5. Kết cấu luận văn
1.2.1. Một số kinh nghiệm quản lý thuế TNDN
1.2.1.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới a, Kinh nghiệm của Vương quốc Anh
Cơ quan thuế Anh đã đưa vào áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế đối với thuế thu nhập và thuế lợi tức từ chuyển nhượng tài sản ngày 6 tháng 4 năm 1996, tác động tới 8 triệu đối tượng kinh doanh cá thể và có thu nhập cao, 700.000 tổ chức nhiều đối tượng và 300.000 quĩ tín thác. Cơ quan thuế đã thu thêm được 16.5 tỉ Bảng thông qua áp dụng hệ thống này vào năm 1999-2000. Trong đó 14.4 tỉ Bảng là từ thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm quốc gia và 2.1 tỉ bảng từ lợi tức chuyển nhượng tài sản. Thêm 40 tỉ nữa được thu qua hệ thống tự tính tự nộp từ các phương pháp khấu trừ trực tiếp trên thu nhập và các hình thức khấu trừ tại nguồn khác. Chế độ này thể hiện một cải cách lớn nhất kề từ nhiều thập kỷ trở lại đây. Các thay đổi chủ yếu bao gồm:
Đối tượng nộp thuế hoặc cơ quan thuế tự tính nghĩa vụ thuế thay vì cơ quan thuế phải thực hiện trong phần lớn các trường hợp;
Qui trình thủ tục được chuyển đổi từ phương châm “kiểm tra trước nộp sau” sang “nộp trước kiểm tra sau”;
Việc đánh thuế tất cả các loại thu nhập và lợi tức từ chuyển nhượng tài sản được căn cứ trên thu nhập phát sinh của năm hiện hành;
Xem xét lại tổng thể các loại thu nhập và lợi tức từ chuyển nhượng tài sản và hợp lý hoá các thời hạn nộp thuế; và trao cho cơ quan Thuế quyền hợp pháp đối với việc điều tra bất kỳ tờ khai thuế nào
Cho dù đã có nhiều thay đổi được thực hiện, cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế vẫn có nhiều tương đồng với hệ thống thuế cũ. Tuy nhiên công tác quản lý thuế ở Anh thể hiện hiệu quả cao hơn nhờ áp dụng cơ chế quản lý rủi ro.[11]
b, Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế từ khá sớm, khi mà các điều kiện của nền kinh tế chưa đáp ứng đủ và cơ quan thuế Nhật chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế được ban hành quá đột ngột, số lượng đối tượng nộp thuế tăng lên nhanh chóng trong khi cán bộ thuế thiếu kinh nghiệm và kiến thức về thuế. Vì vậy, mặc dù đã đề ra các biện pháp đề phòng như: cơ quan thuế vẫn có quyền kiểm tra và điều chỉnh lại số thuế phải nộp do đối tượng nộp thuế kê khai, ban hành cơ chế xử phạt hành chính thuế, quy định việc điều tra bắt buộc nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu đến số thu ngân sách và các tác động tiêu cực, nhưng việc áp dụng cơ chế này vẫn gây ảnh hưởng xấu tới Nhật Bản trong những năm đầu thực hiện. Cuối tháng 2 năm 1947, số thuế thu nhập nộp theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế chỉ đạt 11,4% tổng số thuế ước tính. Để tăng số thu, cơ quan thuế phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm điều chỉnh lại các tờ khai thuế không chính xác và điều tra tội phạm thuế, Chính phủ ban hành “cơ chế chi tiêu” nhằm phân bổ kế hoạch thu tới cơ quan thuế địa phương. Những biện pháp này đã làm tăng số thu thuế năm 1948, nhưng số đối tượng nộp thuế khiếu nại, yêu cầu kiểm tra lại rất lớn và số nợ đọng chiếm hơn 40% tổng số thuế tính lại.
