Kiến nghị với Tỉnh Yên Bái và Cục thuế thuế tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 95 - 105)

5. Kết cấu luận văn

4.3.2. Kiến nghị với Tỉnh Yên Bái và Cục thuế thuế tỉnh Yên Bái

Để cơ chế quản lý thuế đạt hiệu quả thì rất cần sự hỗ trợ từ phía tỉnh Yên Bái trong việc thu thập thông tin, tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thuế, sự ảnh hưởng của thuế tới hoạt động của nhà nước và sự phát triển kinh tế. Để từ đó có thể nâng cao tầm hiểu biết, nhận thức của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Rà soát, điều tra, phân loại thông tin về các doanh nghiệp trên địa bàn qua đó giúp đỡ Cục thuế thuế trong việc tổng hợp thông tin của các doanh nghiệp.

Đối với Cục thuế thuế tỉnh Yên Bái tăng cường nâng cấp và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về NNT và bộ máy quản lý thuế. Tăng cường tính kỷ luật, nghiêm minh trong quản lý thuế đảm bảo mọi quy trình quản lý thuế đều được thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bằng cách giảm những thủ tục rườm rà, phức tạp, không cần thiết và các quy định trong từng thủ tục cần phải được quy định rõ ràng, dễ hiểu hơn.

Thường xuyên thu nhận những ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp thông qua các chương trình đối thoại trực tiếp qua từng chủ đề. Từ đó phát hiện và giải đáp các thắc mắc kịp thời cho các doanh nghiệp, giảm khoảng cách giữa các doanh nghiệp và cơ quan thuế.

Việc áp dụng công nghệ thông tin không chỉ là riêng nhiệm vụ của bộ phận công nghệ thông tin mà là trách nhiệm, nghĩa vụ của tất cả phòng ban và cán bộ trong Cục thuế. Vì vậy, cần phải giúp cho các cán bộ hiểu rõ các ứng dụng công nghệ thông tin để từ đó dễ dàng giải quyết các vấn đề. Nên có những chương trình nâng cao kỹ năng tin học và bài kiểm tra trình độ tin học bắt buộc đối với tất cả các cán bộ thuế. Hơn nữa, để có thể tin học hóa toàn bộ cơ chế quản lý, bên cạnh đội ngũ cán bộ thành thạo tin học thì cần phải có những trang thiết bị, hệ thống mạng đủ chất lượng đảm bảo được hiệu quả áp dụng công nghệ tin học trong cơ chế quản lý.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, góp phần vào tăng thu cho NSNN cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cục thuế thuế tỉnh Yên Bái đã luôn nỗ lực, học hỏi những thành công về quản lý thuế trên cả nước để từ đó hoàn thiện cơ chế quản lý và phấn đấu đưa cơ chế quản lý thuế theo hướng hiện đại hóa. Qua quá trình nghiên cứu công tác quản lý thuế TNDN đối với DN NQD trên địa bàn tỉnh Yên Bái, luận văn đã đạt thực hiện được những mục tiêu sau:

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với các DN NQD trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Dựa trên những đặc điểm chung về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, luận văn đã chỉ ra những thành tựu và hạn chế nhất định trong công tác quản lý thuế TNDN đối với DN NQD.

Dựa vào thực trạng hoạt động của cac DN NQD trên địa bàn, qua quá trình nghiên cứu và phân tích luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế trong công tác quản lý.

Căn cứ vào hạn chế và nguyên nhân của hạn chế luận văn đã nêu ra những giải pháp nhằm giúp cho Cục thuế thuế tỉnh Yên Bái có thể áp dụng nhanh chóng và dần hoàn thiện bộ máy quản lý. Bên cạnh đó luận văn cũng đề xuất những kiến nghị với Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, tỉnh Yên Bái và Cục thuế thuế tỉnh Yên Bái để có thể giúp đỡ Cục thuế thuế hoàn thiện cơ chế quản lý thu thuế nói chung và thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD nói riêng.

Do những hạn chế về trình độ lý luận nghiên cứu thực tiễn và thời gian nghiên cứu nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy (cô) và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2014), Quyết định số 2534/QĐ-BTC ngày 25/9/2014 hướng dẫn

công tác phân cấp quản lý cán bộ.

2. Bộ Tài Chính (2014), Quyết định số 329/QĐ-TCT ngày 27/03/2014 về việc

ban hành quy trình quản lý đăng ký thuế.

3. Bộ tài chính (2014), Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa 7 thông

tư liên quan đến chính sách thuế.

4. Chính phủ (2010), Nghị quyết số 25/ NQ-CP ngày 2/6/2010 về đơn giản hóa

258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ, ngành và Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 27/10/2010 về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Tài chính.

