Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 98 - 103)

4. Kết cấu và nội dung của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

3.4.3.1 Nguyên nhân khách quan a. Từ môi trường pháp lý

Tính thống nhất, đồng bộ, kịp thời của hệ thống văn bản pháp luật tác động đến hoạt động ngân hàng còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó là sự thực thi các quy định pháp luật của một số cơ quan liên quan thiếu tính nhất quán, đồng bộ, ảnh hưởng trực tiếp tới các giao dịch liên quan hoạt động tín dụng.

Các quy định về tính tự chủ của ngân hàng, quyền tự quyết trong xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nếu khoản vay xảy ra rủi ro đã được quy định cụ thể, tuy nhiên, quá trình thực hiện gặp nhiều vướng mắc do việc thực thi các quy định pháp luật của một số cơ quan liên quan thiếu đồng bộ, dẫn đến tiến độ xử lý tài sản bảo đảm trong quá trình thu hồi nợ xấu thường kéo dài. Bên cạnh đó, các bước theo trình tự xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng qua cơ quan pháp luật kéo dài, thủ tục thi hành án phức tạp,… cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác thu hồi nợ trong quản lý, xử lý sau cho vay.

Các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm tương đối đầy đủ, rõ ràng, tuy nhiên gắn với thực tiễn còn nhiều điều chưa có phương án giải quyết cụ thể, dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng trong quá tŕnh cho vay như yếu tố sở hữu của các thành viên trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình gắn liền với đất tại địa phương chưa được thực hiện nhưng vẫn là tài sản thế chấp, những quy định pháp lý về tài sản hình thành trong tương lai còn nhiều vướng mắc,…

Vấn đề thông tin thiếu minh bạch của doanh nghiệp là vấn đề phổ biến; tuy nhiên chế tài pháp luật liên quan đến xử lý thiếu minh bạch trong thông tin của doanh nghiệp còn hạn chế; cơ chế, khả năng kiểm soát, phối hợp kiểm soát thông tin doanh nghiệp của các cơ quan liên quan (ngân hàng, thuế, hải quan,…) còn hạn chế dẫn đến những nhận định, đánh giá thông tin thiếu đầy đủ, thiếu chính xác, ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định khi cho vay.

b. Từ môi trường kinh tế

Giai đoạn 2015 - 2017 chứng kiến rất nhiều yếu tố khó khăn cho hoạt động ngân hàng, nhưng cũng là giai đoạn phục hồi sau suy thoái. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mặc dù đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng vẫn nằm trong bối cảnh những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, thị trường bất động sản diễn biến phức tạp, sức ép nợ xấu còn nặng nề, hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm, năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp...

Hoạt động ngân hàng đã đạt được những kết quả cực kỳ quan trọng về giảm tỷ nợ xấu, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, giảm mặt bằng lãi suất, quản lý thị trường vàng,… tuy nhiên vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn về bài toán giải quyết nợ xấu trong trung dài hạn, kích cầu tiêu dùng, phá băng thị trường bất động sản,…

Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả tích cực, song vẫn là tỉnh nghèo và gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách thấp, nền doanh nghiệp hoạt động chủ yếu quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, các tổ chức tín dụng trên địa bàn cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Trong bối cảnh đó, tình hình khách hàng vay vốn tiếp tục còn khó khăn là điều dễ thấy, tác động trực tiếp tới chất lượng khoản vay tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ở góc độ rủi ro; ở góc độ hiệu quả của ngân hàng là sự chia sẻ khó khăn với việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, đồng nghĩa hiệu quả từ hoạt động cho vay của ngân hàng giảm tương ứng.