Trước thực trạng đó, để nâng cao tính tuân thủ tự giác của đối tượng nộp thuế và mở rộng cơ chế tự khai, tự nộp, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành cuộc cải cách thuế với những thay đổi về chính sách và quản lý hành chính thuế trong nhiều năm như: giảm gánh nặng thuế thu nhập thông qua tăng khoản khấu trừ cơ bản và thay đổi mạnh cơ cấu thuế suất; xoá bỏ“cơ chế chỉ tiêu”, thay đổi cách tính số thuế tạm nộp từ “số thuế được tính dựa trên cơ sở số ước tính của thu nhập năm hiện hành” thành “số thuế không thấp hơn thuế thu nhập quyết toán của năm trước; thay đổi mẫu tờ khai thuế đơn giản hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều
đối tượng nộp thuế loại nhỏ; phát triển hệ thống thuế; đưa ra chương trình ưu đãi về thuế đối với các Đối tượng nộp thuế thực hiện việc kê khai thuế dựa theo các chuẩn mực kế toán bắt buộc nhằm tăng cường việc sử dụng sổ sách kế toán của Đối tượng nộp thuế.
Bên cạnh đó, Nhật Bản sử dụng hệ thống xử lý dữ liệu tự động và quản lý tổng hợp thuế trên toàn quốc, cho phép quản lý tổng hợp những thông tin về Đối tượng nộp thuế qua các năm, có khả năng phân tích thông tin theo các cách khác nhau, tăng cường các dịch vụ cho Đối tượng nộp thuế. Công tác điều tra thuế được thực hiện trên cơ sở phân tích rủi ro, và cơ quan thuế có quyền cưỡng ép, điều tra theo phương pháp của cảnh sát hình sự khi điều tra tội phạm và dựa vào kết quả điều tra đó truy tố những đối tượng gian lận về thuế.[11]
1.2.1.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), gian lận thuế thông qua các hành vi kê khai sai doanh thu, thu nhập chịu thuế hoặc khai tăng chi phí được trừ, chuyển giá, tăng chi phí lãi vay bằng cách duy trì vốn điều lệ mỏng, tăng vốn vay nhằm giảm nghĩa vụ nộp thuế TNDN…
a, Quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Đông Anh
Chi cục Thuế Huyện Đông Anh quản lý thu thuế trên địa bàn hơn 3.500 doanh nghiệp, với số thu chiếm tỷ trọng đến 92% tổng số thuế ngoài quốc doanh. Do nguồn thu lớn, Chi cục đã chú trọng công tác tuyên truyền hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách thuế, tạo nguồn thu: Chi cục công khai bộ thủ tục hành chính thuế, chính sách thuế mới, các mẫu biểu, phát tờ rơi miễn phí; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế (NNT) tại bộ phận một cửa hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc về thực hiện nghĩa vụ nộp thuế; tăng cường tuyên truyền chính sách thuế mới trên hệ phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống loa truyền thanh các xã để doanh nghiệp và NNT biết thực hiện.
Trên cơ sở Bộ Tài chính rà soát các vướng mắc để đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuế trong thực hiện các: quy định pháp luật về thuế; quy trình quản lý thuế; các thủ tục liên quan đến: việc in, bán hóa đơn, cấp mã số thuế, khai thuế,
nộp thuế, quyết toán, cũng như vướng mắc trong việc phối hợp với các cấp, các ngành liên quan đến công tác thuế; đồng thời cắt giảm thủ tục hành chính thuế và rút ngắn tối đa thời gian giải quyết các nội dung liên quan, không gây khó khăn cho NNT trong sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế.
