5. Kết cấu luận văn
4.1.3. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thu thuế
nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
* Mục tiêu
Mục tiêu trước hết và quan trọng nhất là mọi khâu trong công tác quản lý thuế phải được thực hiện công khai, minh bạch và theo đúng quy chuẩn của luật thuế Nhà nước Việt Nam. Việc đánh giá mọi mặt về hiệu quả của công tác quản lý thuế phải được dựa trên bộ tiêu chí đánh giá phù hợp với thông lệ quốc tế. Với xu hướng hội nhập hiện nay, Cục thuế thuế tỉnh Yên Bái đã đề ra những mục tiêu để hoàn thiện và phát triển công tác quản lý thuế theo hướng hiện đại hóa như sau:
Thứ nhất, các chính sách thuế sẽ liên tục được thực hiện sửa đổi và bổ sung
phù hợp hợp với tình hình quản lý thuế và cơ chế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn theo hướng đồng bộ, thống nhất, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách thuế cần đảm bảo được tính công bằng, minh bạch và cũng khuyến khích được NNT thực hiện nghĩa vụ đối với thuế.
Thứ hai, công tác quản lý thuế phải được thực hiện nghiêm túc, phát huy
được những ưu điểm của sắc thuế trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và nguồn thu cho NSNN. Xây dựng quy trình quản lý thuế dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin để đảm bảo được tính chuẩn của dữ liệu, sự đồng nhất về thông tin và tính liên kết. Đội ngũ nhân lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý đảm bảo đầy đủ các yếu tố sự chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính. Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong các việc thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ NNT đảm bảo được tất cả NNT đều có thể nhận được thông tin và sự hỗ trợ tốt nhất từ phía CQT.
Thứ ba, xây dựng kế hoạch tập huấn, nâng cao trình độ của cán bộ trong
công tác quản lý thuế. Xây dựng chương trình tập huấn cụ thể và phải dựa trên những phân tích, nghiên cứu cơ chế quản lý thuế của nhiều nơi khác nhau, đặc biệt là những nước đang phát triển và thực trạng quản lý thuế tại Cục thuế để từ đó đưa ra chương trình tập huấn phù hợp với cán bộ và đạt được những tiêu chuẩn quốc tế.
* Phương hướng
Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD bao gồm những hoạt động chính là giám sát, kiểm tra, thanh tra thuế về việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp. Để công tác quản lý thuế đạt hiệu quả cao cũng như đảm bảo nguồn thu NSNN cần phải:
Đổi mới và tăng cường năng lực công tác kiểm tra, giám sát doanh nghiệp thông qua việc thay đổi chế độ quy định về quản lý thuế nhằm đảm bảo có thể bao quan được nguồn thu. Từng quy định về thuế phải được quy định chính xác, rõ ràng để đảm bảo mỗi quy định được đưa ra đều được thực hiện hiệu quả.
Bên cạnh việc quản lý thuế đảm bảo nguồn thu cho NSNN thì cần phải giám sát được hoạt động của các doanh nghiệp NQD. Nguồn thu NSNN ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy việc quản lý thuế phải khuyến khích được hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Cán bộ thuế là nguồn nhân tố chủ đạo trong công tác quản lý thuế. Bên cạnh yếu tố là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì mỗi cán bộ thuế phải đầy đủ tư chất, đạo đức để trở thành tấm gương về đạo đức. Vì vậy cần tăng cường cả trình độ chuyên môn và đạo đức trong công việc.
Thực hiện nâng cao công tác quản lý thuế thông qua hiện đại hóa về công nghệ thông tin đối với các khâu trong quản lý thuế. Chủ động nghiên cứu để nhanh chóng đưa vào áp dụng công nghệ thông tin trong toàn quá trình quản lý thuế như: khai thuế, quản lý nợ thuế, thanh tra, kiểm tra thuế...