Kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ac thực hiện​ (Trang 106 - 116)

CHƯƠNG 5 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

4.2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương trong

lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C thực hiện

Quy trình kiểm toán:

Công ty nên thiết kếquy trình kiểm toán riêng cho từng loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty có thể bổ sung và thiết kế mới các yếu tố trong quy trình kiểm toán mẫu đã được áp dụng từ trước và đổi mới những yếu tố lỗi thời không còn phù hợp với hiện tại.

Việc có một quy trình kiểm toán riêng hiệu quả là rất quan trọng. Điều đó mang lại lợi thế rất lớn cho công ty trong vấn đề giảm rủi ro kiểm toán, tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo uy tín trên thị trường.

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng:

Công ty nên sắp xếp thực hiện các thủ tục KSNB nói chung, cũng như KSNB đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng trong giai đoạn kiểm toán sơ bộ khách hàng.

Trong giai đoạn này, thời gian cho KTV là tương đối thoải mái hơn nên việc tìm hiểu này sẽ được thực hiện kỹ hơn so với lúc kiểm toán cuối năm. Các thủ tục KSNB vừa giúp KTV có cái nhìn tổng quát về hệ thống KSNB, vừa đạt được thông tin chi tiết về từng bộ phận trong hệ thống KSNB, hướng dẫn KTV thu thập thông tin và

thể hiện đầy đủ kết quả tìm hiểu quy chế KSNB nói chung hoặc từng phần của hệ thống KSNB.

Thủ tục phân tích:

Trong khi thực hiện thủ tục phân tích, KTV có thể phân tích ngang, so sánh số liệu chi phí tiền lương và số lượng nhân viên qua các kì, phân tích dọc, so sánh các chỉ tiêu tài chính liên quan đến chi phí tiền lương và số lượng nhân viên. Hơn nữa, KTV có thể sử dụng các thông tin, chỉ số tiêu chuẩn của ngành làm cơ sở so sánh với những chỉ tiêu mà KTV tính toán được.KTV có thể sử dụng số liệu của các công ty khác trong ngành và so sánh với những thông tin của khách hàng để có cái nhìn chung nhất về tình hình tiền lương và nhân viên tại đơn vị khách hàng.

Bên cạnh đó, KTV cũng cần xem xét xu hướng chung của ngành hiện nay hoặc sử dụng các thông tin phi tài chính như các chính sách của Nhà Nước về việc tăng lương cơ bản hay điều kiện KTXH,… nhằm đưa ra được lời giải thích khoản chênh lệch hay biến động bất thường. Việc phân tích nhiều chỉ tiêu phi tài chính và tài chính giúp cho KTV có được cái nhìn rõ ràng hơn về những sự kiện bất thường xảy ra.

Ngoài ra, KTV có thể kết hợp giữa phân tích ngang và phân tích dọc để có thể khoanh vùng rủi ro chính xác, thu thập các bằng chứng thích hợp từ đó giúp giảm bớt các thủ tục kiểm tra chi tiết, tiết kiệm thời gian và chi phí cho công ty.

Chọn mẫu kiểm tra chi tiết:

Để khắc phục hạn chế trên có thể áp dụng kiểm toán ngoài chứng từ, KTV có thể tiến hành khảo sát việc chấm công tại phòng ban, tổ đội hay yêu cầu công ty bố trí tạo điều kiện gặp trực tiếp các đối tượng cần xác minh.

TÓM TẮT:

Chương trình kiểm toán của A&C được xây dựng rất chi tiết trên cơ sở chương trình kiểm toán mẫu của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam – VACPA. Đồng thời, được Tập đoàn Kiểm toán và Tư vấn quốc tế Baker Tilly xem xét và thông qua.

Tuy nhiên, quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương của A&C vẫn tồn đọng một số hạn chế đã nêu ở trên cần được khắc phục và hoàn thiện trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Lĩnh vực kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán Báo cáo tài chính cũng đã không còn quá xa lạ đối với Việt Nam. Từ khi xuất hiện, hoạt động kiểm toán đã chứng tỏ vai trò không thể thiếu của mình đối với nền kinh tế của đất nước. Hiện nay, kiểm toán Việt Nam đang dần hoàn thiện và bước đầu đạt được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, so với bề dày lịch sử của ngành kiểm toán thế giới thì kiểm toán Việt Nam cũng còn nhiều thiếu sót như chưa có khung pháp lý cụ thể để ràng buộc, đội ngũ KTV có chuyên môn cao còn thiếu và chưa thật sự vững mạnh..

Trong bối cảnh chung đó, tập thể Ban giám đốc và đội ngũ nhân viên của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã nổ lực vượt qua những khó khăn và từng bước khẳng định vị thế của mình trong ngành kiểm toán. Chương trình kiểm toán mà A&C xây dựng khá hoàn thiện so với yêu cầu chung của ngành kiểm toán Việt Nam, đồng thời đáp ứng chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Đặc biệt, Quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản

trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính” được A&C xây dựng rất sát với thực

tế của các doanh nghiệp Việt Nam, tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kiểm toán.

