5. Kết cấu luận văn
3.2.8. Thực trạng công tác kiểm tra DNNQD
* Thanh tra, kiểm tra nội bộ
Để NNT có trách nhiệm cao trong việc thực hiện các quy định về thuế của pháp Luật thì các cán bộ ngành thuế cũng phải là người có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong công việc. Việc thực hiện thanh kiểm tra nội bộ được Cục thuê tỉnh Yên Bái thực hiện theo đúng quy trình thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành của Tổng cục thuế.
Căn cứ vào các thông tin về tình hình quản lý người nộp thuế; tình hình thu nộp thuế; tình hình lập và thực hiện dự toán thu Ngân sách; tình hình quản lý nợ thuế; kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế; kết quả kiểm tra nội bộ qua các năm; thông tin về tình hình hoàn thuế, miễn giảm thuế, xoá nợ thuế; tình hình quản lý ấn chỉ thuế; tình hình chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng, công tác xây dựng cơ bản của ngành, công tác cán bộ, chi tiêu kinh phí ngành.. Dựa trên những thông tin thu thập cán bộ thanh tra, kiểm tra thực hiện phân tích dữ liệu, xác định rủi ro để chọn ra đối tượng thanh kiểm tra, nội dung kiểm tra trình lên Cục thuế.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc quản lý cán bộ trong ngành, trong những năm qua Cục thuế thuế đã thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra nội bộ dựa trên kế hoạch đề ra, Cục thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 93 lần và đã phát hiện nhiều hành vi sai phạm trong công tác quản lý như: nhiều cán bộ không tuân thủ quy trình nghiệp vụ, nhiều trường hợp tính sai gây thất thoát cho NSNN, một số trường hợp khác còn cấu kết với những người vi phạm để thực hiện các hành vi gian lận thuế.. Từ đó Cục thuế thuế có thể khái quát thực trạng cán bộ tại Cục thuế để thực hiện các biện pháp xử phạt hợp lý.
*Thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp
Công tác thanh kiểm tra trong những năm qua được tỉnh thực hiện theo đúng các quyết định của Bộ Tài Chính và Tổng Cục thuế về việc thực hiện quy trình thanh kiểm tra các doanh nghiệp. Thanh kiểm tra luôn được Cục thuế thuế chú trọng thực hiện nhanh chóng và triển khai nghiêm túc để có thể phát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời các tổ chức có hành vi gian lận, trốn thuế.
Quy trình thanh kiểm tra thuế tại Cục thuế thuế tỉnh Yên Bái được thực hiện từ bước lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra quý, tháng và năm căn cứ theo chỉ tiêu và kế hoạch được giao. Bộ phận thanh tra, kiểm tra thực hiện thu thập thông tin của các doanh nghiệp về tình hình hoạt động hiện tại, tài chính, tình hình thực hiện các nghĩa vụ về thuế như: khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế… Những thông tin này đều được các cán bộ tổng hợp từ cơ sở dữ liệu tổng của cơ quan thuế và các bên có liên quan để từ đó thực hiện phân tích và lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp. Kế hoạch thanh kiểm tra sau khi được phê duyệt thông qua sẽ được gửi trực tiếp cho các cục thuế khác có doanh nghiệp cần kiểm tra để nhanh chóng thực hiện công tác chuẩn bị.
Trong công tác chuẩn bị, bộ phận thanh kiểm tra sau khi được giao nhiệm vụ thực hiện chia các nhóm để tập hợp, phân luồng các thông tin từ cả cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế và cơ sở dữ liệu bên ngoài. Mỗi nhóm đều có nhóm trưởng thực hiện đôn đốc và phân chia công việc cho các thành viên theo các công việc được bộ phận phân như: tập hợp, phân tích thông tin chuyên sâu, xác định nội dung, phạm vi và hình thức thanh kiểm tra và thành lập đoàn thanh kiểm tra.Việc thực hiện phân nhóm này đã giúp cho mỗi cán bộ được giảm thiểu khối lượng công việc và nâng cao kết quả thanh kiểm tra.
Sau khi kết thúc hoạt động thanh kiểm tra các doanh nghiệp, đoàn thanh kiểm tra sẽ đưa ra kết luận thanh tra đối với những trường hợp thanh tra, lập biên bản kiểm tra với những trường hợp kiểm tra, tất cả các biên bản đều được thực hiện theo đúng quy định đảm bảo rõ ràng, chính xác và phản ảnh đầy đủ kết quả của cuộc kiểm tra theo mẫu số 10TTr-DN gồm 04 phần: phần 01: tóm tắt về căn cứ pháp lý để đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ, thành phần đoàn thời gian…; phần 02: Mô tả thực trạng diễn biến của sự việc theo đúng hoạt động thanh tra, kiểm tra, các số liệu cụ thể mà đoàn thanh kiểm tra đã sử dụng; phần 03: Trình bày kết luận đưa ra sau khi phân tích, tổng hợp dữ liệu.. và phần 04 kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra về giải pháp xử lý. Sau khi kết thúc thanh kiểm tra và kết luận biện pháp xử lý, hàng tháng bộ phận thanh tra, kiểm tra thuộc cơ
quan Cục thuế và bộ phận thanh tra, kiểm tra phối hợp chặt chẽ với các bộ phận thu nợ, bộ phận xử lý tờ khai và các cơ quan điều tra để nắm tình hình kết quả của việc thực hiện xử phạt của các đối tượng vi phạm.
