Trình độ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp kiểu mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 81)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.3. Thực trạng phát triển các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo kết quả

3.3.2. Trình độ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp kiểu mới

Tổng hợp số liệu điều tra về trình độ cán bộ quản lý HTXNN của 80/210 HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau: (xem Bảng 3.9).

Bảng 3.9. Trình độ cán bộ quản lý HTXNN kiểu mới tỉnh Thái Nguyên Trình độ CBQL Chưa qua đào tạo Sơ cấp, trung cấp Cao đẳng, đại học Số người 115 120 11 Tỉ lệ (%) 46,8 48,8 4,4

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu trình độ cán bộ quản lý HTXNN kiểu mới

Qua biểu đồ 3.2 ta thấy, số cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 4,4%, số có trình độ sơ cấp và trung cấp chiếm 48,8%, như vậy số cán bộ quản lý qua đào tạo mới chỉ chiếm hơn 50%. Số cán bộ quản lý chưa qua đào tạo chiếm tới 46,8%, số cán bộ này chiếm tỉ lệ rất cao trong tổng số cán bộ quản lý HTXNN kiểu mới điều tra, điều này ảnh hưởng không tốt tới chất lượng quản lý của các Hợp tác xã nông nghiệp.

Chính vì vậy, để nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX, hằng năm, ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đều bố trí thêm kinh phí để tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý HTX. Theo đó, từ năm 2011 đến năm 2015, Liên minh HTX tỉnh và Chi cục Phát triển Nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức 51 lớp với 1.903 lượt cán

47% 49%

4%

Tỉ lệ (%)

bộ HTX tham gia nâng cao trình độ (trong đó Chi cục phát triển nông thôn tổ chức được 10 lớp; Liên minh HTX tỉnh 41 lớp với 1.503 người tham dự, đạt 50% tổng số cán bộ HTX có nhu cầu đào tạo. Ngoài việc học tập, tiếp thu kiến thức trên lớp, các học viên đã được tham gia các hoạt động ngoại khoá, trao đổi kinh nghiệm, tham quan và học tập thực tế tại cơ sở HTX, điều đó đã giúp cho học viên trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để áp dụng vào thực tiễn, tổ chức điều hành đơn vị mình hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, Liên minh HTX tỉnh còn hỗ trợ cho trên 60 lượt cán bộ, nhân viên nghiệp vụ các HTX theo học các lớp đào tạo dài hạn từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên.

Tổng kinh phí hỗ trợ tuyên truyền và đào tạo là 1.989,3 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương 1.285,8 triệu đồng. Ngân sách tỉnh 703,5 triệu đồng.Thông qua lớp học, các học viên cũng được triển khai về chủ trương và chính sách mới của Nhà nước, về kinh tế tập thể; giới thiệu các mô hình hợp tác xã mới kinh doanh hiệu quả. Qua đó, giúp học viên nắm được kiến thức về quản lý maketing, sản xuất, nhân sự và tài chính... áp dụng vào công việc thực tiễn. Bên cạnh việc đào tạo cho cán bộ hợp tác xã. Năm 2017, Liên minh HTX còn đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

- Đào tạo dài hạn: Tỉnh đã dành kinh phí trong việc đào tạo hướng dẫn các cán bộ, thành viên HTX theo học các lớp đào tạo dài hạn hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục nhận kinh phí hỗ trợ theo quy định.

- Tổ chức 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tư vấn hỗ trợ phát triển HTX cho trên 100 cán bộ làm công tác phát triển kinh tế tập thể thuộc các phòng chuyên môn các sở, ngành, các huyện, thành phố, thị xã.

Thực tế, trình độ của cán bộ quản lý hợp tác xã vẫn còn hạn chế, nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, căn cứ tình hình thực tế, nhu cầu, nội dung thiết yếu cần được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, lãnh đạo điều hành hợp tác xã đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, về lâu dài, các hợp tác xã cần chủ động

đề xuất yêu cầu về các lĩnh vực mà đơn vị mình còn thiếu, yếu để được phân bố chương trình đào tạo cho đúng trọng tâm. Các hợp tác xã cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ kế cận, tạo điều kiện cho con em xã viên đi học và làm việc tại đơn vị mình. Để có đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã đủ trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, các ngành chức năng cần quan tâm, hỗ trợ công tác đào tạo bồi dưỡng. Đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã phải mạnh và cần được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, bài bản, sát nhu cầu thực tế. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cần chủ động tìm những cách thức đào tạo, tập huấn sâu sát và đội ngũ giảng viên giỏi... nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)