Quản lýrủi ro tíndụng Kháchhàng doanh nghiệp tại các ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 72 - 94)

4. Kết cấu và nội dung của luận văn

3.2.2. Quản lýrủi ro tíndụng Kháchhàng doanh nghiệp tại các ch

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.2.1. Khung pháp lý quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

a. Chính sách tín dụng

Chính sách cho vay của các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo định hướng chính sách cho vay chung của BIDV do Hội đồng quản trị BIDV phê duyệt và ban hành. Đây là khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho vay của các chi nhánh và cán bộ tín dụng dựa trên cơ sở: Quy chế cho vay do NHNN Việt Nam ban hành; Chiến lược, định hướng hoạt động của BIDV.

Chính sách tín dụng của BIDV được quy định tại sổ tay tín dụng của BIDV và các văn bản hướng dẫn hàng năm khi có các thay đổi về điều kiện kinh tế, quy định mới của NHNN, ban hành nhằm bảo đảm việc cấp tín dụng của Hội sở chính và các chi nhánh cho khách hàng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:

- Tuân thủ pháp luật

Tất cả các cán bộ, nhân viên BIDV có trách nhiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan.

Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của BIDV, không được phép lợi dụng tài sản và uy tín của BIDV vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng.

- Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của BIDV trong từng thời kỳ.

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ đạo và được kết hợp hài hoà trong chiến lược kinh doanh chung của BIDV. Vì thế, việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống BIDV, đặc biệt là bộ phận nguồn vốn, khách hàng và thanh toán.

- Vừa tôn trọng quyền tự quyết của giám đốc chi nhánh vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng.

Chính sách tín dụng của BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương vừa chú trọng tính an toàn tín dụng song vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế,

dành cho các chi nhánh khả năng nắm bắt tốt nhất cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn.

- Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng

Trong cấp tín dụng: BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu phù hợp với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường.

Các ưu đãi trong tín dụng nếu có chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín, mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng.

Việc giao dịch với khách hàng được xây dựng theo mô hình một đầu mối giao dịch. Tất cả các giao dịch tín dụng của một khách hàng sẽ do một bộ phận tín dụng chịu trách nhiệm phục vụ.

b. Quy trình cấp tín dụng KHDN:

Quy trình tín dụng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp được áp dụng cho toàn hệ thống nói chung và các chi nhánh trên địa bản tỉnh nói riêng. Quy trình bao gồm những bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuyên viên khách hàng cá nhân tiếp xúc với khách hàng, tư vấn cho khách hàng vay về đặc điểm sản phẩm, các loại phí, lãi suất vay và các phương thức trả lãi, quy trình vay, phương thức trả nợ, nhận diện khách hàng và kiểm tra sơ bộ tài sản đảm bảo của khách hàng.

Bước 2: Hướng dẫn khách hàng cung cấp và lập Hồ sơ tín dụng theo quy định

Bước 3: Cán bộ quan hệ khách hàng phân tích, thẩm định khách hàng và lập báo cáo đề xuất tín dụng:

+ Khảo sát thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, thu thập các thông tin liên quan để phục vụ cho mục đích phân tích, thẩm định tín dụng.

+ Căn cứ hồ sơ khách hàng cung cấp và các thông tin thu thập được trong quá trình thẩm định khách hàng, lập Báo cáo đề xuất tín dụng.

+ Trình cấp thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng.

Bước 4: Sau khi được phê duyệt cấp tín dụng thì tiến hành ký hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm, hoàn thiện các điều kiện cấp tín dụng trước khi giải ngân và giải ngân cho khách hàng theo quy định.

Bước 5:Theo dõi, quản lý, giám sát khoản cấp tín dụng cho đến khi thanh lý hợp đồng/tất toán khoản tín dụng theo quy định. Ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách: tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng; thường xuyên giám sát và đánh giá lại khách hàng, có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Căn cứ vào quy trình cấp tín dụng KHDN, Các nội dung kiểm tra, giám sát vốn vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng bao gồm:

(1) Trước khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng; Chịu trách nhiệm đầy đủ về việc kiểm tra nội dung, tính chất của hồ sơ giải ngân (tính hợp pháp, hợp lệ của hoá đơn, chứng từ giải ngân, hợp đồng kinh tế…).

(2) Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng phải lập biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay không quá 30 ngày đối với giải ngân cho vay sản xuất, kinh doanh và không quá 7 ngày đối với giải ngân lương. Thường xuyên liên lạc, nắm bắt các vấn đề sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng. Định kỳ không quá 6 tháng/lần kể từ thời điểm đánh giá liền trước Đề xuất cấp tín dụng, đánh giá định kỳ thực hiện lập Báo cáo đánh giá biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản của khách hàng để kịp thời nhận diện các rủi ro tiềm ẩn, chuyển bộ phận Quản trị tín dụng để lưu hồ sơ tín dụng. Ngay khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, Bộ phận QLKH phải báo cáo ngay bằng văn bản về tình trạng của khách hàng và đề xuất biện pháp xử lý trình cấp có thẩm quyền. Việc kiểm tra này phải trả lời được các câu hỏi: (i) khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không? (ii) giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản hình thành từ vốn vay có cân đối với giá trị vốn vay đã giải ngân hay không?(iii) khách hàng có vi phạm các nội dung của hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay? (iv)tính trung thực các tài liệu của khách hàng gửi ngân hàng ?(v) tài sản bảo đảm còn đủ tính pháp lý và tính thanh khoản không?