Thực hiện sự chỉ đạo của Cục Thuế Thành phố, ngày 18 và 19/9/2014 Chi cục Thuế Huyện Đông Anh tổ chức 4 lớp tập huấn chính sách thuế mới cho 100% doanh nghiệp trên địa bàn quản lý. Trong công tác quản lý thu thuế, Chi cục đề cao công tác tuyên truyền, đối thoại, giải đáp những vướng mắc để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và NNT. Cơ quan thuế khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng những tiện ích của ngành thuế để kê khai, nộp thuế và cập nhật chính sách thuế mới cũng như các thông tin khác mà Cơ quan thuế thông báo; đồng thời động viên các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, SXKD đạt hiệu quả và chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, góp phần chào mừmg quận mới thành lập. Việc cải cách thủ tục hành chính thuế gắn liền với thực hiện đổi mới phương thức quản lý, điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo của Cơ quan thuế các cấp với việc tăng cường xiết chặt kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, công chức và trách nhiệm của người đứng đầu Cơ quan thuế các cấp. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, Bộ Tài chính ban hành thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung 7 thông tư, cắt giảm một số thủ tục hành chính thuế để tiết kiệm thời gian và chi phí của NNT tiếp xúc với Cơ quan thuế. Chính vì vậy, để tuyên truyền chính sách thuế hiệu quả, Chi cục đã thông báo công khai và gửi giấy mời qua các hình thức: cán bộ quản lý, qua mail khi khai thuế qua mạng, công văn, trực tiếp...để bảo đảm 100% doanh nghiệp biết tham dự.
Trọng tâm tập huấn kỳ này, các đại biểu đã được nghe các giảng viên kiêm nhiệm của Chi cục Thuế phổ biến, truyền đạt các nội dung: Hệ thống hoá chính sách thuế mới; giới thiệu các nội dung của Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị 24/CT- TTg về tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan; Nghị quyết số 63/NQ-CP về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp và những điểm mới các
thông tư của Bộ Tài chính như về: hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thuế TNDN; thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam. Đặc biệt, trọng tâm nội dung tập huấn thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 thông tư để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế, giảm chi phí tạo thuận lợi cho NNT.
Là địa bàn có nhiều doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, nhiều công ty xuất nhập khẩu trong đó bên xuất khẩu và bên Nhập khẩu có quan hệ lợi ích với nhau. Đối tượng nộp thuế thực hiện chuyển giá trong hoạt động xuất nhập khẩu, làm cho giá nhập khẩu gần bằng với giá xuất khẩu hàng hóa. Giá cả này đã được hai bên thống nhất từ trước, nhiều loại hàng hóa đặc thù của riêng từng hàng nên việc các cơ quan chức năng xác định giá tương đương trên thị trường quốc tế gặp nhiều khó khăn. Nhưng trên cơ sở phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước, giai đoạn 2010-2013 qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế, Chi cục thuế Huyện Đông Anh đã xử lý trên 920 doanh nghiệp, truy thu hàng nghìn tỷ đồng cho NSNN. [12]
b, Quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế quận Thanh Xuân
Giai đoạn 2010-2013, tình hình kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường cùng với chính sách ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp điều này đã đặt ra nhiều thách thức, khó khăn cho công tác thu thuế. Nhưng với quyết tâm cao của Chi cục thuế quận Thanh Xuân, sự phối hợp chặt chẽ, tích cực, có hiệu quả của khối nội chính quận và Ủy ban nhân dân các phường nên đã thu vượt chỉ tiêu đề ra. “Kết quả là đến cuối 2014, Chi cục đã thu thuế các loại đạt 128% dự toán năm và tăng 30% so với cùng kỳ năm trước”.
Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế quận Thanh Xuân đã giao chỉ tiêu, trách nhiệm đến từng đơn vị trực thuộc, từng Phường đồng thời thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và động viên các đơn vị nhằm phát huy tối đa sức mạnh đồng bộ của hệ thống chính trị quận. Sự nỗ lực và chủ động của Chi cục thuế quận Thanh Xuân với chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện đã đề xuất với Ủy ban nhân dân
Quận thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, có hiệu quả trong công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT. Công tác kê khai kế toán thuế, công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế, triển khai tích cực công tác quản lý sâu sát các cơ sở kinh doanh. Đẩy mạnh công tác thu thuế đối với những lĩnh vực hoạt động có thế mạnh về nguồn thu. “ Chi cục đã ban hành 100% thong báo phạt chậm nộp, quyết định cưỡng chế và cưỡng chế hóa đơn. Năm 2014 thu nợ thuế trên địa bàn quận được 776 tỷ đồng.”
c, Quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế Quận Đống Đa
“Năm 2014, quận Đống Đa thu trên 3.275 tỷ đồng, đạt 156,4% dự toán, tăng 18,5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, Chi cục thu đạt 162,7% dự toán, tăng gần 24% so cùng kỳ; các chỉ tiêu thu đều hoàn thành dự toán.”
