Nghĩa và vai trò của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trong phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 36)

5. Kết cấu luận văn

1.1.2. nghĩa và vai trò của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trong phát

triển kinh tế - xã hội

Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của các HTX là một tất yếu khách quan mang tính phổ biến. Bởi vì, khi kinh tế thị trường phát triển, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nhu cầu hợp tác, liên kết của những người sản xuất hàng hoá ngày càng trở nên bức thiết hơn. Trong bối cảnh đó, HTX nông nghiệp tập hợp những người sản xuất cá thể nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp và giải quyết những bế tắc về vốn, về thị trường. Đồng thời tạo ra những điều kiện quan trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu hướng vận động của nền kinh tế, tăng tích luỹ vốn để thực hiện tái sản xuất mở rộng.

Đó là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất. Ở nước ta hiện nay, sự tồn tại và phát triển của HTX nông nghiệp không chỉ xuất phát từ đòi hỏi khách quan của nền kinh tế mà còn là điều kiện quan trọng cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN. Trong tác phẩm “Về cách mạng XHCN và xây dựng XHCN”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Mục đích tổ chức HTX là để cải thiện đời sống nhân dân, làm cho nông dân no ấm, hạnh phúc, làm cho dân giàu, nước mạnh. Như vậy, HTX nông nghiệp có một vị trí rất quan trọng trong cách mạng XHCN và trong sự nghiệp cách mạng đó, HTX nông nghiệp là hình thức tổ chức kinh tế để tập hợp đông đảo những người lao động, hướng vào nhu cầu và lợi ích thiết thực của họ đồng thời đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự tập hợp đông đảo những người lao động để hướng hoạt động của họ vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chính là làm cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN”.

Chính vì vậy, phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX nông nghiệp đang là một trong những hướng ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta. Mục tiêu đặt ra là từ nay đến năm 2020 sẽ đưa kinh tế tập thể thoát khỏi tình trạng yếu kém và có đóng góp ngày càng lớn vào GDP của nền kinh tế. Thúc đẩy kinh tế hợp tác, HTX phát triển nhanh và bền vững sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và khu vực kinh tế nông thôn.

Vai trò của HTX kiểu mới trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta thể hiện ở những góc độ sau:

- Vai trò kinh tế

Từ khi luật HTX đi vào thực tiễn và sau hơn 15 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, có thể thấy nhiều HTXNN kiểu mới đã thể hiện tốt vai trò kinh tế của mình trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Các HTXNN đã bước đầu

hỗ trợ cho kinh tế thành viên thông qua việc đáp ứng từng bước các loại dịch vụ và các nhu cầu cơ bản trong sản xuất và đời sống của thành viên, giúp kinh tế thành viên giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng quy mô hoạt động.

Cụ thể:

+ Hỗ trợ các dịch vụ: HTX thực hiện vai trò “bà đỡ” thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển. Trong nông nghiệp, HTX xúc tiến các dịch vụ quan trọng nhất phục vụ sản xuất của các thành viên và cộng đồng như: khâu tưới tiêu nước, cung cấp cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật, làm đất… HTX cũng tiến hành các hoạt động sản xuất, chế biến, cung ứng tín dụng tương hỗ, giúp đỡ tiêu thụ nông phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế hộ và tổng hợp được sức mạnh, tăng khả năng cạnh tranh của HTXNN và kinh tế hợp tác trên thị trường. + Cầu nối khoa học công nghệ: nhờ tham gia HTXNN, các hộ nhất là hộ nghèo có điều kiện ổn định và nâng cao năng lực sản xuất, ứng dụng khoa học.

- Kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. HTXNN là cầu nối để đưa các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại ứng dụng vào sản xuất làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Ở nông thôn, các HTX dịch vụ nông nghiệp đã tạo ra một số thay đổi đáng kể trong quá trình sản xuất nông nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn các hộ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất làm tăng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích, đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới cho xã viên thông qua việc triển khai các dịch vụ phục vụ đời sống và phát triển ngành nghề.

