Nhận xét về Quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương trong kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ac thực hiện​ (Trang 98 - 103)

CHƯƠNG 5 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Nhận xét về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C

5.1.2 Nhận xét về Quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương trong kiểm

trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C thực hiện

Bảng 5.1Bảng so sánh chương trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương của VACPA với chương trình kiểm toán của A&C thực tế áp dụng

Chương trình theo mẫu VACPA

Chương trình theo mẫu A&C Thực tế tiến hành Thủ tục chung

Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Được đảm

bảo Có áp dụng

Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu với các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).

Được đảm

bảo Có áp dụng

Kiểm tra phân tích

So sánh số dư lương phải trả, các khoản trích theo lương phải trả, dự phòng trợ cấp mất việc làm, qui mô của các khoản phải trả này trong tổng nợ phải trả năm trước, đánh giá những biến động lớn, bất thường.

Được đảm

bảo Có áp dụng

So sánh và phân tích biến động chi phí lương năm nay với năm trước, hàng tháng trong năm trên cơ sở kết hợp với những biến động về nhân sự và chính sách thay đổi lương, đánh giá tính hợp lý.

Được đảm

Kiểm tra chi tiết Được đảm

bảo Có áp dụng Kiểm tra chi tiết bảng lương:

- Chọn một số nhân viên trên bảng lương tiến hành kiểm tra xuyên suốt từ khâu tiếp nhận nhân viên đến lúc chi trả lương.

- Kiểm tra việc tính toán chính xác trên bảng lương về số tiền lương và các khoản trích theo lương. - Kiểm tra cách phân bổ tiền lương và các khoản

trích theo lương giữa bảng lương và sổ cái để đảm bảo chi phí tiền lương được phân bổ phù hợp vào giá thành.

- Đối chiếu các khoản khấu trừ lương với các biên bản quyết toán số phải nộp trong năm, kiểm tra chứng từ nộp tiền.

Được đảm

bảo Có áp dụng

Đối với những doanh nghiệp hưởng lương theo đơn giá lương hoặc quỹ lương đã được duyệt, cần so sánh tiền lương thực tế với tiền lương đã được phê duyệt, yêu cầu giải trình những chênh lệch và kiểm tra sự phê duyệt (nếu cần).

Được đảm

bảo Có áp dụng

Kiểm tra chính sách nhân sự của DN, thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo các khoản phải trả cho người lao động đã được ghi nhận đầy đủ, đúng kỳ như tiền thưởng, tiền hoa hồng...

Được đảm

bảo Có áp dụng

Đối chiếu với lương phải trả cuối năm với bảng lương đã được phê duyệt hoặc chứng từ chi trả lương phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, đánh giá các chênh lệch (nếu có). Kiểm tra và đối chiếu tờ khai quyết toán thuế TNDN để đảm bảo đã loại trừ khỏi chi phí tính thuế đối với khoản tiền lương đã trích nhưng chưa thanh toán cho đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.

Được đảm

Kiểm tra việc đánh giá lại đối với các số dư phải trả lương có gốc ngoại tệ tại ngày khóa sổ kế toán và cách hạch toán chênh lệch tỷ giá.

Được đảm

bảo Có áp dụng

Kiểm tra tính trình bày lương phải trả, các khoản trích theo lương và dự phòng trợ cấp mất việc làm trên các BCTC. Được đảm bảo Có áp dụng Các thủ tục kiểm toán khác Các thủ tục kiểm toán bổ sung Có áp dụng A. Ưu điểm

Chất lượng kiểm toán:

Công ty A&C thực hiện kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo quy trình kiểm toán VACPA một cách khoa học, đầy đủ và tuân thủ chặt chẽ chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.

Hơn nữa, chương trình A&C đang áp dụng chi tiết và cụ thể hơn rất nhiều so với quy trình mẫu. Ngoài những thủ tục cơ bản của chương trình mẫu, A&C đã xây dựng và bổ sung những thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết cụ thể hơn.

Thủ tục ước tính:

Điểm nổi bật trong quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương của A&C là thiết kế thêm thủ tục ước tính (BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ).

Thủ tục này giúp cho quá trình kiểm toán tiến hành nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, còn giúp KTV thấy được sự chênh lệch đáng kể (nếu có) giữa số ước tính của mình với số của đơn tính, thuận lợi cho việc giải thích và tìm hiểu nguyên nhân. Đồng thời giảm nhẹ các thủ tục kiểm tra chi tiết trong trường hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị phát sinh quá nhiều.

Công tác lưu trữ hồ sơ:

Công tác lưu trữ hồ sơ và bảo mật của công ty rất tốt nên khi thực hiện kiểm toán từ những năm trước, KTV có thể biết được những chiến lược và mục tiêu của khách hàng trong năm nay từ đó biết được các mục tiêu đó ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ tiêu tài chính năm nay của khách hàng do vậy chương trình kiểm toán của công ty được thay đổi, cập nhật và điều chỉnh sao cho phù hợp với từng thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

B. Nhược điểm

Quy trình kiểm toán:

Thực hiện theo quy trình kiểm toán mẫu cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sẽ dẫn đến tốn kém thời gian, công sức và giảm hiệu quả công việc đối với loại hình, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp khách hàng không thường niên của Công ty.

Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng:

Theo tình hình chung tại Công ty A&C, cũng như các thủ tục KSNB khác, hệ thống KSNB đối với chương trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương mới được xây dựng trong Biểu 5.12.5 những năm gần đây nên trong quá trình áp dụng vẫn còn nhiều hạn chế cần phải hoàn thiện.

Thủ tục phân tích:

Trong quá trình ki ểm toán chu trình tiền lương thì thủ tục phân tích là một thủ tục quan trọng mà KTV đã thực hiện trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, thực tế việc phân tích được các KTV tiến hành mới chỉ chú trọng tớiso sánh chi phí tiền lương giữa các tháng, quý, năm.

Dẫn chứng trong kiểm toán chu trình tiền lương tại Công ty ABC, thủ tục phân tích được áp dụng thường là thủ tục phân tích ngang thông qua việc xem xét sự biến động của tiền lương và nhân viên giữa các tháng trong năm hoặc so sánh tiền lương trung bình của nhân viên giữa năm nay và năm trước. Trong việc tiến hành thủ tục phân tích qui trình tiền lương, KTV đã bỏ qua rất nhiều chỉ tiêu liên quan đến sức hao phí như chi phí tiền lương/ lợi nhuận sau thuế,...

Chọn mẫu kiểm tra chi tiết:

Thực tế khi tiến hành chọn mẫu kiểm toán, KTV thường tiến hành chọn các nghiệp vụ phát sinh có số dư lớn vì chúng có rủi ro cao. Mặc khác, KTV cũng căn cứ trên kinh nghiệm kiểm toán của mình để tiến hành chọn mẫu đối với những nghiệp vụ bất thường và điều này hoàn toàn mang tính xét đoán nghề nghiệp, chủ quan của KTV.

Trong trường hợp đối với các khách hàng thường xuyên thì nguyên tắc chọn mẫu này rất dễ bị khách hàng nắm bắt.Ngoài ra, đôi khi không chắc chắn sai sót xảy ra ở những nghiệp vụ có số dư lớn mà lại xảy ra ở những nghiệp vụ có số dư nhỏ nhưng tần suất sai sót lại tương đối lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ac thực hiện​ (Trang 98 - 103)