Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 48)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Thái Bình có trên 500 HTX trong đó, có 327 HTX dịch vụ nông nghiệp, còn lại là các loại hình HTX khác và có tới 80% số HTX được thành lập từ thời bao cấp. Từ khi có Nghị quyết T.Ư 5 khóa IX về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, tình hình hoạt động của các HTX trong tỉnh đã có những tiến bộ nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ. Do vậy, việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Ngay sau khi Luật HTX, Nghị quyết số 11 của Tỉnh ủy và Quyết định số 944 của UBND tỉnh về việc chuyển đổi các HTX nông nghiệp hiện có thành HTX dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) được ban hành, hệ thống các HTX trong toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi và đăng ký lại HTX theo Luật HTX 2012. Ðến nay, toàn tỉnh có 327 HTXDVNN; trong đó, đã chuyển đổi 317 HTX, giải thể 01 HTX và thành lập mới 9 HTX. Ngay sau chuyển đổi, bộ máy quản lý được bố trí lại theo hướng tinh giản gọn nhẹ từ 5-8 người, phần lớn là 5 người gồm: 01 chủ nhiệm, 01 phó chủ nhiệm, 01 trưởng kiểm soát, 01 kế toán trưởng và 01 thủ kho kiêm thủ quỹ.

Những năm qua, các HTX dịch vụ nông nghiệp đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc chuyển tải, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chủ trương của Ðảng và chính sách của Nhà nước đến nông dân, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần quan trọng ổn định sản xuất và ổn định tình hình nông thôn. Bên cạnh đó, các HTX còn đóng vai trò quan trọng trong xây dựng quy hoạch phân vùng, bố trí lại sản xuất, đưa giá trị sản xuất từ 31 triệu đồng/ha (năm 2006) đến nay đã đạt trên 50 triệu đồng/ha. Nhiều HTX đã có lãi và dành một phần tích lũy để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, giúp đỡ những hộ thành viên neo đơn, khó khăn.

Với quan điểm “làm chắc” trong chuyển đổi HTX theo Luật HTX 2012, Thái Bình hiện đang ban đầu hưởng “trái ngọt”, khi nhiều HTX cũ sau tổ chức lại đã thể hiện rõ vai trò quan trọng xây dựng nông thôn mới.

Điển hình như các HTX Bình Định, Thanh Tân (Kiến Xương); HTX Trọng Quan (Đông Hưng), HTX Điệp Nông (Hưng Hà) và HTX Nam Cường (Tiền Hải).

Thái Bình cũng là địa bàn mạnh, khi có tới 85 quỹ TDND, trong đó có 50 quỹ mở rộng hoạt động sang 75 xã liên kề, hoạt động trên 175 xã phường; tổng nguồn vốn trên 7.106 tỷ đồng, dư nợ 5.810 tỷ đồng, nợ xấu rất thấp, chỉ 0,45%.

Tiêu biểu là các quỹ Thanh Nê (Kiến Xương), Thống Nhất (Hưng Hà), An Ninh (Quỳnh Phụ), Tân Phong (Vũ Thư) và quỹ Đông Á ở huyện Đông Hưng.

Thời gian qua, nhờ tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ HTX (giống, công nghệ, cơ giới hóa…), trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số mô hình HTX nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị.

Đến nay, để nhân rộng, tỉnh đang giao các cấp các ngành thực hiện đề án phát triển HTX hoạt động theo Luật HTX 2012 và liên kết sản xuất theo chuỗi. Mục tiêu đến 2020, toàn tỉnh có 10 HTX vận hành theo chuỗi hiệu quả (mỗi năm thí điểm 2 - 3 mô hình).

Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX ở tỉnh, UBND tỉnh đề nghị Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ thí điểm xây dựng và nhân rộng một số mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đến HTX nào ở tỉnh cũng tìm ra những chuỗi giá trị có thể lập dự án phát triển HTX. Đợt này, Liên minh HTX các cấp tham gia hỗ trợ Thái Bình xây dựng khoảng 5 mô hình HTX. Kinh phí hỗ trợ dự án tới mức độ tạo “cú hích”, còn chủ yếu tư vấn toàn diện HTX để khơi thông chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Để dự án bảo đảm tính khả thi cao rất cần sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh và sự vào cuộc các cấp ngành và HTX cơ sở…”.

Hình 1.2. HTX liên kết với doanh nghiệp trồng bí xanh cho hiệu quả kinh tế cao

Theo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thái Bình xác định lấy doanh nghiệp là đầu tàu trong phát triển chuỗi giá trị.

Đây là giải pháp quan trọng để có thể đẩy mạnh liên kết giữa hộ nông dân, đại diện của hộ nông dân (nhóm hợp tác, HTX) với doanh nghiệp.

Trong chuỗi liên kết này, doanh nghiệp sẽ giữ vị trí tiếp cận thị trường, đồng thời giúp hộ nông dân tổ chức lại sản xuất và sản xuất theo các tiêu chuẩn, chất lượng mà thị trường cần.

Mục tiêu của đề án gia tăng sản lượng nông sản được tiêu thụ thông qua hợp đồng trong đó lúa gạo đạt 10%, rau củ quả 10% và ngô 20%. Từng bước tổ chức lại sản xuất theo Đề án tái cơ cấu ngành, Thái Bình hiện đang thực hiện đề án “Phát triển mô hình HTX hoạt động hiệu quả theo Luật HTX năm 2012 gắn với liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị cho các hộ thành viên”.

Mục tiêu của đề án đặt ra đến năm 2020 toàn tỉnh có 10 mô hình HTX hoạt động hiệu quả theo Luật HTX năm 2012 gắn với liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị cho các hộ thành viên, mỗi năm thực hiện thí điểm

2- 3 mô hình. Việc hình thành, phát triển mối liên kết sản xuất, trong đó HTX giữ vai trò “bà đỡ” - cầu nối giữa doanh nghiệp và nông dân sẽ tạo những bước đi vững chắc giúp ngành nông nghiệp Thái Bình đi theo định hướng nông nghiệp hàng hóa, công nghệ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)