưa ra các kiến nghị cải thiện các chính sách, quy định, và thủ tục lên Trung tâm điều hành nghiên cứu và thực hiện.

- Làm đầu mối tiếp xúc và phối hợp làm việc với kiểm tra, kiểm toán Trung tâm điều hành, bên ngoài và thanh tra NHNN.

- Làm báo cáo theo chức năng nhiệm vụ của phòng theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc và Trung tâm điều hành;

+ Phòng Tín dụng (Phòng Kế hoạch KD doanh nghiệp và Phòng KH hộ sản xuất và cá nhân)

- Xác định thị trường kinh doanh mục tiêu và đối tượng KH mục tiêu

- Xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia thực hiện chính sách khách hàng và đánh giá việc thực hiện chính sách khách hàng.

- Trực tiếp triển khai các biện pháp Marketing giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ mà Agribank có lợi thế và có thể cung ứng.

- Tổ chức việc đánh giá thực hiện chính sách khách hàng định ký nhằm kịp thời đề xuất điều chỉnh chính sách hoặc điều chỉnh biện pháp triển khai có hiệu quả hơn trong trường hợp cần thiết.

- Trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng với khách hàng.

- Tuỳ theo đặc điểm riêng của từng khách hàng, phối hợp cùng các phòng ban khác thiết kế các loại sản phẩm phù hợp và có tính hấp dẫn đối với KH.

-Thực hiện nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.

- Bộ phận quan hệ khách hàng sẽ tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và thông tin khách hàng sang bộ phận phân tích tín dụng.

+ Phòng thẩm định

- Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng

+ Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 1 khách hàng, 1 ngành nghề, lĩnh vực, các nhóm khách hàng, ngành nghề, lĩnh vực có liên quan với nhau, 1 loại tiền tệ và tại một địa bàn.

+ Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án phải thực hiện theo chế độ tập thể, bảo đảm tính khách quan.

+ Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và thời hạn cấp tín dụng tuỳ thuộc vào năng lực của chi nhánh.

- Quản lý danh mục đầu tư

- Trực tiếp thẩm định RR từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng.

- Tham gia quy trình phê duyệt tín dụng, tham gia và giám sát quá trình thực hiện các quyết định đã được phê duyệt, tham gia xử lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề.

Như vậy, bộ phận này sẽ kiểm tra thông tin, thực hiện phân tích, đánh giá toàn bộ về khách hàng từ tình hình tài chính, dự án vay vốn, đảm bảo tiền vay... sau đó báo cáo lên cấp phê duyệt tín dụng.

Mô hình này giúp Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất, quản lý rủi ro một cách đúng đắn nhất và phát huy tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ.

4.2.4.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

Đối với mỗi ngân hàng, lực lượng nhân sự đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động nghiệp vụ. Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, là lực lượng lao động mà không một máy móc, công nghệ nào có thể thay thế được thì trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa hết sức to lớn. Trước thực trạng tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, đội ngũ làm công tác tín dụng còn rất non trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề thì việc bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp rất cần thiết.

+ Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác tín dụng:

Định kỳ tổ chức các lớp học đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng về kiến thức chuyên môn cũng như những thay đổi trong việc áp dụng công nghệ mới vào lĩnh vực ngân hàng, sự thay đổi trong cơ chế, chính sách...Các lớp học nên tổ chức tập trung, có kiểm tra, đánh giá kết quả cụ thể. Tổ chức các buổi hội thảo để nhân viên có thể trao đổi những hiểu biết của mình. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho cán bộ có năng lực theo học những khóa đào tạo về chuyên ngành tín dụng ở trong nước cũng như ở nước ngoài..

+ Nâng cao tinh thần và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác tín dụng:

Bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ tín dụng thường xuyên trang bị thêm hiểu biết về pháp luật, thị trường, các lĩnh vực khác về kinh tế - tài chính, tin học và ngoại ngữ. Đồng thời chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ tín dụng, làm cho họ thấy được vai trò, vị trí và trách nhiệm lớn lao của mình trong sự nghiệp kinh doanh của ngành để ngày càng có sự nỗ lực trong công việc.

