.2 Giới thiệu chung về Công ty BZ và Công ty ABC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ac thực hiện​ (Trang 71 - 76)

nghiên cứu tổng thể về quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương như sau:

Bảng 4.2 Giới thiệu chung về Công ty BZ và Công ty ABC Công ty BZ Công ty BZ (Nhóm 1) Công ty ABC (Nhóm 2) Hình thức sở hữu vốn Công ty Cổ phần Công ty TNHH 100% vốn nước ngoài Lĩnh vực kinh doanh Sản xuất Dịch vụ Ngành nghề kinh doanh Sản xuất các sản phẩm từ plastic.

Dịch vụ nghiên cứu thị trường và dịch vụ tư vấn quản lý doanh nghiệp

Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu “Quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản

trích theo lương trong kiểm toán BCTT do A&C thực hiện” tại Công ty BZ và Công

ty ABC.

Chương trình kiểm toán khoản tiền lương và các khoản trích theo lương được A&C thiết kế như sau:

Bảng 4.3 Chương trình kiểm toán khoản tiền lương và các khoản trích theo lương

1 LẬP BIỂU TỔNG HỢP / LEAD SCHEDULE

1.1 Lập Biểu tổng hợp theo từng chỉ tiêu: Phải trả người lao động, KPCĐ, BHXH, BHYT, Dự phòng trợ cấp mất việc làm.

1.2 Đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu tổng hợp, Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái với số dư cuối năm trước, Báo cáo tài chính và hồ sơ kiểm toán năm trước

1.3 Đối chiếu số liệu cuối kỳ trên Biểu tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết và Báo cáo tài chính

2 CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN / ACCOUNTING POLICIES

2.1 Xem xét xem chính sách lương, phụ cấp, thù lao, thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ, Dự phòng trợ cấp thôi việc có phù hợp với luật và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp không

3 THỦ TỤC PHÂN TÍCH / ANALYTICAL PROCEDURES

3.1 So sánh tổng chi phí tiền lương và tiền lương của từng bộ phận của kỳ này so với kỳ trước. Tìm hiểu và thu thập giải thích cho các biến động bất thường.

3.2 So sánh số dư các khoản phải trả người lao động, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cuối kỳ so với cuối năm trước. Tìm hiểu và thu thập giải thích cho các biến động bất thường.

3.3 So sánh chi phí tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN giữa các tháng (quí) trong kỳ. Tìm hiểu và thu thập các giải thích cho các biến động bất thường.

3.4 Ước tính BHXH, BHYT, BHTN theo quy định và so sánh với thực tế ghi nhận. Thu thập giải thích cho sự khác biệt (nếu có). Tìm hiểu và thu thập giải thích cho các chênh lệch.

4 KIỂM TRA CHI TIẾT / SUBSTANTIVE PROCEDURES

4.1 Phải trả người lao động

4.1.1 Kiểm tra chi phí tiền lương trong kỳ với quỹ lương hoặc đơn giá tiền lương được giao.

4.1.2 Đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán với Bảng lương hàng tháng. Đảm bảo chi phí tiền lương được phân loại phù hợp (tiền lương cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, bộ phận bán hàng, bộ phận trực tiếp sản xuất, bộ phận sản xuất chung,…).

4.1.4 Chọn mẫu một số kỳ chi lương để kiểm tra xem việc chi lương có phù hợp bảng lương và có ký nhận của nhân viên không.

4.1.5 Đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Biên bản quyết toán của cơ quan Bảo hiểm xã hội về BHXH, BHYT, BHTN.

4.2 Thu nhập các thành viên quản lý chủ chốt

4.2.1 Kiểm tra thu nhập của các thành viên quản lý chủ chốt xem có phù hợp với các nghị quyết Nghị quyết đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên/HĐQT, hợp đồng lao động và được đóng thuế thu nhập cá nhân đầy đủ không

5 XEM XÉT KỸ LƯỠNG / SCRUTINY

5.1 Đọc lướt qua sổ chi tiết các tài khoản phải trả người lao động, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN để phát hiện các nghiệp vụ bất thường và kiểm tra với chứng từ gốc.