+ Đa dạng hoá các ngành nghề: một số ngành nghề mới được hình thành và phát triển, tăng cường các khâu dịch vụ, hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giúp cho người lao động có việc làm, nhất là thời điểm “nông nhàn”. Hướng tạo việc làm này đã giúp giảm sức ép về số lượng lao động trực tiếp trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp và như vậy sẽ có tác dụng làm tăng hiệu suất sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn (do chuyển dịch lao động từ thuần nông sang đa dạng ngành nghề).

+ Tín dụng: Hoạt động này của các HTX tín dụng có vai trò quan trọng trong việc cho vay, hỗ trợ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong bối cảnh người dân luôn có nhu cầu phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo nhưng lại thiếu vốn và không thể tiếp cận các nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, việc thành lập các HTX tín dụng hoặc tổ chức hoạt động tín dụng nội bộ trong các HTX nông nghiệp là giải pháp rất cần thiết và hiệu quả.

+ Phát triển thị trường: trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh, các thành viên thường gặp khó khăn trong vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm. HTXNN với những hoạt động tích cực của mình đã là cầu nối giữa kinh tế hộ và thị trường. Hiện nay, khi thị trường dịch vụ ở các địa phương hoạt động theo cơ chế mở, bản thân các HTXNN đã nỗ lực vươn lên làm tốt và hiệu quả hơn các lĩnh vực dịch vụ thuỷ lợi, nước sạch, xử lý ô nhiễm môi trường… Thông qua việc phát triển các mô hình HTXNN kiểu mới này mà nhiều vùng sản xuất hàng hoá đã hình thành, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá ngày càng được nâng cao.

Với tư cách là người tạo điều kiện và cung cấp các dịch vụ về vốn, tín dụng, khoa học kỹ thuật, vật tư,… cho các hộ nông dân, HTXNN kiểu mới đã góp phần đáng kể vào việc mở rộng cơ cấu ngành nghề, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Quá trình sản xuất kinh doanh theo mô hình HTXNN kiểu mới góp phần tăng năng suất lao động, sản xuất và cung cấp phần lớn hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đầu tư đáng kể cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn.

Hiện nay, các HTX dịch vụ nông nghiệp có chiều hướng phát triển đa ngành nghề, kinh doanh tổng hợp nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của các thành viên, góp phần tạo nên những thay đổi đáng kể trong quá trình sản xuất nông nghiệp như: động viên và tạo điều kiện cho thành viên chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi, chống hạn, chống lũ, chống sâu bệnh. Nhờ việc cung ứng các dịch vụ đầu vào của hợp tác xã, các thành viên đã tiết kiệm được phần kinh phí không nhỏ so với trước đó.

* Vai trò xã hội - văn hoá:

HTXNN là tổ chức kinh tế - xã hội mang tính chất trợ giúp người dân, được xây dựng trên cơ sở các giá trị về tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công khai và đoàn kết. Về bản chất, HTXNN trước hết là một tổ chức xã hội có mục tiêu đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chung của thành viên về kinh tế và đời sống, phục vụ và hỗ trợ thành viên phát triển sản xuất kinh doanh, khác với các doanh nghiệp lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động.

Vai trò nổi bật của HTXNN ở nông thôn chính là việc góp phần quan trọng trong xoá đói giảm nghèo thông qua nhiều hoạt động thiết thực như HTXNN đứng ra làm tín dụng, hỗ trợ các thành viên vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, là cầu nối đưa phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại ứng dụng vào sản xuất làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi...

Bên cạnh vai trò tích cực trong chiến lược xoá đói giảm nghèo, HTXNN theo sự lớn mạnh của mình đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, xã hội, chăm lo phát triển cộng đồng như hỗ trợ về kinh tế khi thành viên, gia đình thành viên hiếu hỷ, ốm đau, cơ nhỡ; đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)