Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 48)

5. Kết cấu luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên

Từ kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Thái Bình có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong phát triển HTXNN kiểu mới cho tỉnh Thái Nguyên như sau:

- Cần phải có sự quan tâm và vào cuộc của các cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương. Phải xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển cũng như phải có cơ chế chính sách hỗ trợ HTXNN kiểu mới phát triển.

- Phải tạo ra sự gắn kết HTXNN kiểu mới với các hộ nông dân, với các tổ hợp tác và cao hơn nữa là với các doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hay phải nâng cao vai trò “bà đỡ” của các HTXNN trong việc xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm.

- Phải xây dựng vai trò của HTXNN kiểu mới với xây dựng nông thôn mới và đặc biệt là gắn với Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) tại các địa phương trong tỉnh.

- Các cơ quan chức năng phải nghiên cứu để tư vấn và định hướng cho HTXNN kiểu mới hoạt động vào các lĩnh vực phù hợp với điều kiện của từng địa phương nhằm vừa giải quyết được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, vừa nhằm mục tiêu phát triển bền vững HTXNN kiểu mới.

- Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên, dài hạn và ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý HTX.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua như thế nào?

- Tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như thế nào?

- Để tăng đẩy mạnh triển các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới cần phải thực hiện những giải pháp gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài tác giả tiến hành thu thập và sử dụng các số liệu thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và hợp tác xã, nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong nước và trên thế giới. Thông tin, số liệu được thu thập từ các tài liệu của Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và PTNT, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, các báo cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên… Thông tin còn được thu thập từ các sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học; thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến hợp tác xã, nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Để có thêm các thông tin đánh giá về thực trạng phát triển HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn vừa qua, tác giả đã tiến hành điều tra một số HTX để lấy thông tin đánh giá.

Số lượng HTX điều tra được chọn theo công thức tính toán của Slovin:

 2 1 * N n N e  

Trong đó: n là kích thước mẫu (Số lượng HTX điều tra). N là kích thước mẫu tổng thể (tổng số HTX của cả tỉnh và của từng điểm điều tra). e là sai số mô hình (với độ tin cậy 90% thì sai số cho phép là 10%).

* Chọn điểm điều tra:

- Do các địa phương trong tỉnh có khoảng cách quá xa, dựa vào số lượng HTX trên địa bàn toàn tỉnh và của các địa phương trong tỉnh, tác giả chọn 3 địa phương có tính đại diện là vùng có số lượng HTX nhiều nhất,… để chọn mẫu điều tra đó là: Thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên, huyện Phú Bình.

Dựa theo công thức Slovin sẽ chọn được số mẫu điều tra như sau: - Thành phố Thái Nguyên  2  2 60 38 1 * 1 60 0,1 N n HTX N e       - Huyện Phú Bình  2  2 23 19 1 * 1 23 0,1 N n HTX N e       - Thị xã Phổ Yên  2  2 32 24 1 * 1 32 0,1 N n HTX N e      

Số lượng mẫu lựa chọn tại các địa phương nghiên cứu được tổng hợp theo Bảng sau:

Bảng 2.1. Chọn số lượng mẫu điều tra

Đơn vị tính: HTX

STT Địa phương Tổng số HTX nông

nghiệp kiểu mới Số mẫu lựa chọn

1 TP.Thái Nguyên 60 38

2 Huyện Phú Bình 23 19

3 Thị xã. Phổ Yên 32 24

Tổng 115 80

* Phiếu điều tra:

Thông tin, số liệu thu thập qua khảo sát, điều tra trên địa bàn được sử dụng bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn, trong đó thiết kế hệ thống câu hỏi đóng kết hợp với câu hỏi mở, nhằm tạo ra khả năng để người được phỏng vấn cung cấp nhiều thông tin,…

Thông tin sơ cấp được thu thập từ việc sử dụng phiếu điều tra ý kiến của doanh nghiệp về quá trình thành lập và hoạt động của HTX. Bảng hỏi được thiết kế thành 3 phần:

Phần 1. Các thông tin chung của HTX

Phần 2. Các thông tin định lượng về tài sản, vốn, lao động của HTX, kết quả kinh doanh của HTX,…

Phần 3. Các thông tin định tính về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thành lập và phát triển của HTX,…

* Xây dựng thang đo:

Thang đo là công cụ dùng để mã hoá các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu. Sử dụng thang đo Likert 5 bậc trong đo lường các yếu tố tác động đến phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý Bậc 4: Đồng ý

Bậc 3: Không ý kiến Bậc 2: Không đồng ý

Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý

Tổng hợp ý kiến của các HTX để đánh giá mức độ của từng tiêu chí đánh giá.

