Kết quả của các mô hình đo lƣờng cho thấy, sau khi bổ sung và điều chỉnh, các thang đo đều đạt đƣợc độ tin cậy và giá trị cho phép. Kết quả này có những ý nghĩa sau đây:
Một là, về mặt phƣơng pháp nghiên cứu, nghiên cứu này góp phần vào hệ thống thang đo đo lƣờng trên thế giới về mạng xã hội, niềm tin, nhận thức về tính hữu dụng và ý định mua hàng của ngƣời tiêu dùng bằng cách bổ sung vào nó một hệ thống thang đo có giá trị tại thị trƣờng Việt Nam. Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng trong lĩnh vực marketing và quản trị Việt Nam và trên thế giới có đƣợc hệ thống thang đo để thực hiện các nghiên cứu của mình tại thị trƣờng Việt Nam. Hơn nữa, hệ thống thang đo này có thể làm cơ sở để hình thành hệ thống thang đo thống nhất trong các nghiên cứu đa quốc gia về chấp nhận thƣơng mại qua mạng xã hội. Điều này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu về thƣơng mại điện tử quốc tế, vì hiện nay một trong những khó khăn trong lĩnh vực này là thiếu hệ thống thang đo cơ sở tại từng nƣớc để thiết lập hệ thống tƣơng đƣợng về đo lƣờng, đặc biệt là tại các nƣớc đang phát triển.
Hai là, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử có thể sử dụng các thang đo này cho các nghiên cứu của mình. Cũng nên chú ý rằng, ý nghĩa chính của kết quả này là nếu đo lƣờng một khái niệm (biến) tiềm ẩn bằng nhiều biến quan sát (biến đo lƣờng) sẽ làm tăng giá trị và độ tin cậy của đo lƣờng chứ không nhất thiết phải đo lƣờng đúng số lƣợng biến quan sát đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này. Các biến quan sát này có thể đƣợc điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp từng thị trƣờng.
Cuối cùng, kết quả của mô hình đo lƣờng trong nghiên cứu này góp phần kích thích các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học hành vi nói chung và thƣơng mại điện tử nói riêng là các thang đo đo lƣờng trong nghiên cứu phải đƣợc đánh giá giá trị và độ tin cậy khi dùng chúng để đo lƣờng. Nếu việc này không đƣợc thực
hiện một cách hợp lý thì giá trị của kết quả nghiên cứu sẽ là một vấn đề cần đƣợc xem xét lại.