4. Kết cấu và nội dung của luận văn
3.4.1. Kết quả đạt được
Trong thời gian qua, quan điểm mở rộng tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng của các Chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ luôn được quán triệt và đã từng bước kiểm soát được quy mô, chất lượng và an toàn tín dụng. Các chi nhánh đã có những chỉ đạo và các biện pháp để quản lý tốt nhất nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, đặc biệt đối với rủi ro tín dụng KHDN do tín phức tạp của nhóm khách hàng này. Những mặt đạt được của công tác quản lý rủi ro tín dụng KHDN:
Một là, quy mô cho vay tăng trưởng tốt; cơ cấu dư nợ cho vay chuyển dịch đúng định hướng của BIDV, phù hợp với xu thế thị trường.
Hoạt động cho vay có sự tăng trưởng tốt cả về quy mô dư nợ cho vay, doanh số cho vay, ở cả cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, cả đối với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng dư nợ KHDN giai đoạn 2015 - 2017 đạt 43% đối với BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương là 300%, cao hơn mức bình quân của hệ thống ngân hàng trên địa bàn là 28%. Gắn tăng trưởng quy mô với chỉ tiêu nợ xấu, nợ quá hạn cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng KHDN của BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương khá tốt và đảm bảo theo quy định và phù hợp với định hướng phát triển. Hội sở chính BIDV hàng năm thường xuyên xem xét, đánh giá đối với từng chi nhánh, từng địa bàn về khả năng và hiệu quả trong việc tăng trưởng quy mô cho vay để xem xét giao mức tăng trưởng cho năm kế tiếp; BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương với một quá trình tăng trưởng ổn định, hiệu quả và khả năng quản lý rủi ro tín dụng luôn thuộc nhóm chi nhánh được giao và hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ở mức cao hơn mức bình quân của hệ thống.
Hai là, việc tăng trưởng quy mô cho vay, quá trình chuyển dịch cơ cấu cho vay KHDN gắn liền với quá trình quản lý rủi ro tín dụng
Ở góc độ quản lý rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu định lượng về chất lượng khoản vay KHDN như tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ở mức thấp.
Về nợ quá hạn KHDN, đến hết năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 0,8% tổng dư nợ so với 3,8% năm 2015 đối với BIDV Thọ và BID Hùng Vương tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 0,9% tổng dư nợ năm 2017 so với 2,5% năm 2015, thể hiện kết quả tốt
trong quản lý chất lượng hoạt động cho vay của BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương. Phân tích cơ cấu nợ quá hạn dưới các góc độ khách hàng, loại vay, thời gian quá hạn… cho thấy chất lượng hoạt động cho vay của BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương được đảm bảo; nợ quá hạn giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng.
Về nợ xấu KHDN, đến hết năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của BIDV Phú Thọ ở mức 0,64% tổng dư nợ so với 0,86% năm 2015 và BIDV Hùng Vương ở mức 0,31% tổng dư nợ so với 0,41% năm 2015 cho thấy chất lượng hoạt động cho vay KHDN của BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương đạt kết quả tốt trong bối cảnh giai đoạn 2012 - 2014, nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn.
Qua đánh giá các chỉ tiêu chất lượng và chi tiết danh mục các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, những khoản phải xử lý rủi ro đều tập trung vào một số ít khách hàng có tình hình hoạt động khó khăn, quá trình xử lý nợ kéo dài, đối với quy mô cho vay tăng trưởng mới, hạn chế và kiểm soát tốt nợ xấu mới phát sinh. Đối với danh mục các khoản nợ xấu, nợ quá hạn được xây dựng phương án chi tiết để quản lý, thu hồi cụ thể đến từng khách hàng, khoản vay, phân công chi tiết đến từng cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện. Kết quả công tác thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro còn nhiều khó khăn nhưng đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực.
Tóm lại, trong bối cảnh kinh doanh còn nhiều khó khăn, nhưng đánh giá thời gian qua, việc quản lý rủi ro tín dụng KHDN của BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương đã đạt được những kết quả tích cực, quy mô cho vay tăng trưởng tốt, danh mục cho vay được cơ cấu, chuyển dịch đúng hướng, các chỉ tiêu về mức độ rủi ro cho vay được quản lý ở mức thấp, các chỉ tiêu hiệu quả từ hoạt động cho vay được giữ vững, có xu hướng tăng trưởng bền vững, các nhân tố tác động được đánh giá thường xuyên, linh hoạt trong thực hiện,…
Bên cạnh những mặt đạt được, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và chất lượng hoạt động cho vay tại BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương cho thấy việc quản lý rủi ro tín dụng KHDN thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế và những nguy cơ cần được nhận định gắn với những giải pháp cụ thể cả trong ngắn hạn và dài hạn để khắc phục và phát triển vững chắc.