Nhƣ đã thảo luận ở chƣơng 1, có 7 giả thuyết cần kiểm định.
- Giả thuyết 1 phát biểu: Niềm tin của người tiêu dùng vào có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua hàng qua mạng xã hội. Có nghĩa rằng niềm tin của ngƣời tiêu dùng càng tăng thì ý định mua hàng càng tăng và ngƣợc lại. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa niềm tin của ngƣời tiêu dùng (NT) và ý định mua hàng qua mạng xã hội của ngƣời tiêu dùng (YD) là 0.295 với sai lệch chuẩn se=0.039. Ƣớc lƣợng này có mức ý nghĩa thống kê p =0.000 (bảng 3.4). Nhƣ vậy giả thuyết này đƣợc chấp nhận. Điều này cho thấy rằng khi ngƣời tiêu dùng tin tƣởng vào một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó bán hàng qua mạng xã hội thì họ sẽ có xu hƣớng có ý định mua hàng của ngƣời bán đó. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, mối quan hệ này không cao so với các quan hệ khác trong mô hình. Điều này có nghĩa là để cho ngƣời tiêu dùng thể hiện ý định mua hàng thì họ phải có niềm tin nhƣng điều này chƣa đủ. Nếu họ không có niềm tin ở ngƣời bán thì họ không có ý định mua hàng. Nhƣng họ tin ngƣời bán nhƣng họ không cảm nhận đƣợc sự hữu dụng hay cần thiết phải mua thì cũng khó có thể dẫn đến ý định mua hàng.
- Giả thuyết 2 đƣợc phát biểu là: Ý kiến từ các diễn đàn và nhóm có tác động tích cực đến niềm tin của người tiêu dùng khi mua hàng qua mạng xã hội. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa các ý kiến từ diễn đàn và nhóm về hoạt động bán hàng của ngƣời bán qua mạng xã hội (DD) và niềm tin của ngƣời tiêu dùng (NT) là 0.324 với sai lệch chuẩn se =0.022. Ƣớc lƣợng này có mức ý nghĩa thống kê p =0.000 (bảng 3.4). Nhƣ vậy giả thuyết này đƣợc chấp nhận. Điều này cho thấy rằng khi có ý kiến tích cực từ các diễn đàn hay hội nhóm về sản phẩm của ngƣời bán bán qua mạng xã hội thì sẽ tác động tích cực đến niềm tin của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm mà ngƣời bán bán qua mạng xã hội.
- Giả thuyết 3 đƣợc phát biểu là: Xếp hạng và đánh giá người bán trên mạng xã hội có tác động tích cực đến niềm tin người tiêu dùng khi mua hàng qua mạng xã hội. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa hoạt động xếp hạng đánh giá ngƣời bán trên mạng xã hội (XH) và niềm tin của ngƣời tiêu dùng (NT) là 0.21 với sai lệch chuẩn se = 0.015. Ƣớc lƣợng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0.000 (bảng 3.4). Nhƣ vậy giả thuyết này đƣợc chấp nhận. Điều này cho thấy rằng khi ngƣời bán đƣợc xếp hạng và đánh giá cao trên mạng xã hội thì sẽ tác động tích cực đến niềm tin của ngƣời tiêu dùng vào ngƣời bán.
- Giả thuyết 4 đƣợc phát biểu là: Gợi ý và kiến nghị từ nhóm tham khảo có tác động tích cực đến niềm tin người tiêu dùng khi mua hàng qua mãng xã hội. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa ý kiến của nhóm tham khảo (TK) và niềm tin của ngƣời tiêu dùng (NT) là 0.513 với sai lệch chuẩn se = 0.022. Ƣớc lƣợng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0.000 (bảng 3.4). Nhƣ vậy giả thuyết này đƣợc chấp nhận. Điều này cho thấy rằng ký kiến từ nhóm tham khảo: bạn bè, ngƣời thân,… có tác động rất tích cực đến niềm tin ngƣời tiêu dùng vào ngƣời bán hàng qua mạng xã hội. Mặt khác, cần chú ý rằng, mối quan hệ này là cao nhất khi tác động đến niềm tin của khách hàng. Do vậy doanh nghiệp hay cá nhân khi bán hàng cần phải đảm bảo đƣợc chất lƣợng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sao cho thỏa mãn đƣợc nhƣ cầu của ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng một khi đã hài lòng thì họ sẵn sàng giới thiệu và chia sẻ với ngƣời khác kinh nghiệm mua hàng của mình. Đây có lẽ là hình thức marketing rẻ nhất mà hiệu quả nhất cho ngƣời bán.
- Giả thuyết 5 đƣợc phát biểu là: Cam kết bảo mật thông tin khách hàng của người bán có tác động tích cực đến niềm tin của người tiêu dùng khi mua hàng qua mạng xã hội. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa việc cam kết bảo mật thông tin của khách hàng (BM) và niềm tin ngƣời tiêu dùng (NT) là 0.118 với sai lệch chuẩn se = 0.012. Ƣớc lƣợng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0.000 (bảng 3.4). Nhƣ vậy giả thuyết này đƣợc chấp nhận. Điều này cho thấy rằng ngƣời bán càng bảo mật thông tin cho khách hàng thì khách hàng càng có niềm tin. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, mối quan hệ này là thấp nhất khi tác động đến niềm tin ngƣời tiêu dùng. Điều này thể hiện rằng mặc dù bảo mật là một trong những yếu tố tác động đến niềm tin ngƣời tiêu dùng, tuy nhiên ngƣời Việt Nam chƣa thực sự coi bảo mật thông tin cá nhân là một việc làm cần thiết đối với họ.
- Giả thuyết 6 đƣợc phát biểu là: Nhận thức về tính hữu dụng của người tiêu dùng về việc mua hàng qua mạng xã hội có tác động tích cực đến niềm tin của họ trong việc mua hàng qua mạng xã hội. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa việc ngƣời tiêu dùng nhận thức đƣợc tính hữu dụng khi mua hàng qua mạng xã hội (HI) và niềm tin của họ (NT) là 0.219 với sai lệch chuẩn se = 0.021. Ƣớc lƣợng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0.000 (bảng 3.4). Nhƣ vậy giả thuyết này đƣợc chấp nhận. Điều này cho thấy rằng khi ngƣời tiêu dùng nhận thức đƣợc tính hữu ích của việc mua hàng qua mạng xã hội thì họ có xu hƣớng tin vào ngƣời bán nhiều hơn.
- Giả thuyết 7 đƣợc phát biểu là: Nhận thức về tính hữu dụng của người tiêu dùng về việc mua hàng qua mạng xã hội có tác động tích cực đến ý định mua hàng qua mạng xã hội của họ. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa việc ngƣời tiêu dùng nhận thức đƣợc tính hữu dụng khi mua hàng qua mạng xã hội (HI) và ý định mua hàng của họ (YD) là 0.639 với sai lệch chuẩn se=0.032. Ƣớc lƣợng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0.000 (bảng 3.4). Nhƣ vậy chúng ta không thể từ chối giả thuyết 7 đƣợc. Điều này cho thấy rằng ý định mua hàng của ngƣời tiêu dùng sẽ càng tăng lên khi mà họ nhận thức đƣợc mua hàng qua mạng xã hội hữu ích đối với họ nhƣ thế nào. Mặt khác, chúng ta nhận thấy mức độ tác động của nhận thức đƣợc tính hữu dụng của việc mua hàng qua mạng xã hội là tác động mạnh nhất đến ý
định mua hàng của ngƣời tiêu dùng. Do vậy, việc tăng cƣờng nhận thức của ngƣời tiêu dùng là vô cùng quan trọng.