* Đối tượng điều tra tại HTX: Là đại diện lãnh đạo của HTX.

2.2.1.3. Phương pháp chuyên gia: Thu thập, chọn lọc những thông tin, ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực hợp tác xã nông nghiệp từ sau khi có Luật HTX năm 2012 ra đời phục vụ cho việc đánh giá kết quả phát triển HTX kiểu mới tại tỉnh Thái Nguyên, phân tích các vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

tồn tại, giúp cho việc đề xuất và xây dựng giải pháp phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin sau khi thu thập được sẽ tiến hành phân loại, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu.

Thông tin sẽ được trình bày dưới dạng các bảng số liệu, các đồ thị, biểu đồ để người sử dụng dễ dàng tiếp cận và phân tích thông tin.

* Phương pháp đối chiếu: Đánh giá được thực trạng khó khăn, thuận lợi để từ đó có đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác phát triển các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

* Sử dụng phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một các đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

Trên cơ sở phân tổ thống kê, phương pháp này được sử dụng để so sánh kết quả phát triển HTX nông nghiệp theo hình thức cũ và HTX nông nghiệp theo hình thức kiểu mới.

Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về sự phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

* Phương pháp thống kê mô tả:

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế - xã hội gắn với địa bàn nghiên cứu, gắn với đối tượng nghiên cứu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu trong nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả thu được từ tổng hợp thông tin, số liệu đề tài phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh.

2.3.1. Chỉ tiêu phân loại HTX nông nghiệp

- Hợp tác xã trồng trọt: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất trồng trọt (trồng cây hàng năm, cây lâu năm; nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp) và dịch vụ trồng trọt có liên quan; dịch vụ sau thu hoạch; xử lý hạt giống để nhân giống.

- Hợp tác xã chăn nuôi: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất chăn nuôi (trâu, bò, ngựa, lừa, la, dê, cừu, lợn, gia cầm và chăn nuôi khác); dịch vụ chăn nuôi có liên quan; săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan.

- Hợp tác xã lâm nghiệp: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất lâm nghiệp (trồng và chăm sóc rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác; thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác) và dịch vụ lâm nghiệp có liên quan.

- Hợp tác xã thủy sản: Là hợp tác xã có hoạt động nuôi trồng thuỷ sản (nuôi trồng thuỷ sản biển, nội địa; sản xuất giống thuỷ sản); khai thác thủy sản (khai thác thủy sản biển và nội địa, bao gồm cả bảo quản thuỷ sản ngay trên tàu đánh cá).

- Hợp tác xã nước sạch nông thôn: Là hợp tác xã có hoạt động khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch (khai thác nước từ sông, hồ, ao; thu nước mưa; thanh lọc nước để cung cấp; khử muối của nước biển để sản xuất nước như là sản phẩm chính; phân phối nước thông qua đường ống, bằng xe hoặc các phương tiện khác) cho nhu cầu sinh hoạt trên địa bàn nông thôn.

- Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp: Là hợp tác xã có hoạt động từ hai lĩnh vực hoạt động của các hợp tác xã được phân loại ở trên.

2.3.2. Chỉ tiêu về tình hình phát triển HTX kiểu mới

- Số lượng (HTX) và tốc độ phát triển HTX qua các năm (%)

- Số lượng (HTX) và tỷ lệ HTX phân theo ngành nghề kinh doanh qua các năm (%).

- Số lượng (HTX) và tỷ lệ HTX phân theo tổng vốn kinh doanh qua các năm (%).

- Số lượng (HTX) và tỷ lệ HTX phân theo doanh thu qua các năm (%). - Số lượng (HTX) và tỷ lệ HTX phân theo lao động qua các năm (%).