(Nguồn: Trích Working paper Biểu BPC của A&C)

Sau đây, tiến hành tìm hiểu chương trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương do A&C thực hiên tại Công ty BZ và ABC (do A&C xây dựng chương trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương tương tự nhau cho hầu hết khách hàng nên chọn Công ty BZ làm minh họa chính) theo trình tự sau:

Tìm hiểu về khách hàng

KTV A&C tìm hiểu và thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng như: Lĩnh vực kinh doanh, thông tin và tình hình hoạt động của doanh nghiệp,...Điều này hết sức quan trọng giúp KTV có cái nhìn khái quát về hoạt động của đơn vi.

Công ty BZ: (Khách hàng nhóm 1) - Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất.

- Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần.

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất các sản phẩm từ plastic.

- Số lượng nhân viên: 45 người (không có lao động người nước ngoài)  Công ty ABC: (Khách hàng nhóm 2)

- Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ.

- Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH 100% vốn nước ngoài.

- Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ nghiên cứu thị trường và dịch vụ tư vấn quản lý doanh nghiệp

- Số lượng nhân viên: 140 người (có lao động người nước ngoài)

Chính sách kế toán áp dụng

Công ty BZ:

- Chế độ kế toán: Áp dụng Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006; và các thông tư, hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của BTC.

- Hình thức kế toán áp dụng : Nhật ký chung. - Cách tính lương: Tính lương theo sản phẩm - Các khoản trích theo lương:

+ BHXH= 26% * Tổng quỹ lương. + BHYT = 4,5% * Tổng quỹ lương. + BHTN = 2% * Tổng quỹ lương.

+ Kinh phí công đoàn = 2% * Lương đóng bảo hiểm xã hội.

=>Chính sách kế toán áp dụng phù hợp với chuẩn mực kế toán và nhất quán với năm 2014

Công ty ABC:

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.

- Chế độ kế toán: Công ty áp dụng Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán Việt Nam theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp.

- Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi số trên máy tính. - Cách tính lương: Tính lương theo thời gian làm việc - Các khoản trích theo lương:

+ BHXH= 26% * Tổng quỹ lương. + BHYT = 4,5% * Tổng quỹ lương. + BHTN = 2% * Tổng quỹ lương.

+ Kinh phí công đoàn = 2% * Lương đóng bảo hiểm xã hội. Lưu ý: Việc trích lập BHXH cho lao động nước ngoài.

=>Chính sách kế toán áp dụng phù hợp với chuẩn mực kế toán và nhất quán với năm 2014

Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ

A. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ:

Phỏng vấn các nhà quản lý, nhân viên giám sát, và những nhân viên khác:

tiến hành phỏng vấn nhân viên của khách hàng để biết rằng hàng tháng đơn vị có tiến hành trả lương theo đúng thời gian quy định hay không, việc chấm công có thực hiện công khai, minh bạch hay không, hàng quý có tiến hành quyết toán BHXH hay không...

Kiểm tra các loại tài liệu và sổ sách

KTV yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu sau:

- Sổ kế toán chi tiết có liên quan đến chi phí tiền lương và các khoản phải trả người lao động, KPCĐ, BHXH, BHTN, dự phòng trợ cấp mất việc làm năm.

- Thỏa ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động, các chính sách, quy định liên quan đến tiền lương.

- Bảng tính lương, KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN, dự phòng trợ cấp mất việc làm năm, Bảng tổng hợp chi phí tiền lương theo từng bộ phận năm.

- Các biên bảng quyết toán BHXH, BHYT, BHTN.

Các tài liệu trên là bắt buộc khi tiến hành bất kỳ cuộc kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương. Ngoài ra, KTV có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các thông tin, số liệu, tài liệu khác tùy vào tính chất của mỗi cuộc kiểm toán.

Tìm hiểu và quan sát các hoạt động kiểm soát và hệ thống KSNB của đơn vị

Việc tìm hiểu và đánh giá về hệ thống KSNB giúp KTV xác định các loại sai sót tiềm tàng, xem xét các yếu tố ảnh hưởng có thể dẫn đến rủi ro làm BCTC bị sai sót trọng yếu, thiết kế các thử nghiệm cơ bản và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán.

Các thử nghiệm kiểm soát

Sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB của đơn vị, KTV tiến hành các thủ nghiệm kiểm soát dưới dạng Bảng câu hỏi về KSNB tại Biểu 5.12.5 .

Dưới đây, là kết quả sau khi tiến hành các thử nghiệm kiểm soát tại Công ty BZ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ac thực hiện​ (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)