Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 70)

Danh mục Đvt 2015 2016 2017

Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 25,2 12,0 12,6 GDP bình quân đầu người triệu/ng/năm 45 52 65 Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ.đ 376.000 477.000 571.000 Tăng so với kỳ trước % 36,6 26,7 18,9 Thu ngân sách địa phương Tỷ.đ 5.840 7.764 12.498 Tạo việc làm thêm Người 12.300 14.200 15.000 Tỷ lệ giảm nghèo trong năm % 2,7 2,19 2,21

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên)

Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra và thu được những kết quả tốt. Nhiều doanh nghiệp đã đến Thái Nguyên xúc tiến đầu tư, nhiều dự án lớn được khởi động, trong đó có những dự án đã hoàn thành, đi vào sản xuất, góp phần tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh tốt, đóng góp cho tăng trưởng, đặc biệt là tăng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, làm phát sinh thêm nguồn thu và tăng số thu ngân sách của tỉnh. Nhờ vậy, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản của tỉnh như: Thu ngân sách hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, sản xuất công nghiệp đang dần cán đích mục tiêu, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản nhìn chung đang phục hồi và phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hình hình tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí; các chính sách xã hội được chú trọng và thực hiện đầy đủ tạo điều kiện ổn định phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện từng bước đời sống dân cư. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu được trình bày theo Bảng 3.2 (xem Bảng 3.2).

Sau gần 01 năm hoạt động tại Thái Nguyên, nhà máy Samsung đã đem lại nguồn thu lớn cho thị xã Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Làm cho tốc độ tăng trưởng năm 2015 tăng vọt lớn nhất trong mấy năm trước đó. Sau đó nhiều năm tỉnh Thái Nguyên luôn giữ được phong độ của mình với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 12%. GĐP bình quân đầu người cũng liên tục tăng cao. Thu ngân sách đạt 12.498 tỷ đồng năm 2017. Tạo việc làm cho trên 15.000 lao động và làm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,21%.

Bảng 3.3. Tỷ trọng các ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017

Đơn vị tính: %

Lĩnh vực kinh tế 2013 2014 2015 2016 2017

Nông, lâm nghiệp 19,74 19,14 16,6 15,8 15,1

Công nghiệp và xây dựng 41,44 44,65 49,4 51,2 52,5

Thương mại và dịch vụ 38,82 31,26 34 33 32,4

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên)

Biểu đồ 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 0 10 20 30 40 50 60 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản Khu vực công nghiệp và xây dựng

Qua biểu đồ 3.1 ta thấy, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần từ 19,74% năm 2013 xuống còn 15,1% năm 2017.

Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng liên tục tăng qua các năm từ 41,44% năm 2013 lên 52,5% năm 2017.

Tỷ trọng thương mại - dịch vụ có sự biến động không đều nhưng nhìn chung ngành này có tỷ trọng tương đối cao.

Những năm qua kinh tế của Thái Nguyên đã từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hoá, rõ nét nhất là trong lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm, tỉnh Thái Nguyên đã và vượt mức kế hoạch hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế; tốc độ phát triển kinh tế tăng khá; thu nhập bình quân đạt 52 triệu đồng/ người/năm; thu ngân sách hơn 9.500 tỷ đồng, vượt 47,1% kế hoạch.

Cấp ủy đảng và chính quyền các cấp đã tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kịp thời triển khai thực hiện các giải pháp như: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm; kiểm soát giá cả hàng hóa, dịch vụ và tập trung sử dụng hiệu quả các nguồn vốn; đẩy mạnh các giải pháp cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và chỉ số hiệu quả, quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI); tăng cường thu hút đầu tư, tổ chức nhiều hội nghị triển khai các chính sách, cơ chế mới của Nhà nước, kiểm tra, rà soát có giải pháp cụ thể đối với các dự án chậm tiến độ, kéo dài trên địa bàn, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nhiều nhà đầu tư lớn đã vào đầu tư trên địa bàn, nhiều dự án lớn được khởi động. Trong đó có nhiều dự án đã hoàn thành, đi vào sản xuất, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tiếp tục đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh; nhất là tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và thu ngân sách. Nông

nghiệp cơ bản hoàn thành kế hoạch; mặt bằng lãi suất tín dụng giảm; an sinh và phúc lợi xã hội được thực hiện kịp thời; trật tự an toàn giao thông chuyển biến tích cực; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, góp phần ổn định xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Nhìn chung điều kiện kinh tế của Thái Nguyên đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nhờ đó năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng lên, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

