4. Kết cấu và nội dung của luận văn
3.2.1. Thực trạng rủiro tíndụng kháchhàng doanh nghiệp tại các ch
nghiệp tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.2.1.1. Quy mô dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua 3 năm 2015-2017
Với lịch sử 61 năm hình thành và phát triển, BIDV Phú Thọ luôn là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn về quy mô, hiệu quả hoạt động. Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và kinh tế tỉnh Phú Thọ nói riêng những năm qua gặp nhiều khó khăn, BIDV Phú Thọ vẫn luôn cố gắng, nỗ lực để thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh.
Giai đoạn 2015-2017 mặc dù nền kinh tế đã có nhiều dấu hiệu phục hồi, nhưng có thể nói đây vẫn là giai đoạn khó khăn đối với các NHTM nói chung và các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng, quy mô cho vay khách hàng doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng quy mô cho vay tại các chi nhánh.
BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung chỉ đạo của BIDV về công tác tín dụng. BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương đã tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường quản trị rủi ro, kiểm soát chất lượng, đồng thời đẩy mạnh mở rộng cho vay ngắn hạn các khách hàng tốt, các lĩnh vực ưu tiên và khách hàng bán lẻ theo định hướng của BIDV; thường xuyên hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với các khách hàng doanh nghiệp nhằm sớm phục hồi sản xuất kinh doanh; điều hành lãi suất linh hoạt theo kỳ hạn, theo khách hàng đảm bảo đạt được mục tiêu hiệu quả nhưng đủ sức cạnh tranh trên địa bàn; sử dụng hiệu quả các gói gia tăng tín dụng của BIDV; tuân thủ kỷ cương, kỷ luật trong chỉ đạo điều hành công tác tín dụng về phân cấp uỷ quyền, quy chế, quy trình, giới hạn tín dụng, trần lãi suất cho vay, chính sách lãi suất đối với lĩnh vực ưu tiên.
Quy mô cho vay KHDN tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có sự chênh lệch trên tổng dư nợ của Chi nhánh. Cụ thể:
BIDV Phú Thọ là chi nhánh có dư nợ cho vay lớn nhất, tốc độ tăng trưởng tín năm sau lớn hơn năm trước. Đến 31/12/2016, tổng dư nợ cho vay đạt 4.449 tỷ đồng, tăng 1.426 tỷ đồng (tưng ứng tăng 32%) so với năm 2015, trong đó dư nợ cho vay KHDN đạt 3.051 tỷ đồng, tăng 763 tỷ đồng (tương ứng tăng 25%) so với năm 2015. Năm 2016, mức tăng trưởng dư nợ khách hàng doanh nghiệp khá cao do trong năm số lượng khách hàng doanh nghiệp tăng thêm 50 khách hàng, tương ứng với mức tăng 12,7% so với năm 2015. Đến 31/12/2017, dư nợ cho vay đạt 5.128 tỷ đồng, tăng 679 tỷ đồng so với năm 2016, trong đó dư nợ cho vay KHDN đạt 3.291 tỷ đồng, tăng 240 tỷ đồng so với năm 2016 (tương ứng tăng 7%). Năm 2017, định hướng chủ trương của chi nhánh là tập trung phát triển, mở rộng hơn mảng bán lẻ, tuy nhiên dư nợ vay KHDN vẫn chiếm tỷ trọng lớn (giai đoạn 2015-2017, dư nợ cho vay KHDN chiếm từ 65% - 75% tổng dư nợ).
BIDV Hùng Vương là chi nhánh được sát nhập từ Ngân hàng MHB từ năm 2015, giai đoạn 2015-2017 quy mô chi nhánh có bước phát triển khá tốt. Tổng dư nợ của chi nhánh tăng từ 800,8 tỷ đồng năm 2015 lên 2.196,4 tỷ đồng năm 2017 tương ứng với mức tăng trung bình là 74%/năm. Tuy nhiên, so với BIDV Phú Thọ thì tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay, năm 2015 chiếm 19,8%, năm 2016 chiếm 26,1%, năm 2017 chiếm 28,8%. Tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN của chị nhánh thấp là do định hướng phát triển chủ yếu mảng bán lẻ.
Bảng 3.1. Quy mô cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đvt: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) I BIDV Phú Thọ 1 Tổng dư nợ 3.023 4.449 5.128 1.426 32 679 13 1.1 Dư nợ KHDN 2.288 3.051 3.291 763 25 240 7 II BIDV Hùng Vương 2 Tổng dư nợ 800,8 1.508 2.196,4 707,2 88 688,4 46 2.1 Dư nợ KHDN 158,4 393,2 632,2 234,8 148 239 61
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các chi nhánh BIDV, 2015 - 2017)
Hình 3.2. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2017
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các chi nhánh BIDV 2015-2017)
0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 2015 2016 2017 BIDV Phú Thọ BIDV Hùng Vương
3.2.1.2. Nợ quá hạn
Xuất phát từ một trong những nguyên tắc cho vay, vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi. Tuy nhiên, trong thực tế, có thể do nguyên nhân khách quan, chủ quan, nợ quá hạn thường xuyên gắn liền với hoạt động cho vay của ngân hàng; vấn đề đặt ra là cần các giải pháp, biện pháp kịp thời đề quản trị chất lượng khoản cho vay.