2.3.3. Chỉ tiêu về xếp loại các hợp tác xã nông nghiệp

Nhằm giúp các hợp tác xã nông nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác xã, các nhà nghiên cứu, tư vấn và các đối tác khác của hợp tác xã: Thống nhất đánh giá tình hình và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động và quản lý ở hợp tác xã; xác định được điểm mạnh, điểm yếu của hợp tác xã để phát huy hoặc có kế hoạch khắc phục; phục vụ công tác thống kê và quản lý nhà nước của ngành nông nghiệp. HTX được đánh giá và phân loại theo Thông tư 09/TT-BNN&PTNT hướng dẫn phân loai và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như sau:

- HTX khá, giỏi là HTX có tổng số điểm đạt từ 565 điểm đến dưới 100 điểm; - HTX trung bình là HTX có tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm; - HTX yếu kém là HTX có tổng số điểm đạt dưới 50 điểm hoặc trong năm bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động của hợp tác xã.

2.3.4. Chỉ tiêu về tạo việc làm tăng thêm, thu nhập tăng thêm cho thành viên hợp tác xã hợp tác xã

- Doanh thu bình quân của HTX/năm.

- Thu nhập bình quân của thành viên, lao động trong HTX/năm. - Thu nhập tăng thêm của thành viên, lao động trong HTX/năm.

- Tạo việc làm tăng thêm thông qua các ngành nghề phụ cho thành viên, lao động/năm.

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xã nông nghiệp kiểu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km², phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

3.1.1.2. Tình hình đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh là 353.318,9 ha, hiện trạng sử dụng năm 2014 như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp: 294.011,32 ha; - Đất phi nông nghiệp: 45.637,8 ha; - Đất chưa sử dụng: 13.669,79 ha.

Bảng 3.1. Diện tích và cơ cấu đất đai tỉnh Thái Nguyên 2017

TT Loại đất Diện tích, (ha) Cơ cấu, (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 353.318,91 100,00

I Đất nông nghiệp 294.011,32 83,21

1 Đất sản xuất nông nghiệp 108.074,7 30,59 2 Đất lâm nghiệp có rừng 181.436,52 51,35 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 4.373,16 1,14

II Đất phi nông nghiệp 45.637,8 12,92

1 Đất chuyên dùng 21.345 6,04

2 Đất ở 13.682,29 3,8

3 Đất đô thị 1.838,91 0,52 4 Đất nông thôn 11.843,38 3,35

III Đất chưa sử dụng 13.669,79 3,87

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Chiếm tỷ trọng lớn nhất ở Thái Nguyên là đất lâm nghiệp có rừng 51,35%, tiếp đó là đất dùng để sản xuất nông nghiệp chiếm 30,59%. Hiện tại đất ở chiếm tỷ trọng nhỏ 3,8%, đặc biệt là đất đô thị chỉ có 0,52%. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh có sự thay đổi tương đối lớn kể từ năm 2000 đến nay, đất lâm, nông nghiệp có sự gia tăng hàng năm còn đất chưa sử dụng đã giảm dần.

3.1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên * Dân số và lao động

Thái Nguyên đang hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vì vậy, phát triển đô thị hiện đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của Thái Nguyên. Hiện Thái Nguyên có 421.100 dân cư đô thị trên tổng số 1.227.400 người (chiếm 34,31%) phân bố tại 02 thành phố, 01 thị xã và 6 huyện của tỉnh.

* Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Tính đến năm 2017, tỉnh Thái Nguyên đã nêu cao sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, năng động, sáng tạo trong công tác chỉ đạo điều hành, tranh thủ sự đồng thuận và ủng hộ của quần chúng nhân dân, của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, thực hiện đồng bộ các giải pháp, quyết tâm thực hiện thắng

lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra ngay từ đầu năm. Căn cứ vào những nội dung chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản phân công chỉ đạo, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, triển khai đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên

Danh mục Đvt 2015 2016 2017

Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 25,2 12,0 12,6 GDP bình quân đầu người triệu/ng/năm 45 52 65 Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ.đ 376.000 477.000 571.000 Tăng so với kỳ trước % 36,6 26,7 18,9 Thu ngân sách địa phương Tỷ.đ 5.840 7.764 12.498 Tạo việc làm thêm Người 12.300 14.200 15.000 Tỷ lệ giảm nghèo trong năm % 2,7 2,19 2,21

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên)

Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra và thu được những kết quả tốt. Nhiều doanh nghiệp đã đến Thái Nguyên xúc tiến đầu tư, nhiều dự án lớn được khởi động, trong đó có những dự án đã hoàn thành, đi vào sản xuất, góp phần tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế, tạo môi trường sản xuất, kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)