* Quá trình xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới được các cấp, các ngành, nhân dân ở các địa phương quan tâm và thực hiện có hiệu quả. HTX, Tổ hợp tác đóng góp tích cực vào việc thực hiện hoàn thành các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Hoạt động của các HTX, Tổ hợp tác không những đáp ứng các khâu dịch vụ cơ bản cho bà con nông dân, thành viên, tạo việc làm cho người lao động mà từ nguồn kinh phí tích lũy của mình, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã đóng góp hàng tỷ đồng cùng với chính quyền địa phương thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang và đổi mới. Việc mỗi năm số lượng các xã nông thôn mới, xã nông thôn mới kiểu mẫu đã và đang làm cho số lượng các HXT tăng lên theo để bổ sung cho tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, khoa học kỹ thuật cũng là một trong nhưng nhân tố làm cho số lượng và chất lượng các HTX tăng lên, đời sống của thành viên HTX tăng cao.

3.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp và nông thôn Thái Nguyên

Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Điều chỉnh cơ cấu cây trồng theo lợi thế từng địa phương và phát

triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung; ưu tiên phát triển rừng kinh tế; sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước, đẩy mạnh nuôi thâm canh để tăng năng suất, chất lượng thuỷ sản... Đối với lĩnh vực trồng trọt, tỉnh đang đẩy mạnh việc cải tạo, trồng mới, thay thế diện tích chè giống cũ, đảm bảo đến năm 2020 diện tích chè giống mới đạt 80% tổng diện tích và có 10.000 ha chè đủ điều kiện để chứng nhận VietGAP.

Hàng năm, tỉnh hỗ trợ sản xuất và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng mô hình vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất chè an toàn tại vùng chè trọng điểm như huyện: Đại Từ, Phú Lương, Định Hoá, Đồng Hỷ, TX. Phổ Yên, TP. Thái Nguyên.

Diện tích đất lúa được sử dụng và chuyển đổi linh hoạt, đặc biệt chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn và xây dựng nhiều mô hình dự án "cánh đồng lớn"; thực hiện đổi thửa, dồn điền và quy hoạch vùng trọng điểm sản xuất rau hàng hoá để xây dựng mô hình, dự án sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, Thái Nguyên đã và đang đẩy mạnh theo hướng tập trung công nghiệp, ứng dụng công nghệ với mục tiêu giai đoạn năm 2016 - 2020 tăng 5% sản lượng sản phẩm chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp mỗi năm, chiếm trên 40% đến 50% tổng sản lượng thịt hơi sản xuất trong tỉnh; xây dựng mới từ 6 - 8 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; xây dựng một số mô hình liên kết chuỗi điểm tại các địa phương chăn nuôi trọng điểm.

Hiện tại, tỉnh Thái Nguyên đang tập trung phát triển trồng rừng gỗ lớn với tổng diện tích 14.000 ha, trồng rừng thâm canh, cải tạo rừng nghèo kiệt, phát triển công nghiệp chế biến lâm sản theo hướng quy mô công suất phù hợp, ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng các sản phẩm có giá trị. Đồng thời, hỗ trợ phát triển 420 cơ sở chế biến lâm sản với một số sản phẩm chủ yếu: ván MDF, ván thanh, ván ghép thanh, viên gỗ nén, dặm gỗ, bột giấy. Diện tích mặt nước

nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục được mở rộng, đạt hơn 6.800 ha và tăng tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh bằng giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao.

Để các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao, tỉnh Thái Nguyên đang chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn phục vụ sản xuất hàng hoá chất lượng, giá trị kinh tế cao.