Bảng 3.2: Tình hình nợ quá hạn tại BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
BIDV Phú Thọ BIDV Hùng Vương Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng dư nợ 3.023 4.449 5.128 800,8 1.508 2.196,4 2 Nợ quá hạn 142 227 58 34 89 28 3 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ (%) 4,7 5,1 1,13 4,2 5,9 1,3
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015, 2016, 2017 - BIDV)
Giai đoạn 2015 - 2017, chỉ tiêu nợ quá hạn của BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của 2 Chi nhánh. Năm 2015, 2016, nền kinh tế nói chung gặp nhiều biến động, địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Với chính sách cắt giảm đầu tư của những năm trước, hoạt động cho vay thi công xây lắp bị ảnh hưởng trực tiếp, bên cạnh đó các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, thép,… chịu tác động gián tiếp, dẫn đến sự khó khăn lớn về tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền hoạt động. Với nền khách hàng gồm nhiều đơn vị sản xuất xi măng, hoạt động thi công xây lắp, năm 2015, 2016 nợ quá hạn tại BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương ở mức cao chủ yếu từ những nguyên nhân này.
Năm 2017, với những tác động của chính sách vĩ mô đã có thời gian đủ dài để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bên cạnh đó, BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương tích cực trong công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn, do vậy, tỷ lệ
nợ quá hạn đã giảm tích cực, từ mức 4,7% năm 2015; 5,1% năm 2016 xuống còn 1,13% năm 2017. Kết quả này là dấu hiệu tích cực trong hoạt động và quản trị chất lượng cho vay tại BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương ở góc độ quản lý, thu hồi nợ quá hạn.
- Nợ quá hạn theo nhóm khách hàng vay vốn
Bảng 3.3: Cơ cấu nợ quá hạn theo khách hàng vay vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
BIDV Phú Thọ BIDV Hùng Vương Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng dư nợ 3.023 4.449 5.128 800,8 1.508 2.196,4 - Khách hàng cá nhân 735 1.398 1.837 642,4 1.114,8 1.564,2 - Khách hàng doanh nghiệp 2.288 3.051 3.291 158,4 393,2 632,2 2 Nợ quá hạn 142 227 58 34 89 28 - Khách hàng cá nhân 26 28 17 14 29 8 - Khách hàng doanh nghiệp 116 199 41 20 60 20 3 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ (%) - Khách hàng cá nhân 0,6 0,9 0,3 1,7 1,9 0,4 - Khách hàng doanh nghiệp 3,8 4,5 0,8 2,5 4,0 0,9
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015, 2016, 2017)
Số liệu đánh giá cho thấy, nợ quá hạn tại BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp (BIDV Phú Thọ: chiếm 85% tổng nợ quá hạn các năm 2015, 2016 và 71% tổng nợ quá hạn năm 2017; BIDV Hùng Vương: chiếm 65% tổng nợ quá hạn các năm 2015, 2016 và 71% tổng nợ quá hạn năm 2017).
Như đã đánh giá ở trên, năm 2017, các doanh nghiệp đã có sự phục hồi trong hoạt động, việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch dòng tiền được cải thiện cùng với các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ của ngân hàng như xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý, có kế hoạch luân chuyển dư nợ cho vay phù hợp thực tế doanh nghiệp, tỷ lệ nợ quá hạn của nhóm khách hàng doanh nghiệp của BIDV Phú Thọ và
BIDV Hùng Vương giảm mạnh (tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng doanh nghiệp/dư nợ khách hàng doanh nghiệp từ 3,8% năm 2015 xuống 0,8% năm 2017 đối với BIDV Phú Thọ và từ 2,5% năm 2015 xuống 0,9% năm 2017 đối với BIDV Hùng Vương).
Đối với cả hai nhóm khách hàng, qua số liệu cho thấy, giai đoạn 2015 - 2017, tốc độ tăng trưởng dư nợ là tương đối cao, tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn giảm, thể hiện quản lý rủi ro tín dụng của BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương có sự chuyển biến tích cực, việc mở rộng quy mô cho vay đảm bảo gắn liền với chất lượng khoản cho vay.