(3) Quản lý nguồn thu để trả nợ là công việc hết sức quan trọng của công tác quản lý rủi ro tín dụng. Cán bộ tín dụng và lãnh đạo phòng phục vụ khách hàng cá

nhân phải xây dựng phương án, biện pháp cụ thể để quản lý, thu hồi nợ vay đối với từng khoản vay hoặc từng hợp đồng tín dụng của khách hàng. Đối với những trường hợp khách hàng đã biểu hiện có những dấu hiệu xấu, cần tăng cường cán bộ tín dụng có năng lực, kinh nghiệm và có biện pháp kiểm soát đặc biệt để hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho ngân hàng.

(4)Đôn đốc khách hàng trả nợ theo kế hoạch: căn cứ vào kế hoạch trả nợ đã được thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng, chậm nhất 10 ngày trước khi đến hạn trả nợ gốc, lãi, ngân hàng sẽ có văn bản thông báo và nhắc nhở khách hàng thu xếp nguồn trả nợ đúng hạn. Trường hợp khách hàng có dư nợ lớn hoặc khó khăn trong việc trả nợ thì Ban giám đốc, phòng phục vụ khách hàng tại chi nhánh cần làm việc trực tiếp với khách hàng để bàn biện pháp trả nợ cụ thể.

(5) Kiểm tra, đánh giá hiện trạng tài sản đảm bảo tiền vay: Cán bộ tín dụng kiểm tra trên hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường, để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển người sở hữu, người sử dụng, bảo quản; mục đích sử dụng có sự thay đổi? Những biến động về giá trị tài sản do tăng, giảm giá thị trường, do khai thác sử dụng, bảo quản tài sản, vi phạm về tỷ lệ dư nợ hiện tại trên giá trị tài sản bảo đảm,…

c. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng

Tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ quy trình quản lý rủi ro tín dụng có thể khái quát như sau:

(1) Phương pháp nhận diện, phân loại rủi ro

Việc nhận diện rủi ro tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được thực hiện tập trung từ một đầu mối tại Phòng tổng hợp kiêm quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, do phòng tự thống kê, đánh giá.

Công tác nhận diện và phân loại rủi ro chưa kịp thời. Công tác này chưa thực sự phát huy tác dụng tại các chi nhánh, mới chỉ dừng ở việc nhận dạng rủi ro tín dụng theo ngành nghề kinh doanh, theo lịch sử hoạt động tín dụng của khách hàng thông qua thông tin từ CIC và dựa trên các báo cáo tài chính khách hàng cung cấp để đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Do chưa có bộ phận nghiên cứu nhận diện rủi ro chuyên nghiệp nên các thông tin đưa ra trước khi quyết định tín

dụng đối với các khách hàng đôi khi thiếu chính xác, chỉ nhận diện ra rủi ro khi khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn hoặc hoạt động kinh doanh chuyển hướngxấu.

(2) Công tác đo lường rủi ro

Việc đo lường rủi ro tín dụng chủ yếu dựa vào kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng được thực hiện theo trình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp theo quyết định số 3297/2016/QĐ-HĐQT ngày 15/12/2016 và hướng dẫn triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ số 9546/BIDV - QLTD ngày 25/12/2017. Tuy nhiên quy trình chấm điểm này mới chỉ hạn chế một vài nhóm ngành nghề chính, chấm điểm bằng phương pháp tính toán thủ công nên kết quả chấm phụ thuộc vào chủ quan cán bộ chấm điểm.

Thông qua kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, các chi nhánh BIDV có những chính sách cụ thể đổi với từng khách hàng, đối với những khách hàng có uy tín và năng lực tốt ngân hàng có thể tăng hạn mức tín dụng và xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm, ngược lại đối với những khách hàng có mức tín nhiệm thấp thì áp dụng nâng cao các điều kiện vay vốn như: Tăng giá trị vốn tự có, thực hiện đảm bảo bằng 100% tài sản cho khoản vay thậm chí từ chối cho vay đối với những khách hàng có mức tín nhiệm quá thấp.

Việc đánh giá phương án vay vốn của khách hàng đa số dựa trên bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án kinh doanh do khách hàng cung cấp. Tình hình tài chính của khách hàng cá nhân thường không minh bạch, tính chính xác trên báo cáo tình hình tài chính không cao gây ra khó khăn trong việc thẩm định giá khách hàng. Khi xét duyệt cho vay việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng chưa phản ánh được thực chất tình hình tài chính của khách hàng do khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính không trung thực. Nhiều khách hàng khi vay vốn gửi báo cáo tài chính cho ngân hàng đều có kết quả kinh doanh lãi, trong khi thực chất lại là lỗ. Mà trên thực tế các cán bộ tín dụng không thể kiểm tra tính khớp đúng của số liệu được cung cấp, mặc nhiên thừa nhận số liệu do khách hàng cung cấp.

