Số lượng và quy mô hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở tỉnh Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 74)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.2. Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới tỉnh Thá

3.2.4. Số lượng và quy mô hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở tỉnh Thá

Bảng 3.4. Tổng hợp các HTX nông nghiệp trên toàn tỉnh Thái Nguyên (Tính đến ngày 31/12/2017)

Địa phương

Tổng số HTX

Số HTX kiểu mới Số HTX đang HĐ chưa chuyển đổi

HTX tạm ngừng HTX thành lập mới Tổng số thành viên HTX Số

lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Số lượng Tỷ lệ Võ Nhai 15 15 100 0 0 0 0 1 6,67 2,48 Định Hóa 15 14 93,3 0 0 0 0 6 40 273 Đại Từ 25 23 92 2 8 0 0 5 20 529 Phú Bình 23 15 65,22 4 17,39 2 8,70 8 34,78 425 Đồng Hỷ 19 17 89,47 0 0 2 10,53 6 31,58 579 TP Thái Nguyên 60 52 86,67 3 5 4 6,67 11 18,33 10,889 TP Sông Công 6 6 100 0 0 0 0 1 16,67 82 Phú Lương 15 14 93,33 0 0 0 0 7 46,67 229 Phổ Yên 32 10 31,25 1 3,13 21 65,63 2 6,25 4,548 Tổng số 210 166 79,05 10 4,76 31 14,76 47 22,38 20,034

Tổng số hợp tác xã nông nghiệp tính đến 31/12/2017, toàn tỉnh tổng số có 210 hợp tác xã nông nghiệp, tăng 35 HTX so với thời điểm 31/12/2016. Trong đó, số hợp tác xã thành lập mới là 47 HTX, số hợp tác xã giải thể là 12 HTX. Số hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động theo luật HTX năm 2012: 166/210 HTX đạt 79%; 10HTX đang hoạt động nhưng chưa chuyển đổi, 31 ngừng hoạt động, chờ giải thể; số thành viên hợp tác xã nông nghiệp tại thời điểm 31/12/2017 là 20.034 thành viên.

3.2.5. Mô hình hoạt động và ngành nghề của các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Nguyên

Toàn tỉnh có 210 hợp tác xã nông nghiệp chia ra các lĩnh vực như sau: Đa số các HTX nông nghiệp hoạt động kinh doanh tổng hợp lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp tổng hợp: 94 hợp tác xã chiếm 44,76%; lĩnh vực trồng trọt: 75 hợp tác xã chiếm 35,71%; lĩnh vực chăn nuôi là: 35 hợp tác xã chiếm 16,67%; lĩnh vực lâm nghiệp: 02 hợp tác xã chiếm 0,95%; lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: 03 hợp tác xã chiếm 1,43%; lĩnh vực nước sạch nông thôn: 01 hợp tác xã chiếm 0,48%.

Bảng 3.5. Số HTX chia theo lĩnh vực kinh doanh

Chỉ tiêu Tổng số

Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Lâm nghiệp Dịch vụ tổng hợp Nước sạch nông thôn Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số HTXNN 210 75 35,71 35 16,67 3 1,43 2 0,95 94 44,76 1 0,48 Số thành lập mới 47 13 27,66 9 19,15 0 0,00 1 2,13 24 51,06 0 0,00

(Nguồn: Báo cáo Chi cục Phát triển Nông thôn Thái Nguyên) 3.2.5.1. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp

Tổng số có 94 HTX về cơ bản, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có quy mô lớn, thành viên nằm ở nhiều thôn, xóm; một số hợp tác xã có quy mô xã viên lên tới hơn một nghìn thành viên (HTX dịch vụ nông nghiệp Tiến Ninh,

Túc Duyên; HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Tân Hương, Cam Giá...). Về cơ bản, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp được hình thành, chuyển đổi từ các hợp tác xã kiểu cũ, trước khi có luật HTX 1996 ra đời. Do vậy, nhiều hợp tác xã thiếu vốn sản xuất, máy móc thiết bị xuống cấp, lạc hậu; trình độ ban quản lý còn nhiều hạn chế, chưa chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường nên hiệu quả kinh tế mang lại cho thành viên không cao, một số hợp tác xã chỉ còn tồn tại hình thức mà không có các hoạt động sản xuất, kinh doanh; nhiều hợp tác xã đang ngừng hoạt động hoặc đang chờ giải thể. Chỉ còn lại một số ít HTX như: HTX Liên Sơn - Phú Lương, HTX chè Tân Hương - TP Thái Nguyên, HTX Thủy lợi Tiến Ninh - TP Thái Nguyên; HTX dịch vụ tổng hợp Tân Hương - Cam Giá... còn nhiều hoạt động hỗ trợ cho thành viên hợp tác xã, các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn mang lại lợi nhuận.

3.2.5.2. Hợp tác xã lĩnh vực trồng trọt

Có 75 HTX, trong đó chia ra một số loại hình chủ yếu như sau:

* HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè: 55 HTX

Các Hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh chè được thành lập từ yêu cầu thiết yếu của các thành viên, đây là nhóm HTX hoạt động có hiệu quả nhất trong tất cả các loại hình HTX ở tỉnh ta, số lượng các hợp tác xã thành lập mới liên tục tăng qua các năm, bình quân 1 - 3 HTX/năm. Các hợp tác xã đã chủ động xây dựng thương hiệu, logo sản phẩm cũng như áp dụng các quy trình khoa học kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh chè, đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm, thương hiệu chè ở các tỉnh bạn. Tuy nhiên, các hợp tác xã này hiện quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, vốn lưu động ít; chưa có nhiều hoạt động trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa các hợp tác xã với nhau. Các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh chè tập trung chủ yếu ở các huyện: Đại Từ, Đồng Hỷ và TP. Thái Nguyên.

