4. Kết cấu và nội dung của luận văn
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh
Thứ nhất là, hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro tín dụng từ hội sở đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng và quản lý danh mục đầu tư...
Thứ hai là, Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như quá trình thực hiện các
quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay...).
Thứ ba là, nâng cao chất lượng công tác thẩm định: đây là khâu đầu tiên của quy trình tín dụng, quyết định việc cấp hay không cấp tín dụng, do đó chất lượng công tác thẩm định được xem là biện pháp hàng đầu trong ngăn ngừa rủi ro. Quá trình thẩm định cần bám sát quy chế, quy trình, cán bộ thẩm định cần phải đủ năng lực chuyên môn để đánh giá phân tích hồ sơ, mức độ tin cậy số liệu ban đầu, biết tư vấn cho doanh nghiệp xác định được định hướng, phương án đầu tư rõ ràng, lựa chọn dự án với năng lực tài chính, đặc biệt phải tính đúng tính đủ nhu cầu vốn đầu tư, không được để áp lực nào mà đầu tư vào những tài sản kém phát huy hiệu quả.
Thứ tư là, về thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro kịp thời đúng quy định: cần thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ một cách thường xuyên, qua đó áp dụng các giải pháp tín dụng hợp lý, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời để giúp cho chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, trả được nợ vay cho Ngân hàng và làm lành mạnh hóa tình hình tín dụng của Chi nhánh.
Thứ năm là, bố trí cán bộ hợp lý và nâng cao chất lượng cán bộ đảm trách công tác thẩm định và tín dụng. Có thể nói yếu tố con người là giải pháp phòng ngừa rủi ro. Cán bộ chuyên môn có năng lực tốt sẽ tham mưu tốt cho lãnh đạo trong việc lựa chọn dự án khả thi để cho vay, ngoài chuyên môn tốt, phẩm chất đạo đức cũng không kém phần quan trọng, có đạo đức nghề nghiệp, đánh giá khách hàng, đánh giá hiệu quả của dự án với thái độ công tâm, không vì mục đích cá nhân.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1: Thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay được đánh giá như thế nào?
Câu 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng KHDN tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như thế nào?
Câu 3: Những giải pháp nào tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng đồng bộ các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, phương pháp điều tra thu thập số liệu, Phương pháp đồ thị…
Đề tài sử dụng những nguồn số liệu đáng tin cậy như: những số liệu công bố chính thức của Tổng cụ thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Dựa trên những nguồn số liệu chính thức phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, nguồn số liệu lấy từ các nguồn sau: những số liệu công bố chính thức của Tổng cụ thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương, Báo cáo tổng kết các chi nhánh BIDV giai đoạn 2015-2017,…
+ Từ sách, báo, báo điện tử trong nước: Website: www.cafef.vn, www.vneconomy.vn, www.sbv.gov.vn, www.bidv.com.vn, www.saga.vn;
http://www.saga.vn/so-luoc-ve-quan-ly-rui-ro-tin-dung-ngan-hang~34687; https://luanvanaz.com/quan-ly-rui-ro-tin-dung.html
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Các dữ liệu thu thập được tác giả tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài bằng cách thiết lập các bảng thống kê, sơ đồ, đồ thị thống kê.
2.2.2.1. Bảng thống kê
Các số liệu thu thập được sẽ được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích.
2.2.2.2. Đồ thị thống kê
Căn cứ vào nội dung phản ánh, biểu đồ được sử dụng trong nghiên cứu là biểu đồ tròn và biểu đồ cột.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Nghiên cứu thực trạng tín dụng và công tác quản lý tín dụng Khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trên cơ sở tổng hợp số liệu từ đó đánh giá, phân tích, nhận diện đúng thực trạng để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và công tác quản lý tín dụng tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Các phương pháp phân tích chủ yếu là:
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
+ Phương pháp thống kê mô tả: nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua việc tính toán các mức độ tuyệt đối tương đối và bình quân để mô tả thực trạng hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, mô tả thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng KHDN tại ngân hàng.
2.2.3.2 Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp thống kê so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đưa ra các giải pháp. Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu, qua đó thấy được chất lượng các khoản vay cũng như công tác quản lý rủi ro tín dụng KHDN tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2.2.4. Sử dụng Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.3.1. Chỉ tiêu định lượng
Một số chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng:
a. Quy mô tín dụng
Quy mô tín dụng không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, tuy nhiên, nếu quy mô tín dụng tăng trưởng quá nóng, không tương ứng với khả năng kiểm soát của ngân hàng thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Điều này thể hiện ở các khía cạnh:
- Nếu quy mô tín dụng quá lớn, vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng thể hiện qua sự gia tăng của các chỉ tiêu: dư nợ trên tổng tài sản, dư nợ trên tổng số cán bộ tín dụng so với mức trung bình của các ngân hàng … thì mức độ rủi ro tăng lên. Yêu cầu ngân hàng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động này.
