Kiến của HTXNN về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 93)

Ý kiến điều tra Tổng phiếu điều tra Mức 1 Mức2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Chính sách đào tạo nghề cho lao động cần được quan tâm hơn 80 0 0 3 3,75 6 7,5 24 30 47 58,75 Cần thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức 80 0 0 1 1,25 2 2,5 32 40 45 56,25

Nhu cầu đào tạo nghề chưa phù hợp với địa phương 80 26 32,5 30 37,5 5 6,25 12 15 7 8,75 Cần có chính sách thu hút lao động có có trình độ 80 5 6,25 7 8,75 4 5,0 27 33,75 37 46,25

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua điều tra cho thấy đại bộ phận các ý kiến đều cho rằng HTX nói chung và HTXNN kiểu mới nói riêng có nhu cầu rất cao và rất cần thiết về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ HTX và nâng cao trình độ chuyên môn cho các thành viên HTX (96% đánh giá cần và rất cần). Về câu hỏi Nhu cầu đào tạo nghề chưa phù hợp với địa phương, có tới 70% ý kiến cho rằng việc đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn kiến thức chuyên môn đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên cần bổ sung thêm các nội dung mới về kiến thức quản lý kinh tế và vấn đề thông tin thị trường cho các HTXNN.

Nhìn chung, vốn của HTX tại Thái Nguyên có xu hướng tăng từ năm 2010 đến nay là do bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh, được chuyển từ quỹ phát triển sản xuất và nhà nước hỗ trợ thông qua chương trình kiên cố hoá kênh mương, thuỷ lợi hoá đất màu và hiệu quả sử dụng vốn của HTX cũng tăng lên. Trong tổng số vốn của HTX thì vốn cố định chiếm tỷ lệ cao.

Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên (trực thuộc Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên) được thành lập năm 2009 với số vốn điều lệ được cấp ban đầu là 5.000 triệu đồng. Với việc tổ chức vay vốn thực hiện an toàn, hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, đến hết năm 2017 Quỹ đã được UBND tỉnh cấp vốn điều lệ là 27.000 triệu đồng, cùng với việc bổ sung chênh lệch thu chi hàng năm là 720 triệu đồng, đã nâng tổng số vốn và dư nợ là 27.720 triệu đồng với 90 phương án/dự án đang hoạt động hiệu quả. Tổng hợp 7 năm (2010 - 2017), Quỹ đã ký kết hợp đồng hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi với 380 lượt khách hàng là các HTX/THT/thành viên các HTX trên địa bàn tỉnh, doanh số cho vay đạt 105.820 triệu đồng. Ngoài nguồn vốn được ngân sách tỉnh giao hàng năm, Quỹ đã phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển HTX (thuộc Liên minh HTX Việt Nam) và Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quản lý và cho các HTX vay với số vốn là 7,625 tỷ đồng để thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến. Quỹ thực hiện trợ vốn theo đúng định hướng chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng số vốn cho vay đối với khu vực nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới chiếm 87%. Chất lượng tín dụng của các khoản vay đều đảm bảo tỷ lệ 100% nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, chưa có nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh.

Năm 2017, Quỹ đã thẩm định và giải ngân 84 dự án, phương án sản xuất kinh doanh cho các HTX và thành viên với tổng vốn vay là 26.600 triệu đồng. Vốn từ chương trình giải quyết việc làm (120) có 19 dự án với tổng số vốn vay là 1.370 triệu đồng.

Hiệu quả hoạt động của HTX, THT đã được nâng cao rõ rệt sau khi vay vốn: doanh thu tăng 25,7%, lợi nhuận tăng bình quân 20,5% qua các năm, giải quyết thêm khoảng 35% số lao động có việc làm với mức thu nhập tăng cao

hơn trên 10%, nộp ngân sách nhà nước tăng 15,6%. Việc hỗ trợ vốn vay kịp thời đã giúp các HTX, THT tăng cường nguồn lực đầu tư, mở rộng sản xuất, vừa tăng sức cạnh tranh của các mô hình kinh tế tập thể, vừa ổn định đời sống thu nhập của thành viên và người lao động; đồng thời, thúc đẩy kinh tế các thành viên phát triển, gắn kết thành viên các HTX, THT; hỗ trợ nâng cao đời sống, giải quyết lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn và giúp các HTX hoạt động ngày càng hiệu quả, góp phần xây dựng nhiều mô hình HTX kiểu mới điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.

