Kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp mô hình lý thuyết với thông tin thị trƣờng cũng nhƣ việc chấp nhận các giả thuyết đề ra trong nghiên cứu này đƣa ra một số ý nghĩa thiết thực cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và ngƣời bán thực hiện các hoạt động bán hàng qua mạng xã hội.
Nhƣ chúng ta đã biết, tạo đƣợc niềm tin của ngƣời của ngƣời tiêu dùng đối với doanh nghiệp hay ngƣời bán hàng là một lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng. Một khi ngƣời tiêu dùng có niềm tin với ngƣời bán thì họ sẽ có xu hƣớng tăng ý định mua hàng của họ khi họ có nhu cầu. Tuy nhiên, niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp hay ngƣời bán hàng qua mạng xã hội không thể đƣợc tạo dựng nên từ các chƣơng trình quảng cáo hay các khuyến mại rầm rộ. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các yếu tố chính tạo nên niềm tin của ngƣời tiêu dùng khi mua hàng qua mạng xã hội đó là:
Thứ nhất, thông qua các diễn đàn và nhóm, các thông tin về chất lƣợng sản phẩm dịch vụ và thái độ phục vụ của ngƣời bán sẽ đƣợc thảo luận và đánh giá. Đó là một nguồn thông tin tƣơng đối chính xác để ngƣời tiêu dùng tham khảo trƣớc khi mua hàng. Chính vì vậy, diễn đàn và nhóm có tác động đến niềm tin của ngƣời tiêu dùng vào ngƣời bán qua mạng xã hội.
Thứ hai, thông qua hoạt động xếp hạng và đánh giá ngƣời bán trên trang mạng xã hội của ngƣời bán, ngƣời tiêu dùng có cơ sở để đánh giá chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ ngƣời bán. Đây cũng là một cơ sở làm tăng độ tin cậy của ngƣời tiêu dùng vào ngƣời bán.
Thứ ba, ý kiến từ nhóm tham khảo nhƣ ngƣời thân trong gia đình hay bạn bè là một nguồn thông tin rất đáng tin cậy cho ngƣời tiêu dùng. Chính vì vậy những ý kiến tích cực từ nhóm tham khảo giúp củng cố niềm tin của ngƣời tiêu dùng. Đây là nhóm yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp hay ngƣời bán hàng cá nhân cần phải chú ý. Để có đƣợc những ý kiến tích cực từ nhóm tham khảo cách duy nhất là doanh
nghiệp và ngƣời bán phải luôn nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ chất lƣợng sau bán hàng.
Thứ tƣ, cách bảo mật thông tin cá nhân ngƣời tiêu dùng của ngƣời bán giúp ngƣời tiêu dùng cảm thấy an tâm khi mua hàng. Tuy nhiên, theo kết quả của nghiên cứu này thì ngƣời tiêu dùng Việt Nam chƣa thực sự quan tâm đến vấn đề về bảo mật thông tin. Bởi vì trên thực tế ngƣời Việt Nam thƣờng có xu hƣớng mua hàng qua mạng nhƣng nhận hàng rồi mới thanh toán bằng tiền mặt sau và rất ít thanh toán qua các thẻ tín dụng. Do vậy, dƣờng nhƣ ngƣời bán hàng qua mạng xã hội ở Việt Nam mới chỉ sử dụng hình thức bảo mật thông tin của khách hàng bằng cách ngay khi khách hàng cung cấp thông tin số điện thoại và địa chỉ mua hàng thì thông tin ngay lập tức đƣợc ẩn đi để tránh trƣờng hợp khách hàng bị lộ thông tin cá nhân. Một mặt tránh bị mất khách hàng bởi đối thủ cạnh tranh khách hàng, mặt khác tránh cho khách hàng bị làm phiền.
Ngoài các yếu tố khách quan từ mạng xã hội thì một yếu tố chủ quan từ phía ngƣời tiêu dùng có tác động đến niềm tin của họ khi mua hàng, đó là nhận thức của họ về tính hữu dụng khi mua hàng qua mạng xã hội. Mua hàng qua mạng xã hội vừa thuận tiện vừa tiết kiệm đƣợc thời gian của ngƣời tiêu dùng. Mặt khác họ có thể có cơ hội để so sánh nhiều gian hàng cùng một lúc trƣớc khi đƣa ra quyết định.
Cuối cùng, mô hình lý thuyết về chấp nhận hoạt động thƣơng mại qua mạng xã hội này góp phần bổ sung vào hệ thống lý thuyết về thƣơng mại điện tử qua mạng xã hội đã có trên thị trƣờng thế giới. Ứng dụng cho các mô hình nghiên cứu tiếp theo ở các thị trƣờng khác, đặc biệt là tại các thị trƣờng có nền kinh tế chuyển đổi nhƣ Việt Nam.