1.1.2.Thu thập các mẫu máu người bệnh đái tháo đường type

Một phần của tài liệu Xây dựng ngân hàng dữ liệu hệ protein huyết thanh người việt nam để đối phó chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2 và ung thư (Trang 27 - 30)

Để có thể sử dụng các chỉ thị sinh học phục vụ cho việc chẩn đoán sớm bệnh ĐTĐT2 thì việc quan trọng là phải có sự phối hợp với các bệnh viện trong việc tuyển chọn các mẫu có nguy cơ hoặc đã chắc chắn được chẩn đoán là mắc bệnh này. Với mục đích như vậy, chúng tôi đã tiến hành phối hợp với Bệnh viện Nội tiết Trung ương thu thập, tuyển chọn 100 mẫu bệnh ĐTĐT2 ở các giai đoạn khác nhau (danh sách xem trong phần phụ lục). Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã đề ra các tiêu chí lựa chọn mẫu theo 3 giai đoạn của bệnh như sau:

(1) Thời kỳ sớm (tiền lâm sàng): hàm lượng glucose máu bình thường (Glucose từ 6-7 mmol/l) nhưng có biểu hiện biểu hiện lâm sàng về các chỉ tiêu khác (huyết áp, BMI, nồng độ các chỉ tiêu lipid máu tăng…): 20 mẫu.

Lúc này bệnh nhân có nồng độ máu chưa tăng nhưng có rối loạn dung nạp glucose, yếu tốđi kèm là lười vận động, có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐT2 và có các biểu hiện về rối loạn các chỉ số lipid máu, BMI tăng trên mức bình thường.

(2) Bệnh ĐTĐT2 ở giai đoạn nhẹ: Thời kì này ở bệnh nhân đường máu đã tăng trên mức bình thường nhưng chưa xuất hiện các biến chứng bệnh: (60 mẫu)

Nồng độđường máu lúc đói (sau ăn ít nhất 8 giờ) > 7,0 mmol/l Nồng độđường máu lúc no (sau ăn 2 giờ) > 11,1 mmol/l

(3) Bệnh ĐTĐT2 giai đoạn bệnh toàn phát (giai đoạn nặng): Thời kỳ bệnh nhân có nồng độđường máu cao (nồng độđường máu lúc đói > 14, lúc no > 20 mmol/l) và đã xuất hiện các biến chứng của bệnh (ở mắt, tay chân, tim mạch…): (20 mẫu).

Chúng tôi đã lập các phiếu khai lấy mẫu (Phụ lục 3) của những bệnh nhân (tình nguyện) trong đó có các thông số: (1) Thông tin chung về bệnh nhân gồm kí hiệu mẫu, địa điểm lấy mẫu, họ và tên bệnh nhân, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, địa chỉ hiện tại, nghề nghiệp, tiền sử gia đình (ông bà, bố mẹ, anh chị em… có ai đã mắc bệnh ĐTĐT2)…; (2)

Các yếu tố liên quan đến lối sốngcủa bệnh nhân (hay uống rượu bia, ăn thịt mỡ, luyện tập thường xuyên); (3) Các chỉ số lâm sàng (huyết áp, vòng eo, chiều cao, cân nặng, BMI); (4)

Các chỉ số sinh hóa máu (nồng độ glucose huyết tương lúc đói, lúc no sau ăn 2 giờ, Hb1ac, cholesterol, HDL-C, LDL-C, triglyceride, C-peptide, insulin); (5) Tình trạng bệnh (ngày vào Viện, số bệnh án, chẩn đoán bệnh, phương pháp dùng để chẩn đoán và phân loại bệnh, đã điều trị bằng thuốc gì, tình trạng sức khỏe). Ưu tiên lựa chọn các mẫu bệnh nhân chưa điều trị bằng bất cứ loại thuốc nào. Cuối cùng có chữ kí xác nhận của bệnh nhân tình

27

nguyện cung cấp mẫu phục vụ cho nghiên cứu khoa học và chữ kí của bác sĩ khám và chỉ định lấy mẫu.

Trên cơ sở các tiêu chí đã đề ra đó chúng tôi đã thu thập được 100 mẫu bệnh nhân ĐTĐT 2 (Danh sách xem trong Phụ lục 4) và lựa chọn 30 mẫu để nghiên cứu bao gồm 15 mẫu nam và 15 mẫu nữ, trong đó có 9 mẫu giai đoạn sớm, 16 mẫu giai đoạn nhẹ và 5 mẫu giai đoạn nặng (Bảng 5).

Bảng 5. Danh sách mẫu bệnh nhân ĐTĐT2 được lựa chọn nghiên cứu (n=30) STT Tên mẫu Tên bệnh nhân Giới tính Tuổi Thể bệnh 1 01 Đoàn Văn P Nam 1955 Nhẹ 2 03 Kiều Công T Nam 1968 Nặng 3 05 Vũ Ngọc T Nam 1973 Nặng 4 09 Lê Quang D Nam 1978 Nhẹ

5 14 Nguyễn Thị K Nữ 1958 Nhẹ 6 15 Trần Thị H Nữ 1957 Nhẹ 7 22 Trần Văn H Nữ 1958 Nhẹ 8 25 Nguyễn T Tuyết L Nữ 1969 Nhẹ 9 27 Lê Thị M Nữ 1955 Nhẹ 10 31 Phạm Đức T Nam 1960 Sớm 11 39 Ngô Thị T Nữ 1956 Sớm 12 48 Trần Thị T Nữ 1960 Nặng 13 49 Đinh Văn Ế Nam 1966 Nhẹ 14 50 Đinh Thị X Nữ 1935 Sớm 15 51 Nguyễn Thị G Nữ 1936 Nhẹ