Cùng với việc tăng cường vận động người dân “dồn điền, đổi thửa” và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi theo lợi thế từng địa phương, tỉnh cũng tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm, xây dựng mới các chính sách như: hỗ trợ chuyển đổi cây trồng trên đất lúa; miễn, giảm, hỗ trợ chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phát triển chăn nuôi tập trung; hỗ trợ áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn.

Với việc phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng như hiện nay của ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, đây chính là điều kiện thuận lợi và là cơ hội cho các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới của tỉnh Thái Nguyên phát triển.

3.2. Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Sơ lược quá trình phát triển HTX nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Các HTX nông nghiệp chuyển đổi theo Luật HTX (năm 1996) đều được thành lập từ phong trào hợp tác hoá của Thái Nguyên trong những năm 70 của thế kỷ XX. Theo đó, HTX đầu tiên tại Thái Nguyên cũng là HTX đầu tiên tại Việt Nam là HTX thủy tinh dân chủ.

Từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khoá VI) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, các HTX nông nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên đã thực hiện khoán theo đơn giá thanh toán gọn, đã có tác dụng tích cực thúc đẩy sản

xuất nông nghiệp phát triển, góp phần quan trọng làm thay đổi tình hình kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Song quá trình thực hiện ở cơ sở cho thấy một số vướng mắc, hạn chế và một số vấn đề chưa thực hiện đúng, cần phải xem xét lại vai trò, chức năng của HTX. Do vậy, cuối năm 1995, Thái Nguyên chủ trương cho các HTX nông nghiệp tiến hành kiểm kê, đánh giá phân loại tài sản, vốn, quỹ, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý và xác định vốn cổ phần của xã viên. Đến cuối năm 1996 có 32/41 HTX nông nghiệp đã đại hội đổi mới cơ chế và công bố vốn cổ phần của xã viên.

Điều cần khẳng định là phong trào HTX ở Thái Nguyên đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hầu hết các HTX hoạt động có hiệu quả. Hoạt động của HTX nông nghiệp đã có tác động tích cực đến kinh tế hộ xã viên, đóng góp rất lớn trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn như: điện, đường, trường, trạm; đã cùng với chính quyền ở cơ sở giải quyết nhiều vấn đề phúc lợi, xã hội,…

Bên cạnh những thành tựu nổi bật, các HTX ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém đã kìm hãm sự phát triển. Từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, kết quả sản xuất nông nghiệp tăng hơn trước, nhưng trong cơ chế mới, phương thức hoạt động của HTX không còn phù hợp. Yêu cầu đặt ra là các HTX phải được đổi mới về chất. Luật HTX (năm 1996) ra đời và các văn bản dưới luật kèm theo đã tạo cơ sở pháp lý khá đầy đủ và đồng bộ, mở hướng đi mới cho các HTX trên con đường phát triển sản suất, kinh doanh đa thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.

3.2.2. Các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh trong phát triển hợp tác xã nông nghiệp nghiệp

3.2.2.1. Tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012 và bồi dưỡng nâng cao năng lực hợp quản lý tác xã

Tiếp tục tuyên truyền, tập huấn về luật HTX 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là các xã ở khu vực khó khăn, miền núi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (phóng sự, Panô, áp phích…), tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, hội nghị, hội thảo…

Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các chức danh trong Ban quản lý hợp tác xã nông nghiệp. Nội dung đào tạo tập trung đi sâu vào các kiến thức quản lý kinh tế phù hợp với chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của địa phương và chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 và các quy định của pháp luật, xúc tiến thương mại và thông tin thị trường đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay.

3.2.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 của Thủ tướng Chính phủ

Trong đó, tập trung vào chính sách phát triển kết cấu hạ tầng cho các HTX nông nghiệp và thu hút cán bộ trẻ tốt nghiệp cao đẳng, đại học về làm việc có thời hạn cho các hợp tác xã.

Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh như về đất đai, hỗ trợ lãi vay theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hỗ trợ về thông tin tuyên truyền, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm, đầu tư cơ sở vật chất đối với các hợp tác xã thành lập mới theo quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020.

Tranh thủ các nguồn vốn từ Ngân sách Trung ương và địa phương để chỉ đạo việc thành lập mới và hỗ trợ khuyến khích các hợp tác xã và Tổ hợp tác,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)