Cơ cấu trình độ cán bộ quản lý HTXNN kiểu mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 87)

Qua biểu đồ 3.2 ta thấy, số cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 4,4%, số có trình độ sơ cấp và trung cấp chiếm 48,8%, như vậy số cán bộ quản lý qua đào tạo mới chỉ chiếm hơn 50%. Số cán bộ quản lý chưa qua đào tạo chiếm tới 46,8%, số cán bộ này chiếm tỉ lệ rất cao trong tổng số cán bộ quản lý HTXNN kiểu mới điều tra, điều này ảnh hưởng không tốt tới chất lượng quản lý của các Hợp tác xã nông nghiệp.

Chính vì vậy, để nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX, hằng năm, ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đều bố trí thêm kinh phí để tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý HTX. Theo đó, từ năm 2011 đến năm 2015, Liên minh HTX tỉnh và Chi cục Phát triển Nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức 51 lớp với 1.903 lượt cán

47% 49%

4%

Tỉ lệ (%)

bộ HTX tham gia nâng cao trình độ (trong đó Chi cục phát triển nông thôn tổ chức được 10 lớp; Liên minh HTX tỉnh 41 lớp với 1.503 người tham dự, đạt 50% tổng số cán bộ HTX có nhu cầu đào tạo. Ngoài việc học tập, tiếp thu kiến thức trên lớp, các học viên đã được tham gia các hoạt động ngoại khoá, trao đổi kinh nghiệm, tham quan và học tập thực tế tại cơ sở HTX, điều đó đã giúp cho học viên trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để áp dụng vào thực tiễn, tổ chức điều hành đơn vị mình hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, Liên minh HTX tỉnh còn hỗ trợ cho trên 60 lượt cán bộ, nhân viên nghiệp vụ các HTX theo học các lớp đào tạo dài hạn từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên.

Tổng kinh phí hỗ trợ tuyên truyền và đào tạo là 1.989,3 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương 1.285,8 triệu đồng. Ngân sách tỉnh 703,5 triệu đồng.Thông qua lớp học, các học viên cũng được triển khai về chủ trương và chính sách mới của Nhà nước, về kinh tế tập thể; giới thiệu các mô hình hợp tác xã mới kinh doanh hiệu quả. Qua đó, giúp học viên nắm được kiến thức về quản lý maketing, sản xuất, nhân sự và tài chính... áp dụng vào công việc thực tiễn. Bên cạnh việc đào tạo cho cán bộ hợp tác xã. Năm 2017, Liên minh HTX còn đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

- Đào tạo dài hạn: Tỉnh đã dành kinh phí trong việc đào tạo hướng dẫn các cán bộ, thành viên HTX theo học các lớp đào tạo dài hạn hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục nhận kinh phí hỗ trợ theo quy định.

- Tổ chức 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tư vấn hỗ trợ phát triển HTX cho trên 100 cán bộ làm công tác phát triển kinh tế tập thể thuộc các phòng chuyên môn các sở, ngành, các huyện, thành phố, thị xã.

Thực tế, trình độ của cán bộ quản lý hợp tác xã vẫn còn hạn chế, nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, căn cứ tình hình thực tế, nhu cầu, nội dung thiết yếu cần được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, lãnh đạo điều hành hợp tác xã đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, về lâu dài, các hợp tác xã cần chủ động

đề xuất yêu cầu về các lĩnh vực mà đơn vị mình còn thiếu, yếu để được phân bố chương trình đào tạo cho đúng trọng tâm. Các hợp tác xã cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ kế cận, tạo điều kiện cho con em xã viên đi học và làm việc tại đơn vị mình. Để có đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã đủ trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, các ngành chức năng cần quan tâm, hỗ trợ công tác đào tạo bồi dưỡng. Đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã phải mạnh và cần được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, bài bản, sát nhu cầu thực tế. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cần chủ động tìm những cách thức đào tạo, tập huấn sâu sát và đội ngũ giảng viên giỏi... nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

3.3.3. Tình hình hoạt động của các HTX nông nghiệp kiểu mới qua điều tra

Mặc dù hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng về số lượng, quy mô, kết quả hoạt động của các HTXNN kiểu mới đều tăng qua các năm. Các HTXNN kiểu mới đã cố gắng nỗ lực đẩy mạnh liên doanh liên kết, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho thành viên và người lao động.

Thực hiện Đề án số 247/QĐ-LMHTXVN ngày 31/3/2016 của Liên minh HTX Việt Nam về việc xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực, có quy mô và sức lan tỏa. Tại tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở tiềm năng, lợi thế ở các địa phương, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện đề án đối với các HTX nông nghiệp như: sản xuất, chế biến kinh doanh sản phẩm chè, chăn nuôi và sản xuất rau an toàn. Liên minh HTX tỉnh đã tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thông qua và ban hành Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020, gắn với chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển bền vững cây chè và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp,...