- Nếu ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho từng khách hàng: cho vay vượt quá nhu cầu khách hàng, cho vay vượt quá mức tài sản đảm bảo cho phép thì sẽ dẫn tới rủi ro là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay… điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động quản lý rủi ro cần có những biện pháp xử lí, tài trợ tổn thất rủi ro khi xảy ra rủi ro.
b. Cơ cấu tín dụng
Cũng giống như quy mô tín dụng, yếu tố này không phản ánh trực tiếp mức độ quản lý rủi ro, mà chỉ phản ánh mức độ tập trung quản lý rủi ro tín dụng trong một ngành, lĩnh vực, thời gian,... Nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm sẽ phản ánh các rủi ro tín dụng tiềm năng. Khi đó, ngân hàng tăng cường công tác quản lý rủi ro đối với các khoản tín dụng này nhằm giảm thiểu rủi ro khi cho vay tập trung vào một ngành nghề. Cơ cấu tín dụng có thể chia thành các nhóm như sau:
Cơ cấu tín dụng theo phương thức cho vay: Nếu tập trung vào các ngành có rủi ro cao thì rủi ro không trả được nợ ngân hàng cũng cao. Khi cơ cấu tín dụng tập trung thiên về cho vay phục vụ đời sống hoặc sản xuất kinh doanh thì mức độ rủi ro
sẽ cao khi ngành, lĩnh vực đó bị suy thoái hoặc bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác có liên quan.
Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Yếu tố này dựa trên cơ cấu vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng có cơ cấu vốn ngắn hạn lớn, vốn dài hạn thấp mà trong khi đó, cơ cấu tín dụng trong dài hạn lại lớn, điều đó có nghĩa là ngân hàng đã sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn, khi đó ngân hàng có thể sẽ gặp phải rủi ro thanh khoản. Khi ngân hàng tập trung quá nhiều vào tín dụng trung và dài hạn thì mức độ rủi ro cũng sẽ cao hơn.
Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo: Tỷ lệ các khoản cho vay có tài sản đảm bảo thấp thì ngân hàng đối mặt với rủi ro tiềm ẩn khi khách hàng không trả được nợ.
c. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, trước hết nó vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn, sau nữa là nó có thể dẫn đến sự vi phạm đặc trưng thứ hai của tín dụng là tính hoàn trả đầy đủ, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng đối với người nhận tín dụng. Một khoản tín dụng được cấp luôn được xác định bởi hai yếu tố: thời hạn hoàn trả và lượng giá được hoàn trả. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả nợ được một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Như vậy, nợ quá hạn chỉ đơn thuần là các khoản nợ mà khách hàng không thực hiện đúng các nghĩa vụ trả nợ cụ thể ở đây là về mặt thời gian và không được cơ cấu lại các khoản nợ. Lúc đó, toàn bộ số dư nợ gốc sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn. Nợ quá hạn có thể được xác định tại mọi thời điểm qua hệ thống sổ sách chứng từ và hồ sơ tín dụng tại ngân hàng.
Nợ quá hạn KHDN được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn KHDN = Số dư quá hạn KHDN Tổng dư nợ KHDN Tỷ lệ KHDN có nợ quá hạn trên tổng khách hàng có dư nợ = Số KHDN có nợ quá hạn Tổng số KHDN có dư nợ
Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn KHDN và số khách hàng có nợ quá hạn KHDN lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại.
d. Nợ xấu
Nợ xấu chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà không thể thu hồi được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Thời gian nợ tồn đọng khá lâu, có thể kéo dài trên một năm, 2 - 3 năm hoặc lâu hơn nữa và rất khó giải quyết.
Nợ xấu KHDN được phản ánh rõ nhất qua chỉ tiêu:
Tỷ lệ nợ xấu
KHDN =
Nợ xấu KHDN Tổng dư nợ KHDN
e. Dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng bù đắp tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng, điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng đang gặp phải tình trạng rủi ro mất vốn, do đó, dự phòng rủi ro là chỉ tiêu phản ánh tình trạng rủi ro mất vốn. Đây là một tiêu chí quan trọng cho thấy vai trò của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Dự phòng rủi ro theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 được khái niệm như sau:
“Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể
Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể”.
-Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro KHDN: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro KHDN = Dự phòng rủi ro KHDN được trích lập x 100% Tổng dư nợ KHDN
Tỷ lệ này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng. Một tỷ lệ thấp hơn cho thấy chất lượng tín dụng tốt hơn.
Tỷ lệ bù đắp rủi ro mất vốn KHDN =
Dự phòng rủi ro KHDN được trích lập
x 100% Dư nợ KHDN có khả năng mất vốn
Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5).
Nếu tỷ lệ này cao, có thể xuất phát từ các nguyên nhân chính: (i) các khoản vay có độ rủi ro cao; (ii) ngân hàng có đủ khả năng tài chính để phòng hộ rủi ro tín dụng.
2.2.3.2. Một số chỉ tiêu khác
Qua hoạt động quản lý rủi ro giúp nhân viên ngân hàng kiểm soát được thực trạng hồ sơ xin cấp tín dụng có đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ với quy định của NH. Nhờ công tác nhận diện rủi ro, kiểm tra kiểm soát rủi ro… phản ánh được số hồ sơ không đạt yêu cầu xin cấp tín dụng. Điều này làm giảm thiểu rủi ro cho NH. Bởi có rất nhiều khách hàng bằng mọi cách, tìm mọi thủ đoạn để xin vay được vốn mà sử dụng không đúng mục đích,… Một số tiêu chí khác phản ánh hoạt động quản lý rủi ro như:
- Số lượng hồ sơ không đạt yêu cầu cấp tín dụng: khách hàng không đủ năng lực hành vi dân sự, mục đích vay vốn nằm trong danh mục cấm,tài sản bảo đảm không đầy đủ tính pháp lý,…
- Số lượng khách hàng sử dụng vốn cấp tín dụng sai mục đích: Khách hàng sử dụng tiền vay vào những mục đích khác với khi đề nghị cấp tín dụng, có dấu hiệu lừa đảo,…
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957. Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 - 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 - nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình - là người lính xung kích của Đảng trên mặt