Trong suốt gần 3 tháng thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C, em được tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm toán khách hàng, giúp em bổ sung nhiều kinh nghiệm thực tế quý giá, củng cố những kiến thức đã học. Đồng thời còn giúp em tạo dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động và không ngừng học hỏi.

Bên cạnh đó, em cũng hy vọng rằng những nhận xét và kiến nghị của em được đúc kết trong quá trình thực tập tại Công ty là tài liệu để các anh chị có thể tham khảo. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán và xây dựng môi trường làm việc thuận lợi hơn. Do những hạn chế về kiến thức chuyên môn và thời gian thực tập, khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận được những lời góp ý và sự chỉ bảo tận tình của Qúy thầy cô hướng dẫn và các anh chị KTV trong Công ty A&C.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các văn bản hành chính nhà nước

1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam

2. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

3. Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động số 35/2002/QH10

5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động số 74/2006/QH11

6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động số 84/2007/QH11

7. Bộ luật lao động Việt Nam số 10/2012/QH13.

8. Luật thuế thu nhập cá nhân Số 04/2007/QH12

9. Luật thuế thu nhập cá nhân Số 26/2012/QH13

10. Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính

11.Thông tư số 180/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài chính

12.Theo công văn số 555/BHXH-THU ngày 17/02/2012 của Bảo hiểm Xã hội

Sách chuyên ngành

1. Giáo trình kế toán tài chính phần 1&2 – Bộ môn Kế toán tài chính, khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2014).

2. Giáo trình Kiểm toán – Bộ môn Kiểm toán, khoa Kiểm toán, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2014).

3. PGS.TS Vương Đình Huệ (2004), Giáo trình kiểm toán học viện tài chính, nhà sản xuất tài chính, Hà Nội.

4. Võ Anh Dũng – Chủ biên bộ môn kiểm toán (2011), Kiểm toán, nhà xuất bản lao động xã hội, Tp.HCM.

5. Auditing: An integrated approach (1997), A. A. Arens & J. K. Locbbecke, Prentice Hall.

6. Theo Auditing and Assuarance Services (the sixth) – David.N.Ricchiute.

Trang web điện tử

1. Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam www.vacpa.org.vn 2. Tạp chí Kế toán – Kiểm toán www.tapchiketoan.com

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Biểu 5.05 - Mức trọng yếu

BCTC năm nay Current year financial statements

Dự kiến năm nay (Ghi chú 3) / Current year budget (Note 3)

2015 2015 2014 2013

Tổng tài sản / Total assets 1,037,973,310,399 1,037,674,532,067 1,003,761,831,019 1,049,104,740,081

1% [A] 10,379,733,104 10,376,745,321 10,037,618,310 10,491,047,401 2% [B] 20,759,466,208 20,753,490,641 20,075,236,620 20,982,094,802

Tài sản thuần / Net assets 11,403,077,561 11,492,243,305 98,334,772,076 210,362,491,055

1% [C] 114,030,776 114,922,433 983,347,721 2,103,624,911 2% [D] 228,061,551 229,844,866 1,966,695,442 4,207,249,821

Doanh thu thuần / Net sales 306,400,810,948 306,400,810,948 290,106,290,834 279,688,464,738

0.5% [E] 1,532,004,055 1,532,004,055 1,450,531,454 1,398,442,324 3% [F] 9,192,024,328 9,192,024,328 8,703,188,725 8,390,653,942

Lợi nhuận trước thuế*

/ Pre-tax profit* (86,931,694,515) (86,842,528,771) (112,027,718,979) (134,777,284,419)

5% [G] (4,346,584,726) (4,342,126,439) (5,601,385,949) (6,738,864,221) 10% [H] (8,693,169,452) (8,684,252,877) (11,202,771,898) (13,477,728,442)

Mức trọng yếu / Materiality level

Giai đoạn lập kế hoạch [I] / Planning stage [I] 4,300,000,000 4,800,000,000 4,800,000,000 Tỷ lệ mức trọng yếu thực hiện trên mức trọng yếu tổng thể

(50% - 75%) [J] / Percentage of individual materialality

over overall materiality (50% - 75%) [J] 75% 75% 75% 75% Mức trọng yếu thực hiện [K] / Performance materiality [K] 3,225,000,000 3,225,000,000 3,600,000,000 3,600,000,000 Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (4% của K) /

Threshold (4% of K) 129,000,000 129,000,000 144,000,000 144,000,000 Giai đoạn thực hiện và đưa ra ý kiến /

Execution and opinion stage 4,300,000,000 4,800,000,000 4,800,000,000

BCTC năm trước / Prior year's financial statements

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ac thực hiện​ (Trang 106 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)