Để triển khai Đề án xây dựng mô hình HTXNN kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực, có quy mô và sức lan tỏa, Liên minh HTX đã chủ động phối hợp với các ngành đã tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển HTX cho cán bộ quản lý các HTXNN kiểu mới; đồng thời tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ thuật cho cán bộ quản lý và thành viên các HTXNN kiểu mới với các nội dung chuyên đề: kỹ năng bán hàng, kỹ thuật sao sấy chế biến chè xanh, kỹ năng thử nếm cảm quan chè, phát triển du lịch cộng đồng trong các HTX, làng nghề chè; hội thảo nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm chè thông qua chuỗi giá trị và xúc tiến thương mại… Các HTXNN kiểu mới tham gia xây dựng mô hình được hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật, được vay vốn tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh cùng các nguồn vốn ưu đãi khác và được tham quan học tập kinh nghiệm thực tế từ các mô hình HTX điển hình tiên tiến trong tỉnh và các tỉnh bạn. Khi triển khai thực hiện đề án gặp không ít khó khăn như: Chưa có kinh phí hỗ trợ để thực hiện từng mô hình và xây dựng khu trung tâm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm cho các HTXNN kiểu mới, Tổ hợp tác và làng nghề chè; việc liên doanh liên kết của các HTXNN kiểu mới với người dân và doanh nghiệp chưa sâu rộng, chưa thành lập được Liên hiệp HTX để tăng cường liên kết chuỗi giữa các HTXNN kiểu mới và doanh nghiệp; các HTX quy mô còn nhỏ, do vậy giá trị thực hiện theo chuỗi giá trị chưa lớn;… do đó xây dựng điểm mô hình HTXNN kiểu mới gắn với chuỗi giá trị ở giai đoạn đầu chủ yếu tập trung vào công tác đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc phát triển HTXNN kiểu mới gắn với chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm hàng hóa. Các HTXNN kiểu mới sản xuất, chế biến chè đã tham gia xây dựng chuỗi giá trị thông qua mối liên kết giữa HTXNN kiểu mới với các hộ thành viên từ các khâu chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh, kỹ thuật thu hái sản phẩm, đều được sự hướng dẫn của HTXNN kiểu mới, HTXNN kiểu mới tiến hành thu mua, sau đó chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cho thành viên theo một quy trình khép

kín, sản xuất chế biến theo tiêu chuẩn UTZ Certified và VietGAP, tạo thành chuỗi sản phẩm an toàn có thương hiệu và uy tín trên thị trường. Bước đầu các HTXNN kiểu mới đạt được kết quả nhất định, doanh thu bình quân hàng năm của các HTXNN chè tăng 10% - 15%, khoảng 135 tỷ đồng/năm tạo việc làm ổn định cho thành viên và người lao động làm việc trong HTXNN kiểu mới; thu nhập cho các thành viên và hộ gia đình và người lao động đã được tăng lên, bình quân từ 4,5 - 5 triệu đồng/người/tháng; đóng góp ngân sách nhà nước và tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện; đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ an toàn, đạt chuẩn quốc tế,…

Đến nay, các mô hình HTXNN kiểu mới gắn với chuỗi giá trị từng bước được hình thành trên địa bàn tỉnh. Đã có nhiều HTXNN kiểu mới hoạt động hiệu quả, với nhiều cách làm hay, sáng tạo và trở thành mô hình HTXNN kiểu mới điển hình tiên tiến toàn quốc và của tỉnh, như: HTX chè Tân Hương, HTX chè Minh Thu, HTX chè Hảo Đạt (thành phố Thái Nguyên), HTX chè La Bằng, HTX rau an toàn Hùng Sơn (xã La Bằng, huyện Đại Từ), HTX chè Tuyết Hương, HTX Miến Việt Cường, HTX làng nghề chè Vô Tranh (xã Vô Tranh, huyện Phú Lương), HTX Gà đồi Đông Thịnh, HTX chăn nuôi Ngựa bạch xóm Phẩm (huyện Phú Bình), HTX dịch vụ nông nghiệp và môi trường Hòa Bình (huyện Võ Nhai)...

Nghiên cứu trường hợp điển hình là HTX chè Tân Hương, thành phố Thái Nguyên về kết quả kinh doanh như sau:

Bảng 3.10. Doanh thu của HTX chè Tân Hương

Chỉ tiêu Đvt 2015 2016 2017

Doanh thu Tỷ.đ 6 7,5 10

So sánh (năm

sau/năm trước) % - 125,0 133,0

Biểu đồ 3.3. Doanh thu của HTX chè Tân Hương

Qua biểu đồ 3.3 ta thấy, doanh thu của HTX chè Tân Hương từ năm 2015 đến 2017 đã tăng thêm được 4 tỷ đồng tương đương 166,6%. Trong điều kiện cạnh tranh và giai đoạn khó khăn trong sản xuất kinh doanh mà kết quả đạt như vậy cũng thể hiện sự phát triển của HTXNN kiểu mới.