Bên cạnh đó, biến động phức tạp của thị trường bất động sản về giảm giá trị, giảm khả năng thanh khoản là yếu tố tác động lớn tới tài sản bảo đảm của hoạt động cho vay tại ngân hàng.

c. Từ phía khách hàng vay vốn

Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay giai đoạn 2015 - 2017 tại BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vương cho thấy, các nguyên nhân xảy ra rủi ro trong cho vay của ngân hàng từ phía khách hàng chủ yếu là do:

- Năng lực quản lý, điều hành của khách hàng

Trình độ của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, năng lực quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn

vay, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện cam kết với ngân hàng. Do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng. Nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, để đạt được mục đích của mình họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với Ngân hàng, như cung cấp thông tin sai sự thật, mua chuộc…Nhiều khách hàng vay vốn không tính toán kỹ lưỡng, mở rộng đầu tư quá mức, hoặc không có khả năng tính toán kỹ những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục những khó khăn trong kinh doanh. Trường hợp còn lại là khách hàng vay vốn kinh doanh có lãi nhưng vẫn không trả nợ đúng hạn, họ chây ỳ với hy vọng có thể được xoá nợ, sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch

Năng lực tài chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng bởi nếu khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định, có uy tín thì khi có biến cố xảy ra, khách hàng có khả năng chống đỡ rủi ro bằng vốn chủ sở hữu và hạn chế ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay

Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng a. Do chính sách tín dụng của ngân hàng

Việc thực hiện các chính sách tín dụng của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, quản lý chất lượng hoạt động cho vay còn gặp khó khăn. Thông thường, từ khi có các chính sách điều tiết vĩ mô đến khi đi vào thực tiễn có một độ trễ nhất định về thời gian, vấn đề đặt ra là chính sách của ngân hàng trong thời kỳ đó đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với khả năng của khách hàng và thực tiễn thị trường.

Bên cạnh đó, đối với các khách hàng gặp khó khăn, đã chuyển nợ xấu nhưng đánh giá có khả năng phục hồi nếu có các giải pháp hỗ trợ tài chính cụ thể; tuy nhiên, phát sinh mâu thuẫn về việc tiếp tục cho vay vì cho vay mới đồng nghĩa với việc tăng thêm nợ xấu, tăng thêm dự phòng rủi ro, giảm chất lượng hoạt động của ngân hàng, nhưng không hỗ trợ thì không có khả năng thu hồi vốn đã cho vay. Đây là vấn đề lớn trong ứng xử tín dụng của ngân hàng.

b. Do những yếu kém của cán bộ tín dụng

Tính nhạy bén, chủ động, kinh nghiệm xử lý nợ của cán bộ chưa thực sự tốt, ảnh hưởng nhất định đến kết quả công tác xử lý, thu hồi nợ xấu.

Bên cạnh đó, cán bộ quản lý khách hàng chủ yếu tập trung các sản phẩm cho vay, đến nhóm các khách hàng vay vốn, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, chưa có sự đầu tư đúng mức về nhóm khách hàng doanh nghiệp chỉ sử dụng dịch vụ tiền gửi, thanh toán tại BIDV Phú Thọ hay tại BIDV Hùng Vương nhưng đang vay vốn tại ngân hàng khác; do vậy, chưa khai thác tốt tiềm năng từ nền thông tin khách hàng sẵn có, ảnh hưởng tới kết quả cơ cấu lại, chuyển dịch cơ cấu khách hàng, phát triển khách hàng mới quan hệ vay vốn nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, phân tán rủi ro.

c. Hạn chế trong công tác thẩm định: Tình trạng thiếu thông tin, hoặc thông tin không chính xác vẫn tồn tại, đặc biệt thông tin tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, ảnh hưởng lớn tới chất lượng thẩm định, quyết định cho vay.

d. Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay

Việc thực hiện quy trình tín dụng, công tác kiểm tra, kiểm soát còn chưa tốt. Việc thực hiện quy trình của một số bộ phận đôi khi chưa đầy đủ, xảy ra các lỗi tác

nghiệp, ảnh hưởng tới chất lượng khoản cho vay, đặc biệt ở khâu thẩm định ban đầu, và hỗ trợ, tư vấn khách hàng, kiểm tra, giám sát sau khi cho vay. Do vậy, chưa nắm bắt được đầy đủ thông tin hoặc chưa kiểm soát hết được tình hình của khách hàng cũng như nắm bắt chính xác, kịp thời những khó khăn của khách hàng để có những chính sách linh hoạt trong quản lý, hạn chế rủi ro. Thực tế, quá trình nhận diện rủi ro sau cho vay còn chưa kịp thời, dẫn đến các biện pháp ứng xử mang tính thụ động, khi rủi ro đã xảy ra.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)