- Nợ quá hạn theo loại vay:
Bảng 3.4: Cơ cấu nợ quá hạn KHDN theo loại vay
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
BIDV Phú Thọ BIDV Hùng Vương
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng dư nợ 2.288 3.051 3.291 158,4 393,2 632,2 - Dư nợ ngắn hạn 1.647 2.227 2.438 117,2 294,9 455
- Dư nợ trung dài hạn 641 824 853 41,2 98,3 177,2
2 Nợ quá hạn 116 199 41 20 60 20
- Nợ quá hạn ngắn hạn 109 187 35 18 52 17
- Nợ quá hạn trung dài hạn 7 12 6 2 8 3
3 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ (%)
- Đối với cho vay ngắn hạn 4,7 6,1 1,06 11,3 13,2 2,7
- Đối với cho vay trung dài
hạn 0,3 0.4 0.2 0,13 2,03 0,5 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015, 2016, 2017 - BIDV)
Ở góc độ loại cho vay, dư nợ quá hạn KHDN tại BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương giai đoạn 2015 - 2017 chủ yếu là nợ quá hạn của vay ngắn hạn (tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay ngắn hạn so tổng nợ quá hạn năm 2015 ở mức 94%, năm
2017 là 85% đối với BIDV Phú Thọ và của BIDV Hùng Vương năm 2015 ở mức 90%, năm 2017 là 85%); với thực trạng khách hàng như đã phân tích ở trên, tỷ lệ nợ quá hạn của dư nợ cho vay ngắn hạn KHDN trên tổng dư nợ năm 2015, 2016 ở mức cao, tuy nhiên năm 2017 đã có sự giảm mạnh (BIDV Phú Thọ: từ 4,7% năm 2015 xuống còn 1,06% năm 2017; BIDV Hùng Vương: từ 11,3% năm 2015 xuống còn 2,7% năm 2017 ). Đối với cho vay trung dài hạn KHDN của BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương, mặc dù có sự tăng trưởng quy mô tương đối ổn định (BIDV Phú Thọ: năm 2017 tăng 212 tỷ đồng (33%) so năm 2015; BIDV Hùng Vương: năm 2017 tăng 136 tỷ đồng so năm 2015 tăng trưởng khá cao), tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trung hạn KHDN đối với BIDV Phú Thọ giảm từ 0,4% năm 2016 xuống 0,2% năm 2017 và BIDV Hùng Vương giảm từ 2,03% năm 2,03% xuống 0,5% năm 2017 cho thấy chất lượng cho vay trung dài hạn KHDN của BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương được quản lý tốt, mặc dù tình hình doanh nghiệp còn nhiều khó khăn nhưng BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương đã có nhiều tháo gỡ để xác định lịch trả nợ phù hợp tình hình khai thác, đầu tư dự án của doanh nghiệp, cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp; bên cạnh đó, doanh nghiệp tích cực hợp tác, trả nợ ngân hàng.
Tóm lại, giai đoạn 2015 - 2017, dư nợ cho vay của BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương có mức tăng trưởng khá cao, tuy nhiên, số liệu nợ quá hạn giảm cả về số tuyệt đối và tỷ lệ nợ quá hạn, nguyên nhân theo đánh giá chủ yếu là do khách hàng vay vốn có những dấu hiệu phục hồi tốt, bên cạnh đó là sự hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn từ phía ngân hàng, thể hiện việc quản lý rủi ro tín dụng KHDN của BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương có hiệu quả.
3.2.1.3. Quản lý nợ xấu
Đối với hầu hết các Ngân hàng thương mại, nợ xấu luôn là một vấn đề tồn đọng phúc tạp và khó khăn nhất vìvì hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay tiền luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà các NHTM xác định không thể thu hồi lại được hoặc nếu có thu lại được, thì thường rất khó và mất thời gian. Hầu hết trong các NHTM, nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được
do yếu tố chủ quan từ chính phía khách hàng vay làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khoản nợ đã vay của ngân hàng khi đến kỳ hạn. Các khoản nợ xấu thường bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của các NHTM và điều này gây tổn thất không nhỏ cho hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu càng cao thì rủi ro và tổn thất dòng vốn của các NHTM càng lớn. Khi nói về nợ xấu, ngoài việc nói đến khả năng kiểm soát của các TCTD, cũng cần kể đến tình hình nền kinh tế và người vay có liên quan như thế nào, tức là xem xét đến nhiều mặt khác nhau, trên cơ sở khách quan, chủ quan và liên quan đến nhiều bên khác nhau.
BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương đã thực hiện phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của BIDV.
Nội dung về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại hiện tại được quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013; được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, toàn bộ số dư nợ cho vay của một khách hàng tại ngân hàng thương mại phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ.
Việc phân loại nợ thực hiện theo hai phương pháp sau:
Phương pháp định lượng: Ngân hàng thương mại phân loại nợ của khách hàng vào một trong 5 nhóm nợ sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) gồm: (i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; (ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) gồm: (i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; (iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
Ngoài các nội dung trên, còn có một số quy định khác đối với từng nhóm nợ như trường hợp đủ điều kiện phân loại nợ nhóm cao thấp hơn, phân loại nợ với khoản nợ thu hồi theo kết luận thanh tra, khoản nợ của khách hàng suy giảm tài chính, khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ khi cơ cấu lại nợ,…
Phương pháp định tính: Ngân hàng thương mại xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận sử dụng, thực hiện phân loại nợ đối với dư nợ của khách hàng vào một trong 5 nhóm nợ
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) gồm các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) gồm các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm