5. Kết cấu luận văn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục thuế Tỉnh Yên Bái
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế TNDN của một số nước trên thế giới và một số Chi cục thuế trong nước, luận văn đã rút ra một số kinh nghiệm trong quản lý thuế TNDN như sau:
Thứ nhất, hệ thống chính sách tốt ổn, thống nhất và bao quát được tình hình hoạt động các DN sẽ giúp cho việc quản lý thuế TNDN đạt hiệu quả cao.
Thứ hai, công tác quản lý đạt hiệu quả tốt khi bộ máy quản lý hoạt động linh hoạt, thống nhất giữa các bộ phận trong cục thuế. Hơn nữa năng lực, thái độ của công chức thuế đối là nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người nộp thuế trong kinh doanh cũng như trong việc chấp hành luật thuế của Nhà nước. Vì vậy, cần phải chú trọng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ qua đó nâng cao chất lượng quản lý.
Thứ ba, NNT là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả quản lý thuế TNDN. Do đó, cần phải chú trọng nâng cao ý thức cũng như sự hiểu biết của của các DN về quyền và nghĩa vụ đối với thuế.
Thứ sáu, sự phối hợp giữa các cơ quan nội bộ ngành thuế, giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng giúp kịp thời phát hiện và xử lý các doanh nghiệp có hành vi trốn thuế, góp phần tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp; nêu cao tính nghiêm minh của luật thuế và có tính răn đe đối với người nộp thuế. Qua đó bổ sung thêm kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý thuế trong công tác phòng chống gian lận thuế.
Thứ năm, công tác tuyên truyền, hỗ trợ là công cụ giúp nâng cao ý thức NNT, vì vậy cần phải chú trọng xây dựng công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT cụ thể có trọng tâm.
Thứ sáu, công tác quản lý đạt hiệu quả tốt thì cần phải có cơ sở vật chất kỹ
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU