Kinh nghiệm Quản lýrủi ro tíndụng KHDN của hệ thống ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 43 - 46)

4. Kết cấu và nội dung của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm Quản lýrủi ro tíndụng KHDN của hệ thống ngân

1.3.1. Kinh nghiệm Quản lý rủi ro tín dụng KHDN của hệ thống ngân hàng thương mại thương mại

* Kinh nghiệm từ Vietcombank Chi nhánh Việt Trì

Thứ nhất, Vietcombank Chi nhánh Việt Trì đã nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật, của NHNN, linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện chủ trương chính sách, thực hiện quản trị và nâng cao tinh thần trách nhiệm cán bộ bằng những quy định phù hợp trong phạm vi thẩm quyền trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Thứ hai, xây dựng chính sách nhân sự hợp lý. Tại Vietcombank chi nhánh Việt Trì còn tổ chức học tập bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hàng tháng; bố trí, điều động cán bộ trong toàn đơn vị sao cho phù hợp khả năng và trình độ năng lực

của mỗi người, đảm bảo các chi nhánh, phòng nghiệp vụ đều có đủ nghiệp vụ và chất lượng cán bộ để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo chuyên đề. Xây dựng chính sách tuyển dụng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên nghiệp. Ngân hàng chú trọng đến đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ này ngoài yêu cầu chung là phải có trình độ nghiệp vụ giỏi còn đòi hỏi có phẩm chất đạo đức tốt. Lãnh đạo nghiệp vụ tín dụng phải là những người có năng lực, có đầu óc nhạy bén, am hiểu thị trường và có khả năng dự báo tốt. Bên cạnh đó, Vietcombank chi nhánh Việt Trì rất chú trọng chính sách thu hút những người có năng lực vào làm việc, bố trí sử dụng cán bộ hợp lý, riêng đối với cán bộ tín dụng đã xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm.

Về năng lực công tác: yêu cầu mỗi cán bộ của ngân hàng, đặc biệt cán bộ có liên quan đến công tác cho vay đối với doanh nghiệp không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng.

Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ của ngân hàng phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Cán bộ ở cương vị càng cao, càng phải gương mẫu trong việc thực hiện quy chế cho vay; quy định về bảo đảm tiền vay; quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

Thứ ba, hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp được công khai, minh bạch. Những thông tin về điều kiện vay vốn, hồ sơ vay vốn, quy trình nghiệp vụ, lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, giá mua bán ngoại tệ, phí dịch vụ, tiền hồ sơ... đều được niêm yết tại trụ sở làm việc của ngân hàng, và được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời ra quyết định thành lập các đoàn kiểm tra quyết toán niên độ năm, kiểm tra hoạt động tín dụng, công tác thẩm định, vốn dự án, phương thức sử dụng vốn vay và việc chấp hành thanh toán của những doanh nghiệp vay vốn. Từ việc thực hiện những giải pháp trên ngân hàng đã từng bước hạn chế được nợ quá hạn. Tăng số khách hàng doanh nghiệp đến giao dịch và nâng cao mức tăng trưởng tín dụng.

Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

Một là, thực hiện nghiêm túc quy chế cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.

Thu thập thông tin khách hàng để thẩm định trước khi cho vay từ thực tế khách hàng, từ trung tâm thong tín tún dụng của NHNN Việt Nam.

Kiểm tra trong khi cho vay, nhằm phát hiện các sai sót về tính pháp lý của khách hàng, của khoản vay cũng như TSĐB nợ vay. Đặc biệt cần phải thận trọng và kỹ lưỡng trong việc thiết lập hồ sơ tín dụng.

Cuối cùng là việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay và quản lý nợ vay phải thực hiện thật tốt. Kết quả phân tích từ nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, kiểm tra, giám sát liên quan chặt chẽ đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Do vậy, ngân hàng cần căn cứ vào các tiêu chí của khoản vay để xác định cách thức kiểm tra.

Hai là, quản lý có hiệu quả các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp.

Ngân hàng chấp hành tốt các quy định của NHNN về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN và văn bản số 22/VBHN-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 04 tháng 06 năm 2014 về phân loại nợ và sử dụng dự phòng để trích lập rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phải thực hiện dựa trên chất lượng của các khoản tín dụng chứ không phải dựa trên nợ quá hạn. Tuy nhiên việc trích dự phòng rủi ro ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương, thu nhập của cán bộ, công nhân viên, do đó ngân hàng thường có tâm lý đối phó. Do đó cần phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đúng và đầy đủ theo quy định.

Ba là,Ban lãnh đạo ngân hàng thường xuyên yêu cầu đánh giá lại thực trạng khách hàng, chủ động tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, công khai hồ sơ thủ tục, lãi suất vay vốn đối với khách hàng; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, ngăn chặn việc sử

dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cho vay….

 Kinh nghiệm từ ngân hàng ANZ

Một là,hoàn thiện và tuân thủ hệ thống pháp lý, quy trình, quy định. Mọi quyết định về chiến lược quản lý rủi ro của ANZ tập trung ở Hội đồng quản trị.

Hai là, để đảm bảo quyết định tín dụng được chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản trị rủi ro ở ANZ chia làm 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị rủi ro, Bộ phận quản trị nợ.

Ba là, đối với các khoản vay lớn thì quyết định cuối cùng được đưa ra bởi Ủy ban quản trị rủi ro và hội đồng quản trị rủi ro.ANZ hoạt động trong một thị trường tài chính phát triển qua nhiều thập kỷ, do đó toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng đều được giám sát chặt chẽ qua các cổ đông và thị trường. Điều này góp phần làm tăng tính minh bạch và công khai về thông tin của ANZ.

Bốn là, ANZ chú trọng xây dựng một hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ toàn diện trong đó có Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng được nghiên cứu và đi vào hoạt động để có thể khắc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra; Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” được thực hiện định kỳ hoặc tại những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, để lượng hóa rủi ro chính xác trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi rọ, chính sách giá phù hợp; Hoạt động kiểm toán nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được duy trì một cách rất hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)