Chi nhánh cần có những chính sách ưu đãi để nâng cao tinh thần, trách nhiệm và tinh thần vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi cán bộ. Cấp trên cần có chế độ khen thưởng những cán bộ làm tốt và có biện pháp xử lý kịp thời những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm trong phòng chống rủi ro, thiếu đạo đức trong hoạt động tín dụng.

4.2.4.3. Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý rủi ro, đặc biệt cán bộ làm công tác thẩm định

Việc thẩm định cho vay tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được thực hiện bởi các phòng khách hàng. Do đó cần phải có chính sách đào tạo ngắn hạn và dài hạn nâng cao hơn nữa trình độ của cán bộ tín dụng.

Chính sách đào tạo ngắn hạn

Tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho tất cả các cán bộ tín dụng về kiến thức chuyên môn, áp dụng công nghệ mới, sự thay đổi trong cơ chế chính sách

Hiện nay, các khóa đào tạo ngắn hạn tại Agribank được tổ chức tại trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Agribank. Tuy nhiên, vì địa điểm của trường xa, nên mỗi khóa học chi nhánh chỉ cử 1 vài cán bộ đi học nên nhiều khi gây khó khăn cho cán bộ tín dụng, làm giảm hiệu quả, khả năng tiếp thu kiến thức mới của tất cả cán bộ tín dụng. Thời gian tới chi nhánh cần bổ sung thêm nhiều hình thức đào tạo từ xa: như học trực tuyến, mời thầy dậy trực tiếp tại chi nhánh để nhiều cán bộ tín dụng được trực tiếp tham gia khóa học và giảm chi phí đào tạo.

Chính sách đào tạo dài hạn

Hiện nay, chi nhánh chưa có chính sách đào tạo dài hạn. Thời gian tới, chi nhánh cần có chính sách đào tạo dài hạn để đào tạo các cán bộ cấp cao và cán bộ nguồn nhằm nâng cao năng lực QLRRTD tại chi nhánh như:

- Cử cán bộ đi học nước ngoài (1-2 năm) chuyên ngành tài chính ngân hàng hay 1 số chuyên ngành liên quan, học hỏi kinh nghiệm QLRRTD của một số nước trên thế giới, áp dụng phù hợp với tình hình phát triển của chi nhánh.

- Cử cán bộ đi học dài hạn trong nước (trình độ thạc sỹ, tiến sỹ) (1- 2 năm) chuyên ngành tài chính ngân hàng và 1 số chuyên ngàng liên quan (Thẩm định giá..) Hỗ trợ 100% học phí, chi phí vé, ăn ở cho cán bộ được cử đi học, có điều kiện sau đào tạo.

Bên cạnh đó, phòng Hành chính nhân sự thực hiện chế độ thưởng cho những cán bộ tín dụng xuất sắc. Tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có đánh giá các cán bộ tín dụng hàng tháng thông qua chỉ tiêu kế hoạch cũng như chất lượng hồ sơ, chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, có nhiều cán bộ xuất sắc vượt mức doanh số đề ra, chất lượng tín dụng tốt vẫn không có chế độ đãi ngộ hợp lý dẫn đến tinh thần trách nhiệm giảm sút. Chi nhánh cần đưa vào quy chế thưởng cho cán bộ dựa vào doanh số, mức dư nợ bình quân hoặc lợi nhuận tín dụng của các khách hàng mà cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định, giám sát theo các bậc khác nhau. Tiền thưởng sẽ trích ra từ lợi nhuận tín dụng tăng thêm so với mức khoán của mỗi cán bộ. Ngoài ra sự khen thưởng, động viên tinh thần cũng là một động lực nâng cao trách nhiệm, nhiệt tình của cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)