Cũng nghiên cứu về sự phát triển của HTX điển hình là HTX chè Hảo Đạt, thành phố Thái Nguyên: Được thành lập mới từ cuối năm 2016 nhưng đến nay HTX chè Hảo Đạt đã khẳng định được thương hiệu của mình không chỉ trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên mà trên thị trường cả nước cũng nhưn thị trường quốc tế, HTX đã mở rộng diện tích từ 2,5ha khi mới thành lập đến nay diện tích chè của HTX lên đến 6ha, tổng diện tích chè của HTX đều được chứng nhận diện tích đạt quy trình sản xuất chè an toàn VietGAP. Mỗi năm doanh thu từ HTX chè mang lại đạt từ 6 tỷ năm 2016 lên đến 8 tỷ năm 2017 và vượt lên cao nhất trong các HTX chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2018 đạt trên 12 tỷ đồng lợi nhuận bình quân mà HTX thu được đạt trên 600 triệu đồng mỗi năm, thu nhập bình quân cho mỗi thành viên đạt trên 6 triệu đồng/tháng. HTX được thành lập theo Luật HTX 2012 về cơ bản đã có sự tiếp thu những mặt tích cực của HTXNN kiểu mới, đồng thời HTX cũng có được những điều kiện, tiền đề quan trọng giúp HTX có thể nhanh chóng có được vị trí trên thị trường.

0 2 4 6 8 10 2015 2016 2017 Doanh thu (tỷ đồng)

Trong thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh tiếp tục tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác, HTX trên địa bàn tỉnh và phối hợp với các ngành liên quan, Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện các nội dung Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020, trong đó tập trung hỗ trợ xây dựng mô hình HTXNN kiểu mới sản xuất gắn với chuỗi giá trị như: Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hướng dẫn để các HTXNN kiểu mới xây dựng được dự án đầu tư, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi. Tạo điều kiện cho các HTXNN kiểu mới vay vốn ưu đãi để mở rộng đầu tư, tạo việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động. Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý HTXNN kiểu mới và đơn vị thành viên; quan tâm đến chất lượng, nội dung, đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu thực tế của các HTXNN kiểu mới. Hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa dây chuyền công nghệ cao trong sản xuất; xây dựng thương hiệu sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa; tạo điều kiện thuận lợi cho các HTXNN kiểu mới tham quan học tập kinh nghiệm và tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Từng bước hình thành Liên hiệp HTX trong lĩnh vực sản xuất chế biến kinh doanh chè; rau, củ quả; chăn nuôi, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.

Trên cơ sở đó, các HTXNN kiểu mới đã tập trung đổi mới và nâng cao hiệu quả các dịch vụ thiết yếu như: điện, thuỷ lợi, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, làm đất, tín dụng nội bộ, tiêu thụ sản phẩm… ngày càng gắn kết với kinh tế hộ gia đình, nhiều HTXNN kiểu mới đã làm tốt công tác khuyến nông, là đầu mối chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các thành viên như tập huấn kỹ thuật sản xuất, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng và con vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Những HTX khá, giỏi còn mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua liên doanh, liên kết với các

thành phần kinh tế khác, phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn… đã góp phần việc giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn ở địa phương, tăng tích luỹ cho HTXNN kiểu mới… Tiêu biểu các HTXNN như: HTX chè Tuyết Hương (Đồng Hỷ), HTX rau an toàn thị trấn Hùng Sơn, HTX Thanh niên Tân Linh (Đại Từ)…

Quá trình đổi mới công tác quản lý, phương thức sản xuất, kinh doanh đa dạng và phong phú, hiệu quả kinh tế mang lại khá đồng đều giữa các HTXNN kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Về chất lượng các hợp tác xã nông nghiệp:

Theo số liệu báo cáo của các HTXNN trên địa bàn toàn tỉnh trong các năm gần đây, đặc biệt là năm 2017, số lượng HTXNN hoạt động khá, tốt và trung bình ngày càng tăng lên, số HTX hoạt động yếu kém ngày càng giảm.

Tổng hợp đánh giá thực trạng HTXNN trên địa bàn tỉnh được chia thành 3 nhóm:

- HTX khá, giỏi. - HTX trung bình. - HTX yếu kém.

Bảng 3.11.Tổng hợp kết quả phân loại chất lượng HTXNN qua các năm

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng HTX Tỷ lệ (%) Số lượng HTX Tỷ lệ (%) Số lượng HTX Tỷ lệ (%) Tổng số 174 100 186 100 210 100 Loại khá, giỏi 41 23,6 54 29,0 61 29,1 Loại trung bình 82 47,1 91 48,9 95 45,2 Loại yếu kém 51 29,3 41 22,1 54 25,7

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên năm 2015,2016,2017 của Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)