5. Kết cấu luận văn
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Công tác quản lý thuế TNDN đối vớ
nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh Yên Bái
* Hệ thống chính sách thuế
Hệ thống chính sách thuế thay đổi liên tục, thiếu nhất quán dẫn tới việc thi hành gặp nhiều khó khăn do nhiều doanh nghiệp chưa nắm được hết những thay đổi trong chính sách thuế cũ đã phải thực hiện những chính sách mới. Điều này khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều lúng túng trong kê khai và làm các thủ tục thuế khác. Mặt khác, chính sách thuế chưa bao quát được hết được thực trạng thu thuế trên địa bàn, dẫn tới nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở để thực hiện những hành vi gian lận thuế để trốn thuế.
* Việc phối hợp với các ban ngành còn nhiều hạn chế
Việc phối hợp với các sở ban ngành, ngân hàng còn chưa chặt chẽ, trong khi DN là đối tượng ở phạm vi rộng, đa dạng với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Hiện nay khởi nghiệp đang là xu hướng được nhà nước quan tâm, trong những năm qua nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn số các doanh nghiệp NQD đã tăng mạnh cả về số lượng và hình thức kinh doanh, đặc biệt là ở những vùng
như Yên Bái vẫn còn nhiều lĩnh vực cần phát triển. Sự đa dạng và phong phú về các ngành nghề kinh doanh đã giúp tỉnh thu hút được nhiều vốn đầu tư cả trong và ngoài nước, nhưng đây cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý thuế của Cục thuế thuế trong việc xác minh thông tin các DN nhất là những NNT xin hoàn thuế, hồ sơ xin xóa nợ tiền thuế, tiền phạt của các Chi cục thuế gặp nhiều khó khăn. Khi mà sự phối hợp giữa Cục thuế với các cơ sở ban ngành khác còn hạn chế việc này dẫn đến kiểm soát nợ đọng thuế của các doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả.
* Ý thức và hiểu biết pháp luật của doanh nghiệp còn hạn chế.
Trên thực tế các vấn đề về thuế chưa được các doanh nghiệp tìm hiểu sâu đặc biệt là những doanh nghiệp NQD mới thành lập, hình thức kinh doanh nhỏ. Khi được hỏi về những kiến thức cơ bản của thuế thì đa phần là các doanh nghiệp đều chưa thực sự hiểu rõ cho thấy trình độ hiểu biết pháp luật của các nhà quản lý doanh nghiệp đều còn hạn chế nhất định. Việc này dẫn tới nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc trong các khâu thực hiện nộp thuế như: làm sai tờ khai, xác định sai số thuế phải nộp hoặc làm sai báo cáo quyết toán thuế…. Điều này gây không ít khó khăn cho công tác quản lý thu thuế đặc biệt là trong khâu kiểm tra và quyết toán thuế, cán bộ thuế phải dành nhiều thời gian để hướng dẫn lại cho NNT. Hơn nữa số doanh nghiệp tham gia chương trình tuyên truyền và sử dụng dịch vụ hỗ trợ còn ít nên việc hướng dẫn cụ thể các thông tin về luật cho NNT còn gặp nhiều khó khăn. Như trong biểu đồ 3.10 được phân tích ở trên, lượng DN tham gia đầy đủ rất hạn chế, điều này cũng là yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu thuế TNDN. Vì, nếu DN không tham gia đầy đủ sẽ không nắm rõ được những thay đổi trong cơ chế quản lý và các quy định khác dẫn tới mắc sai phạm khi thực hiện, nặng nề hơn có thể xảy ra xích mích không đáng có với đội ngũ cán bộ.
* Bộ máy quản lý và chất lượng cán bộ còn nhiều hạn chế
Bộ máy quản lý hoạt động thiếu nhất quán, sự kết hợp giữa các bộ phận chưa cao dẫn tới thiếu sự đồng nhất về thông tin và cung cách quản lý. Việc phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng và sát với năng lực của mỗi cán bộ do đó nhiều cán bộ năng lực cao thì lại thực hiện những công việc nhẹ, những cán bộ thiếu kinh nghiệm lại thực hiện những công việc đòi hỏi kinh nghiệm nhiều như quản lý nợ, thanh tra, kiểm tra thuế.
Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ còn hạn chế cả về số lượng và năng lực. Nhiều cán bộ chưa thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao vẫn còn lười học hỏi và tiếp thu ý kiến từ NNT. Một số cán bộ mới được tuyển chọn trình độ chuyên môn chưa cao, còn phụ thuộc, dựa dẫm vào việc giải quyết công việc của những cán bộ làm lâu năm trong ngành. Những cán bộ làm lâu năm, kinh nghiệm nhiều nhưng trình độ về tin học hạn chế, trong khi các chương trình huấn luyện kỹ năng chưa bao quát hết được thực trạng trình độ của các cán bộ.
Trong thời gian trước đây cơ quan quản lý thuế thực hiện quy trình quản lý thuế khép kín, mỗi cán bộ sẽ quản lý một số doanh nghiệp nhất định trong việc thực hiện các thủ tục thuế và chịu trách nhiệm kiểm tra và xác minh thông tin của người nộp thuế trong hồ sơ khai thuế. Quy trình này vô hình đã tạo ra những kẽ hở để các doanh nghiệp thực hiện các hành vi mua chuộc cán bộ, đặc biệt là những cán bộ không có tư tưởng vững vàng và tinh thần trách nhiệm với công việc.
Theo đánh giá của các DN về chất lượng đội ngũ cán bộ tại Cục thuế tỉnh Yên Bái được thể hiện tại bảng 3.9 dưới đây:
Bảng 3.9. Đánh giá của DN về chất lượng đội ngũ cán bộ tại Cục thuế tỉnh Yên Bái
Chỉ tiêu Tổng số DN Tỷ lệ (%) Rất hài lòng 73 78,5 Khá hài lòng 11 11,8 Hài lòng 4 4,3 Không hài lòng 5 5,4 Rất không hài lòng 0 0
(Nguồn: Theo điều tra của tác giả- năm 2017)
Đa phần các DN đánh giá ở mức rất hài lòng chiếm 78,5% trên tổng số các DN tham gia khảo sát. Tuy vậy vẫn có 05 DN đánh giá ở mức không hài lòng, điều này cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ vẫn còn nhiều lỗ hổng. Những điểm yếu kém này có thể ảnh hưởng tới thái độ của DN đối với nghĩa vụ nộp thuế làm gia tăng tỷ lệ sai phạm trong quá trình thực hiện kê khai thuế, nộp thuế,...
3.4. Đánh giá chung về Công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh Yên Bái