(3) Đánh giá rủi ro tín dụng

Đánh giá rủi ro tín dụng là đánh giá việc thực hiện các quy trình, chính sách tín dụng đang được áp dụng tại các chi nhánh. Đảm bảo cho việc thực hiện các quy

định, quy trình, chế độ văn bản đúng với hướng dẫn của hệ thống BIDV trong từng thời kỳ. Việc xác định giới hạn tín dụng, cơ cấu tín dụng, danh mục ngành nghề kinh doanh mà ngân hàng đầu tư cho vay,... cần đảm bảo an toàn vốn ngân hàng và hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra ở mức thấp nhất.

(4) Các biện pháp xử lý rủi ro

Nợ quá hạn phát sinh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Trong thời gian qua, BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương đã xử lý bằng các hình thức sau:

Thứ nhất, yêu cầu Cán bộ Quản lý khách hàng phụ trách khoản vay đôn đốc khách hàng trả nợ, thường xuyên gửi văn bản thông báo cho khách hàng. Cán bộ Quản lý khách hàng sẽ xuống tận địa bàn của khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân, lập báo cáo về tình hình quá hạn và đưa ra hướng giải quyết:

- Trường hợp khách hàng gặp khó khăn tạm thời, và có khả năng trả nợ trong thời gian tới thì sẽ tiến hành định giá lại tài sản đảm bảo, thực hiện gia hạn nợ, hiện nay Chi nhánh đang thực hiện gia hạn nợ theo quy định số …..

- Trường hợp đến kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi đã thoả thuận trong hợpđồng tín dụng, khách hàng không đủ khả năng trả nợ và phát sinh nợ xấu, cán bộ quản lý khách hàng lập báo cáo đề xuất kế hoạch trình Ban giám đốc về việc xử lý nợ xấu. Hiện tại, BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương đang xử lý rủi ro theo các hướng:

+ Bán tài sản đảm bảo: Việc này tốn nhiều chi phí và thời gian vì liên quan đến hồ sơ pháp lý, hồ sơ tín dụng

+ Yêu cầu bên bảo đảm có nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng

Việc xử lý tài sản đảm bảo tốn nhiều thời gian, chi phí do khách hàng không chịu hợp tác cũng như thủ tục pháp lý quá rườm rà, chính vì vậy, chi nhánh thường đưa ra quyết định tiếp tục đôn đốc khách hàng trả nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho khoản nợ xấu. Các chi nhánh thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định số 1226/QĐ-HĐQT ngày 30/5/2014 về việc ban hành chính sách phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013, thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 20/3/2014

sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 02. Từ đó, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro có nhiều thay đổi với các tiêu chí phân loại nợ chặt chẽ hơn, phản ánh chính xác hơn chất lượng các khoản vay. Trên cơ sở đó đánh giá chi tiết từng khoản vay và đưa ra mức trích lập dự phòng rủi ro cho từng món nợ.

Thứ hai, Khi khách hàng có xuất hiện những dấu hiệu khó có khả năng trả nợ, tình hình tài chính xấu thì nguy cơ rủi ro sẽ xảy ra. Lúc đó chi nhánh đưa ra biện pháp ứng phó để hạn chế rủi ro. Chi nhánh có chính sách thường xuyên đánh giá lại tình trạng khoản vay, việc sử dụng vốn vay, phân tích đảm bảo nợ vay, tình hình tài chính khách hàng. Riêng với những khoản vay lớn thì việc đánh giá thường xuyên hơn. Việc đánh giá được thực hiện bởi Cán bộ quản lý khách hàng và cán bộ phòng Quản lý rủi ro thông qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau từ Báo cáo tài chính của khách hàng, báo cáo tình hình sử dụng vốn vay theo cam kết. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở quan trọng để ngân hàng thực hiện những hành động cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng liên quan đến khoản vay như điều chỉnh giới hạn tín dụng, thay đổi điều khoản hợp đồng cho vay, chấm dứt cho vay.

3.2.2.2. Tổ chức quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp đối với các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngân hàng luôn xây dựng chính sách sống chung cùng rủi ro vì rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh. Ngân hàng chỉ có thể hạn chế rủi ro hoặc chất lượng rủi ro. Để có thể quản lí rủi ro, các Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi, hoặc nợ có vấn đề. Sau đó cần phân tích nguyên nhân, thực trạng, cách giải quyết vấn đề.

Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời, xong vấn còn khả năng và ý muốn trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như: cho vay thêm, ra hạn nợ, giảm lãi. Trong trường hợp người vay lừa đảo, không có khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 72 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)