5. Chính phủ (2014), Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 về sửa đổi, bổ

sung 04 Nghị định về thuế.

6. Trần Phan Quốc Chương (2013), Quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Gia

Lai, Luận văn thạc sĩ

7. Cục thuế tỉnh Yên Bái (2014), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2014.

8. Cục thuế tỉnh Yên Bái (2015), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2015.

9. Cục thuế tỉnh Yên Bái (2016), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2016.

10. Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế TNDN, Nhà xuất bản tài chính, năm 1998, Vĩnh Phúc.

11. Lê Thị Thanh Huyền, 2014, Tạp chí thuế “ Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành

chính thuế, hải quan tại một số nước”, tr. 9-12.

12. Nguyễn Thị Ngọc Mai (2015) “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi

cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

13. Trần Văn Ninh (2012), Tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục thuế

Quận Cẩm Lệ, Thành phố Yên Bái, Luận văn thạc sĩ.

15. Quốc hội (1999), Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12/06/1999.

16. Quốc hội (2003), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 ngày

17/06/2003

17. Quốc hội khóa XI (2006), Luật quản lý thuế số 78/2006/QH1, kỳ họp thứ 10

ngày 29/11/2006.

18. Quốc hội, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 10/05/1997.

19. Simon James & Christopher Nobes (2000), Kinh tế học đánh thuế

20. Tổng cục thuế (2004), Quyết định 1209/QĐ/TCCB ngày 29/07/2004 của

Tổng cục thuế Quyết định về việc ban hành quy trình quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp.

21. Tổng cục thuế (2010), Quyết định 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng

cục thuế Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế.

22. Tổng cục thuế (2015), Quyết định 2379/QĐ-TCT ngày 22/12/2014 của Tổng

cục thuế Quyết định về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế.

23. Tổng cục thuế (2015), Quyết định 745/QĐ-TCT ngày 20/04/2015 của Tổng cục

thuế Quyết định về việc ban hành quy trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

24. Tổng cục thuế (2015), Quyết định 881/QĐ-TCT ngày 15/05/2015 của Tổng

cục thuế Quyết định về việc ban hành quy trình kiểm tra nội bộ ngành thuế.

25. Website Cục thuế tỉnh Yên Bái: http://www.yenbai.gov.vn

PHỤ LỤC

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

Xin ông (bà) vui lòng trả lời các câu hỏi sau: (Chú thích: Đánh dấu x vào ô lựa chọn)

TT Câu hỏi

I. Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn

I.1 Họ và tên người được phỏng vấn:

I.2 Doanh nghiệp:

I.3 Thuộc tỉnh/thành phố:

II Thông tin chung về nộp thuế của doanh nghiệp

II.1. Doanh nghiệp bạn hiện nay đang nộp những loại thuế nào?

a. GTGT b. TTĐB c. Nhập khẩu d. TNDN e. Thuế khác

II.2 Doanh nghiệp của ông (bà) khai thuế dưới hình thức nào?

a. Tại cơ quan thuế b. Điện tử c. Gửi qua bưu điện d. HT khác

II.3 Doanh nghiệp thanh toán thuế dưới hình thức nào?

a. Séc b. Chuyển tiền ngân hàng c. Tiền mặt d. Kết hợp e. HT khác

III Những vấn đề pháp lý của quản lý thu thuế

III.1 Công tác kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan chức năng có gây phiền

nhiễu cho công ty của ông (bà)hay không?

Không

III.2 Trên thực tế, có trường hợp nào công ty phải trả thuế không hợp lý, không đúng luật hay không?

Không

III.3 Trong các qui định về quản lý thu thuế, các quyền của người nộp thuế

đã được qui định đầy đủ hay chưa?

III.4 Doanh nghiệp có được cơ quan thuế bảo mật thông tin hay không? a. Được bảo mật hoàn toàn

b. Đôi khi không được bảo mật

c. Thường xuyên không được bảo mật

III.5 Ông (bà) đánh giá như thế nào về các quy định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế?

a.Công bằng, hợp lý

b.Tương đối công bằng, hợp lý c.Không công bằng, hợp lý

III.6 Công ty của ông (bà) có cơ hội được góp ý về những thay đổi trong chính sách và thủ tục quản lý thu thuế hay không?