16 52 Bùi Quang H Nam 1959 Nặng 17 54 Trần Huy L Nam 1962 Sớm 18 58 Hoàng Thị T Nữ 1965 Nặng 19 62 Trần Thị T Nữ 1947 Sớm 20 65 Nguyễn Hữu T Nam 1971 Nhẹ

28 21 66 Trương Văn M Nam 1975 Nhẹ 22 70 Trần Doãn B Nam 1966 Nhẹ 23 72 Hà Văn K Nam 1933 Nhẹ 24 74 Nguyễn Thị N Nữ 1942 Nhẹ 25 75 Trần Hữu T Nam 1954 Nhẹ 26 77 Nguyễn Thị T Nữ 1943 Nhẹ 27 79 Vũ Thị T Nữ 1954 Sớm 28 83 Nguyễn ThịĐào Nữ 1970 Sớm 29 84 Lê Tiến D Nam 1940 Sớm 30 85 Nguyễn Văn H Nam 1955 Sớm

1.1.3. Thu thp các mu máu/huyết thanh người bnh leukemia

Việc lựa chọn mẫu bệnh nhân leukemia được phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Đối tượng: là các bệnh nhân leukemia được khám và điều trị tại Khoa Huyết học Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai. Số lượng: 100 bệnh nhân gồm 80 bệnh nhân leukemia dạng cấp và 20 bệnh nhân leukemia dạng mãn.Độ tuổi: từ 8-55. Giới: Bao gồm cả nam và nữ.

Các yếu tố lâm sàng được quan tâm: mức độ thiếu máu; mức độ xuất huyết ở da, niêm mạc...; dấu hiệu nhiễm trùng: có sốt, viêm phổi, viêm đường hô hấp trên... hay không; dấu hiệu xâm lấn của tế bào ung thư: gan, lách, hạch có to hay không, đau xương, u phì đại lợi...; thể trạng bệnh nhân: tỉnh táo, mệt mỏi, gầy sút;

Yếu tố tiền sử: gia đình và bản thân có mắc bệnh gì hay không;

Bệnh nhân được làm xét nghiệm công thức máu, huyết đồ, tủy đồđể xác định thể bệnh. Các xét nghiệm này được tiến hành trước, sau và trong quá trình điều trịđể đánh giá hiệu quả điều trị và có tiên lượng phù hợp với bệnh nhân;

Bệnh nhân được làm xét nghiệm tủy đồ và lấy dịch tủy nhuộm các phương pháp hóa tế bào để xác định thể bệnh.

Các phương pháp xét nghiệm hóa tế bào được tiến hành tại Khoa Huyết học Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai để xác định thể bệnh cho bệnh nhân gồm: Soudan đen (Sou); Peroxydase (Pe); Periodic Acid Shiff (PAS); Esterase (Es); Esterase ức chế bằng NaF (Es- NaF); PAL. Sau khi nhuộm hóa tế bào bệnh nhân được xác định mức độ dương tính dựa trên phương pháp tính điểm (mang tính chất định tính).

29 Bệnh nhân được hút dịch tủy từ gai chậu sau trên cho vào môi trường nuôi cấy và thu hoạch sau 72 giờ. Các tiêu bản thu hoạch được nhuộm Giêmsa và nhuộm bằng R để xác định các bất thường về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể.

Bệnh leukemia cấp dòng tủy gồm các thể bệnh như M1, M2, M3, M4, M5, M6 và M7, trong đó: thể M1-3 là các giai đoạn khác nhau bị tác động để trở thành tế bào ung thư của dòng bạch cầu hạt trung tính; M4-5 là các thể khác nhau của bệnh leukemia dòng mono; M6 là thể bệnh leukemia cấp dòng hồng cầu; M7 là thể leukemia cấp dòng mẫu tiểu cầu. Tuy nhiên trong quá trình thu thập mẫu, chúng tôi chưa thu/gặp được bệnh nhân leukemia dạng cấp thể M6 và M7 nên trong các mẫu lựa chọn chỉ có các dạng cấp M1-M5.

Bệnh leukemia mãn cung được chia thành leukemia mãn dòng tủy và dòng lympho tương tự như sự phân chia leukemia cấp.

Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn các phiếu khai lấy mẫu bệnh nhân leukemia (Phụ lục 5).

Trên cơ sở 100 mẫu huyết thanh bệnh nhân leukemia thu được, chúng tôi đã lựa chọn 30 mẫu để phân tích thành phần protein gồm: 8 mẫu leukemia dạng mãn (CML, ký hiệu K1, K3, K4, K5, K6, K7, K8, K9); và 22 mẫu leukemia dạng cấp, trong đó có 1 mẫu ALL1 (kí hiệu L1.1); 4 mẫu ALL2 (ký hiệu L2.1; L2.2, L2.4, L2.6); 1 mẫu AML1 (kí hiệu M1.1), 4 mẫu AML2 (kí hiệu M2.1, M2.2, M2.5 và M2.6); 4 mẫu AML3 (M3.2, M3.3, M3.4, M3.5); 6 mẫu AML4 (M4.1, M4.2, M4.6, M4.7), M4.8) và 3 mẫu AML5 (M5.1, M5.2 và M5.6) (Bảng 6).

Bảng 6. Danh sách mẫu bệnh nhân leukemia lựa chọn nghiên cứu

STT Họ, tên bnhân ệnh Gitính ới Tuổi bThệnh ể hiKý ệu mẫu

Điều trị

(Đã/Chưa) HHTB CNST ấy Ghi chú

1 Lương Văn H Nam 24 CML K1 Chưa PAL 2 Trần Duy K Nam 22 CML K3 Chưa PAL

Một phần của tài liệu Xây dựng ngân hàng dữ liệu hệ protein huyết thanh người việt nam để đối phó chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2 và ung thư (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)