Để đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm, Chi cục đã nỗ lực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cũng như tăng cường tuyên truyền chính sách thuế, hỗ trợ NNT dưới nhiều hình thức. Qua đó, đã hỗ trợ cho NNT tại Cơ quan thuế 651 lượt, trả lời qua điện thoại 1.704 lượt, bằng văn bản 45 lượt và tập huấn chính sách thuế cho 16.500 NNT, đối thoại 180 NNT giải đáp những vướng mắc khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Tăng cường chất lượng thanh tra, kiểm tra và đã kiểm tra 28.217 lượt hồ sơ tại bàn: điều chỉnh 398 lượt, thuế tăng hơn 2 tỷ đồng; điều chỉnh giảm khấu trừ hơn 3 tỷ đồng; đề nghị kiểm tra tại đơn vị 55 hồ sơ. Kiểm tra tại 366 đơn vị truy thu, truy hoàn và phạt 34,8 tỷ đồng. Kiểm tra sau hoàn 19 đơn vị với 31 quyết định, truy hoàn, phạt 125 triệu đồng. Sử dụng ứng dụng đối chiếu bảng kê hóa đơn, có 1.044 NNT khai bổ sung khai thuế tăng 4,2 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Chi cục áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý nợ: ban hành 66.635 thông báo thuế nợ và tiền chậm nộp; gửi 308 công văn xác minh thông tin tài khoản tới các ngân hàng; ban hành 08 quyết định cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng số tiền 17,2 tỷ đồng; ban hành 63 quyết định cưỡng chế trích tiền gửi ngân hàng của 48 đơn vị thu 54,3 tỷ đồng; đôn đốc các đơn vị nợ lớn thu 77,8 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục chủ động tham mưu cho Chính quyền quận thành lập tổ liên ngành đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ thuế và đã đôn đốc 44 đơn vị nộp 30,5 tỷ đồng, nâng tổng số thu nợ được 398,3
tỷ đồng. Phối hợp tốt với Chính quyền phường, ban quản lý chợ rà soát điều chỉnh doanh thu, mức thuế và đôn đốc thu, thu hồi nợ đọng. Qua kiểm tra, điều chỉnh 76 lượt hộ, thuế tăng 110 triệu đồng; đưa 794 hộ mới vào sổ bộ quản lý, thuế tăng 951 triệu đồng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ có hiệu quả cho công tác quản lý thu: vận động, hướng dẫn 11.741 NNNT kê khai qua mạng đạt 95%; 986 NNT đăng ký nộp thuế điện tử và đã có 165 đơn vị nộp thuế 63,7 tỷ đồng. Chi cục thường xuyên chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, giám sát mọi khâu trong quá trình thực thi công vụ của cán bộ thuế.
Ghi nhận thành tích đạt được năm 2014, Chủ tịch UBND quận Đống Đa đã tặng Giấy khen cho 51 tập thể và 38 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thi đua phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ công tác thuế.
“Năm 2015, nhiệm vụ giao rất nặng nề, khó khăn phải thu 2.464 tỷ đồng, để phấn đấu hoàn thành, Chi cục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, đoàn kết nhất trí, chủ động, sáng tạo và đề ra 8 nhiệm vụ trọng tâm, 9 nhóm giải pháp thực hiện công tác thuế: Thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy trình quản lý, các giải pháp công tác; đánh giá dự báo sát nguồn thu, tham mưu và phối hợp với các ban, ngành tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho NNT, tạo nguồn thu vững chắc cho địa bàn; xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ, chấn chỉnh kỷ