CóKhông

III.7 Trên thực tế khi nộp thuế của doanh nghiệp, ông (bà) có phải nộp thêm

bất kỳ một khoản phí phát sinh nào không? a. Không có chi phí phát sinh

b. Đôi khi có chi phí phát sinh

c. Thường xuyên có chi phí phát sinh

III.8 Đề nghị ông (bà) cho biết mức độ hài lòng của mình đối với từng thủ bộ

phận quản lý theo từng mức độ đánh giá (1: rất không hài lòng; 2: không hài lòng; 3: bình thường; 4: hài lòng; 5: rất hài lòng)

1 2 3 4 5

a. Đăng ký thuế b. Khai thuế c. Thu thuế

d. Quyết toán thuế g. Quản lý nợ, thu nợ h. Kiểm tra, thanh tra thuế

IV Thủ tục hành chính về thuế

IV.1 Thủ tục hành chính về thuế minh bạch ở mức độ nào?

a. Minh bạch b. Khá minh bạch c. Kém minh bạch d. Rất không minh bạch

IV.2 Đề nghị ông (bà) cho biết mức độ hài lòng của mình đối với từng thủ tục

hành chính theo từng mức độ đánh giá (1: rất không hài lòng; 2: không hài lòng; 3: bình thường; 4: hài lòng; 5: rất hài lòng)

1 2 3 4 5

a. Mua hoá đơn b. Nộp tờ khai

c. Nộp báo cáo tài chính d. Thực hiện nộp thuế

VI.3 Đề nghị ông (bà) xếp hạng về mức độ phức tạp của thủ tục hành chính

sau, bằng cách đánh số lần lượt từ 1 đến 5 ( với 1 là mức kém nhất, 5 là mức tốt nhất)

a. Thủ tục đăng ký mã số thuế b. Thủ tục khai thuế

c. Thủ tục hoàn thuế d. Thủ tục miễn giảm thuế e. Thủ tục quyết toán thuế

V Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

V.1 Doanh nghiệp thường sử dụng hình thức hỗ trợ nào của cơ quan thuế?

a. Qua mạng

b. Hỏi đáp trực tiếp c. Qua điện thoại

d. Qua trả lời bằng văn bản e. Kết hợp các hình thức trên

V.2 Tần suất doanh nghiệp tham gia các chương trình tuyên truyền người nộp thuế?

a. Không bao giờ tham gia

b. Tham gia nhưng không thường xuyên

c. Tham gia đầy đủ

V.3 Đề nghị ông (bà) cho biết mức độ hài lòng của mình đối với từng công

tác theo từng mức độ đánh giá (1: rất không hài lòng; 2: không hài lòng; 3: bình thường; 4: hài lòng; 5: rất hài lòng)

1 2 3 4 5

Công tác tuyên truyền Công tác hỗ trợ

IV Quyết toán thuế

IV.1 Ông (bà) đánh giá như thế nào về quy trình và thủ tục quyết toán thuế

hiện nay:

a. Minh bạch và công bằng

b. Tương đối mạnh bạch và công bằng c. Không mạnh bạch và công bằng

IV.2 Trong quá trình quyết toán thuế công ty có cơ hội như thế nào về tiếp nhận thông tin cũng như sự cộng tác từ cơ quan thuế, và bảo vệ lợi ích của mình?

a. Có cơ hội tốt

b. Có cơ hội ở mức trung bình c. Ít có cơ hội

d. Không có cơ hội

VI Khiếu nại

VI.1 Xin ông (bà) cho ý kiến về mức độ công bằng, khách quan của việc xét

a. Luôn công bằng, khách quan

b. Đôi khi không công bằng, khách quan c. Luôn không công bằng, khách quan

VI.2 Doanh nghiệp có được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thu thuế,

công chức quản lý thu thuế gây ra? a. Luôn được bồi thường

b. Đôi khi được bồi thường

c. Không bao giờ được bồi thường

VI.9 Thời gian giải quyết khiếu kiện của công ty thường kéo dài

a. Dưới 1 tháng b. 1 tháng c. 2 tháng d. 3 tháng e. 4 đến 6 tháng f. Trên 6 tháng

VII Công tác thanh kiểm tra

VII.1 Cơ quan thuế thực hiện thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp của ông

(bà) với tần suất như thế nào? Thường xuyên

Tần suất đều Ít khi kiểm tra Không kiểm tra

VII.2 Các cuộc thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp của ông (bà) thường theo hình thức nào

Có thông báo trước Kiểm tra đột xuất

VII.3 Ông( bà) hãy cho biết đánh giá của ông (bà) về kết quả thanh kiểm tra? Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

VIII Đội ngũ nhân viên cán bộ

VIII.1 Ông (bà) có đánh giá như thế nào về chất lượng đội ngũ cán bộ tại Cục thuế tỉnh Yên Bái?

Rất hài lòng Khá hài lòng Hài lòng

Không hài lòng Rất không hài lòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)