* HTX sản xuất rau, hoa: 14 HTX

Các hợp tác xã sản xuất rau hoa hiện đang được chú trọng phát triển. Tập trung ở một số vùng như: Phổ Yên, Đại Từ, Phú Bình. Nhiều hợp tác xã đã mạnh dạn xây

dựng các mô hình nhà lưới, nhà kính để sản xuất rau an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao như: HTX rau an toàn Hùng Sơn, Đại Từ; HTX rau an toàn Kim Thái, Phổ Yên; HTX rau củ quả an toàn Dương Thành, Phú Bình... Một số HTX đã được chứng nhận sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGap và đã có mặt trong các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

* HTX nuôi trồng nấm, cây dược liệu: 6 HTX

Mặt hàng sản xuất chủ yếu của các HTX này là: Nấm rơm, mộc nhĩ, linh chi… Lợi thế của các hợp tác xã này chính là tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương như mùn cưa và nguồn phế phẩm nông nghiệp (rơm, rạ) đảm bảo là thực phẩm sạch nên rất được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên hiện nay do sản lượng nấm của các HTX ít, chất lượng không đồng đều cộng với việc đầu ra không ổn định nên nhiều hợp tác xã chỉ sản xuất một số sản phẩm hoặc sản xuất nấm theo thời vụ (giáp tết Nguyên đán) như HTX nấm Phú Thái, Tân Thái, Đại Từ; HTX Linh Chi, Tân Quang, Sông Công, HTX Nấm Phú Xuyên, Đại Từ…

3.2.5.3. Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi

Năm 2017 có 35 HTX, tình hình hoạt động sản xuất chăn nuôi của các hợp tác xã có nhiều biến động. Trong khi con giống, cám, thức ăn chăn nuôi... liên tục tăng, thì giá thành sản phẩm bán ra không tăng, dẫn đến hợp tác xã làm ăn không có lãi hoặc thua lỗ; nhiều hợp tác xã phải chuyển sang hình thức gia công cho các công ty, doanh nghiệp. Phải kể đến, đó là sự sụt giảm doanh thu và dẫn đến ngừng tái đàn đối với các hợp tác xã chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, một số hợp tác xã đã có những giải pháp chuyển hướng sản xuất mới, phù hợp với nhu cầu thị trường như: HTX chăn nuôi Đông Thịnh, Tân Khánh Phú Bình chuyển từ chăn nuôi gà công nghiệp sang hướng chăn nuôi gà an toàn bán chăn thả theo tiêu chuẩn VietGAP; HTX Dịch vụ nông nghiệp thương mại An Khang, Minh Lập, Đồng Hỷ chuyển sang chăn nuôi lợn rừng... Một số mô hình hợp tác xã chăn nuôi mới được thành lập mang lại hiệu quả cao như: HTX Song

Mã, Minh Tiến, Đại Từ tập trung chăn nuôi đà điểu; HTX Chăn nuôi hội CCB Trọng Hùng, Tân Hòa, Phú Bình phát triển mô hình chăn nuôi hươu lấy nhung...

3.2.5.4. Hợp tác xã lĩnh vực Lâm nghiệp

Toàn tỉnh hiện có 02 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là HTX Lâm Nghiệp Minh Tâm - La Hiên - Võ Nhai và HTX Lâm nghiệp Hợp Lực - Quy Kỳ, Định Hóa với quy mô diện tích bình quân trên 20ha/HTX. Các hợp tác xã chủ yếu trồng rừng sản xuất, với một số loại cây lấy gỗ như: Keo tai tượng, Quế… Ngoài ra, tận dụng diện tích dưới tán rừng, các thành viên hợp tác xã còn trồng thêm một số loại cây dược liệu như: Sa nhân, Ba Kích… Tuy nhiên diện tích còn nhỏ, không tập trung và không có đầu tư chăm sóc nên sản lượng không đáng kể.

3.2.5.5. Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản

Hiện tại có 03 HTX nuôi trồng thủy sản.Về cơ bản, các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa có sự đầu tư về cơ sở vật chất; chủ yếu tận dụng mặt nước của các hồ trữ nước được UBND xã ký hợp đồng cho thuê để nuôi trồng. Do vậy, năng suất không cao, sản lượng không ổn định.

3.2.5.6. Hợp tác xã nước sạch nông thôn

Ngay sau khi Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư số 09/2017/ TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 về việc Hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã có văn bản đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế các huyện, thị, thành thống kê số lượng các hợp tác xã lĩnh vực nước sạch nông thôn. Theo số liệu tổng hợp toàn tỉnh có 01 HTX lĩnh vực nước sạch nông thôn là HTX nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Mỹ Yên, huyện Đại Từ (được thành lập từ năm 2003). Tuy nhiên, theo đánh giá của địa phương thì mô hình HTX này chưa thực sự hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)