Khi thực hiện thanh tra, kiểm tra các cán bộ đã phát hiện rất nhiều các hành vi vi phạm như: nhiều doanh nghiệp kê khai doanh thu thấp hơn so với doanh thu thực tế mà doanh nghiệp nhận về; các doanh nghiệp thương mại kinh doanh mua bán hàng hoá dịch vụ như bán hàng không xuất hoá đơn hoặc xuất hoá đơn thấp hơn so với thực tế; Các công ty xây dựng đã hoàn thành công trình nhưng do bên thuê xây dựng chưa thanh toán tiền nên Công ty xây dựng không xuất hoá đơn đúng thời điểm dẫn đến kê khai chậm doanh thu, hoặc rất nhiều các công ty xác định sai số thuế được miễn giảm, sai số năm được miễn hay sai thuế suất được ưu đãi… Điều này cho thấy trong công tác quản lý thuế vẫn còn nhiều bất cập, hơn nữa ý thức chấp hành quy định về thuế của các doanh nghiệp chưa cao.
Kết quả thực hiện công tác thanh kiểm tra tại trụ sở các doanh nghiệp của Cục thuế thuế tỉnh Yên Bái được thể hiện rõ hơn qua số liệu bảng số 3.7.
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp
ĐVT: Triệu đồng
Năm Số đơn vị thực hiện Truy thu và Phạt Truy thu TNDN tại
DN NQD
2014 173 3.708 1.246
2015 197 5.486 1.362
2016 320 4.719 1.730
Nguồn: Cục thuế tỉnh Yên Bái[6],[7],[8]
Trong giai đoạn từ năm 2014- 2016 bộ phận thanh kiểm tra đã thực hiện kiểm tra 690 đơn vị, trong đó nhiều nhất là năm 2016. Năm 2014 số đơn vị đã tiến hành kiểm tra là 137 đơn vị, truy thu và phạt là 3.708 triệu đồng, trong đó truy thu TNDN tại doanh nghiệp NQD là 1.246 triệu đồng, chiếm 33,6%. Năm 2015, số đơn vị mà bộ phận thanh kiểm tra đã tiến hành thực hiện là 197 đơn vị, tăng 24 đơn vị so
với năm 2014, trong đó tổng số truy thu và phạt là 5.486 triệu đồng, truy thu và phạt tại doanh nghiệp NQD tăng 116 triệu và chiếm 24,8% trên tổng truy thu và phạt. Năm 2016, số đơn vị mà bộ phận thanh kiểm tra tăng mạnh đạt 320 đơn vị, nhưng số truy thu và phạt lại giảm xuống còn 4.719 triệu đồng, truy thu và phạt tại doanh nghiệp NQD tăng 368 triệu đồng và chiếm 36,7% trên tổng truy thu và phạt.
Nhìn chung qua các năm số đơn vị thực hiện thanh kiểm tra đã tăng nhưng số truy thu và phạt lại có dấu hiệu giảm trong năm 2016 có thể thấy hạn chế trong công tác thu thập thông tin từ các ban ngành khách và việc sử dụng công nghệ để phân tích thông tin của các doanh nghiệp trước khi tiến hành kiểm tra. Số truy thu và phạt các doanh nghiệp NQD có xu hướng tăng nhưng chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng số truy thu và phạt.
Về phía các doanh nghiệp, khi được hỏi tần suất cơ quan thuế thực hiện thanh kiểm tra tại doanh nghiệp của ông bà như thế nào. Có 78,5% cá doanh nghiệp trả lời là kiểm tra theo định kỳ, 14% doanh nghiệp trả lời ít khi kiểm tra và 7,5% doanh nghiệp trả lời là thường xuyên kiểm tra.
Biểu đồ 3.4: Tần suất kiểm tra thuế theo đánh giá của các doanh nghiệp
Khi được hỏi thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp của ông(bà) có thông báo trước hay kiểm tra đột xuất thì: 89,2% doanh nghiệp trả lời là có thông báo trước và 10,8% doanh nghiệp trả lời là đột xuất.
Biểu đồ 3.5: Hình thức kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp
(Nguồn: Theo điều tra của tác giả- năm 2017)
Điều này cho thấy Cục thuế thuế mới chỉ thực hiện thanh kiểm tra theo định kỳ quý và năm tại trụ sở doanh nghiệp chứ chưa có kiểm tra đột xuất, việc này dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp có thể dự đoán trước được cơ quan thuế sẽ kiểm tra để chuẩn bị được những giấy tờ để che lấp sai phạm. Hơn nữa còn có những doanh nghiệp trả lời ít kiểm tra cho thấy sự bỏ sót, chủ quan trong công tác lập kế hoạch kiểm tra.