Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 118 - 123)

4. Kết cấu và nội dung của luận văn

4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một là, hỗ trợ các Chi nhánh trong việc tăng năng lực cạnh tranh trên địa bàn. - Tăng cạnh tranh để tăng trưởng huy động vốn tương xứng với tiềm năng. - Tăng tính chủ động của các Chi nhánh trong phán quyết cho vay, tạo điều kiện cho các Chi nhánh tăng trưởng quy mô cho vay trên cơ sở đảm bảo quản trị được chất lượng cho vay.

- Đa dạng hóa sản phẩm nói chung và sản phẩm cho vay nói riêng với những nét đặc trưng của BIDV để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, phát huy thế mạnh của BIDV. Nghiên cứu, xây dựng những gói sản phẩm dịch vụ, gói sản phẩm cho vay phù hợp với từng ngành, từng địa phương nhằm khai thác lợi thế mỗi ngành, mỗi địa phương.

- Tiếp tục cải tiến quy trình, quy định đảm bảo tính chặt chẽ nhưng hướng tới khách hàng, đơn giản hóa các thủ tục, tăng khả năng cạnh tranh về thời gian phục vụ khách hàng.

- Nâng cao hình ảnh, thương hiệu BIDV trên địa bàn với việc hỗ trợ các Chi nhánh phát triển hệ thống mạng lưới phòng giao dịch.

- Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc xúc tiến đầu tư, mời gọi đầu tư vào địa phương, một mặt nâng cao vị thế của các Chi nhánh, mặt khác là cơ hội để mở rộng khách hàng tốt, tăng hiệu quả hoạt động.

Hai là, có cơ chế linh hoạt trong việc xử lý thu hồi nợ, đặc biệt là việc xử lý tài sản bảo đảm, nhận gán tài sản bảo đảm để đẩy nhanh tiến độ, kết quả thu hồi nợ xấu; hỗ trợ các Chi nhánh trong việc xử lý nợ xấu thông qua phát huy vai trò của Trung tâm xử lý nợ của hệ thống.

Ba là, hướng dẫn, hỗ trợ các Chi nhánh trong cơ chế giao và đánh giá kế hoạch chi tiết đến cán bộ, nhằm gắn trách nhiệm, quyền lợi của cán bộ trong thực hiện kế hoạch kinh doanh, tạo tính chủ động, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của Chi nhánh thông qua kiểm tra trực tiếp, gián tiếp qua hệ thống công nghệ thông tin,… nhằm cảnh báo rủi ro.

Năm là, tiếp tục nghiên cứu, triển khai để nâng cao ứng dụng của hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý điều hành cũng như thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.

Sáu là, hỗ trợ các Chi nhánh trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp cũng như cập nhật kiến thức mới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan chắc chắn có tác động đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại, do đó hoạt động tín dụng - hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại Nhà nước hiện nay- sẽ có nhiều cơ hội tốt, nhưng cũng không thể tránh khỏi những tổn thất có thể xảy ra.

Rủi ro tín dụng là một thực tế khách quan, song hoạt động ngân hàng là một hoạt động nhạy cảm có tác động lớn đến tình hình kinh tế xã hội. Do vậy quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn là ưu tiên của mọi quốc gia, của các cơ quan quản lý Nhà nước, ngân hàng Trung ương.

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói riêng đã và đang đóng góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng và phát triển của các chi nhánh. Bên cạnh đó, các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ với mục tiêu phấn đấu góp phần cùng toàn hệ thống đưa hình ảnh và thương hiệu BIDV luôn trong tốp đầu của cả nước thì việc tăng trưởng tín dụng đi kèm với việc quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp an toàn và hiệu quả là vấn đề mà lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên các chi nhánh BIDV đặt lên hàng đầu.

Với tình hình thực tế hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ, Qua quá trình phân tích trên đã giúp tác giả hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng nói chung và tầm quan trọng của việc quản lý, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời, thông qua đó tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp, đồng thời cũng mạnh dạn kiến nghị với ngân hàng nhà nước, BIDV Việt nam nhằm góp phần nâng cao quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng mà còn mong mỏi có thể áp dụng trong các ngân hàng khác tại Việt Nam nói chung.

Bài viết trên đây trình bày những hiểu biết của em về “Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu có nhiều hạn chế nên bài viết này không thể tránh khỏi những khuyết điểm. Vì vậy, em rất mong muốn được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài viết có ý nghĩa thực tiễn hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Xuân Lộc (2012), Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội

2. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội.

3. Nguyễn Minh Kiều (2013), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính

4. Lê Thị Mận (2014), Nghiệp vụ ngân hàng hương mại, NXB lao động xã hội 5. Thomas P.Fitch (2012), Dictionary of banking term.

6. Nguyễn Văn Tiến (2014), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội 7. Định hướng hoạt động Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi

nhánh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020.

8. Định hướng hoạt động Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2015-2020.

9. Luật doanh nghiệp 2014

10. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

11. NHNN Việt Nam (2009), QĐ 457/2005/QĐ-NHNN, Quyết định của NHNN “Quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD

12. NHNN Việt Nam (2009), QĐ 493/2005/QĐ-NHNN, Quyết định của NHNN “Quy định về phân loại nợ và dự phòng rủi ro”

13. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ, Báo cáo hàng năm (2015-2017).

14. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương, Báo cáo hàng năm (2015-2017).

15. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam, Báo cáo hàng năm (2015-2017) 16. Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tình hình

hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn

17. Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm. Hà Nội

18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN

19. Quyết định số 122/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt dự án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

20. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài số 09/2014/TT-NHNN

21. Website: www.cafef.vn, www.vneconomy.vn, www.sbv.gov.vn, www.bidv.com.vn, www.saga.vn; http://www.saga.vn/so-luoc-ve-quan-ly-rui-ro-tin-dung-ngan-hang~34687; https://luanvanaz.com/quan-ly-rui-ro-tin-dung. html http://thuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/16205/1/12.Nguyen-van- tuyen.pdf http://s1.downloadmienphi.net/file/downloadfile8/212/1371179.pdf http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-an-quan-ly-rui-ro-tin-dung-trong-cac-ngan-hang- thuong-mai-viet-nam-71363/ http://voer.edu.vn/m/cac-phuong-thuc-quan-ly-giam-thieu-rui-ro-do-tin- dung/964dae46 http://www.saga.vn/so-luoc-ve-quan-ly-rui-ro-tin-dung-ngan-hang~34687

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)