Ý kiến của các HTXNN khi điều tra phỏng vấn về vấn đề vốn của HTX được tổng hợp qua Bảng 3.13. Bảng 3.13. Ý kiến của HTXNN về vấn đề vốn Ý kiến điều tra Tổng số phiếu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhất là đối với các HTX 80 0 0 5 6,25 6 7,5 27 33,75 42 52,5 Thông tin một cách rộng rãi đến HTX về các vấn đề có liên quan đến nguồn vốn vay ưu đãi 80 0 0 0 0 2 2,5 32 40 46 57,5 Đơn giản hóa thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian giải ngân 80 0 0 0 0 4 5,00 31 38,75 45 56,25

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Số liệu tổng hợp được cho thấy có 86% các HTXNN kiến nghị địa phương cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhất là đối với các HTX mới thành lập, hoặc HTX có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. 95% các HTXNN đề nghị địa phương tìm các nguồn tài trợ vốn vay ưu đãi và thông tin kịp thời cho HTX. Đồng thời có những kiến nghị về thủ tục vay vốn cũng như giải ngân vốn vay nhanh chóng cho HTXNN.

3.4.1.3. Về chế độ tiền lương và phân phối lợi nhuận trong hợp tác xã

Nhiều HTX tính thu nhập của cán bộ quản lý từ 25 - 30% trị giá chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trực tiếp của HTX. Một số HTX trả công cho cán bộ quản lý theo mức cố định tối thiểu, khoảng 500.000 - 600.000 đồng/người/tháng. Cuối vụ, cuối năm, nếu lãi vượt kế hoạch, HTX sẽ trích thưởng thỏa đáng theo nghị quyết của Đại hội thành viên. Cơ chế trả công như vậy có tác dụng kích thích cán bộ quản lý, trước hết là Chủ nhiệm HTX và Hội đồng quản trị năng động sáng tạo. Lương của Chủ nhiệm từ 1 triệu - 1,2 triệu/tháng, lương của Phó Chủ nhiệm và Kế toán trưởng từ 900.000 - 1.100.000 đồng/tháng. Các thành viên ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong HTX do biết được số vốn góp, mức hưởng lãi theo vốn góp hàng năm, giá dịch vụ thấp hơn hay bằng thị trường, được quyền giám sát chất lượng dịch vụ mà HTX cung cấp.

Thực tế cho thấy, các HTX tiến hành phân phối lợi nhuận trên cơ sở thu đủ dịch vụ đã cung ứng cho thành viên và thu được đến đâu cân đối có lãi thì phân phối đến đó. Lợi nhuận của HTX đã phân phối như sau:

- Trích lập quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ không thấp hơn 20% trên thu nhập; trích lập quỹ dự phòng tài chính với tỷ lệ không thấp hơn 5% trên thu nhập;

- Trích lập các quỹ khác do đại hội thành viên quyết định;

- Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo nguyên tắc sau đây:

+ Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.

+ Phần còn lại được chia theo vốn góp.

+ Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định.

- Thu nhập đã phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên là tài sản thuộc sở hữu của thành viên, hợp tác xã thành viên. Thành viên, hợp tác xã thành viên có thể giao thu nhập đã phân phối cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quản lý, sử dụng theo thỏa thuận với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Nhìn chung, các HTX nông nghiệp Thái Nguyên hoạt động dịch vụ tương đối đảm bảo. Tuỳ theo điều kiện và trình độ mà khả năng đáp ứng dịch vụ ở từng HTX có khác nhau. Song, các HTX nông nghiệp đều thực hiện các khâu dịch vụ thiết yếu như tưới, tiêu, bảo vệ thực vật, khuyến nông, dịch vụ điện, làm đất, dịch vụ vật tư nông nghiệp.

3.4.2. Các yếu tố khách quan

3.4.2.1. Thể chế chính sách

Thể chế, chính sách bao gồm pháp luật, chính sách về đầu tư, tài chính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, thị trường,... Thể chế, chính sách về đầu tư nhằm tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi và an toàn, kích thích doanh nghiệp mở rộng đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào ngành, lĩnh vực, địa bàn, sản phẩm mới. Thể chế, chính sách đầu tư có tác dụng nâng cao hiệu sử dụng vốn đầu tư, tiết kiệm thời gian, nguồn lực, giảm chi phí đầu tư của doanh nghiệp,... Thể chế, chính sách về đất đai, vốn, công nghệ, lao động,... nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi các yếu tố đầu vào, tích thích và điều tiết việc sử dụng chúng hiệu quả hơn, đồng thời tạo tiền đề cho các doanh nghiệp giảm chi phí sử dụng các đầu vào. Thể chế, chính sách về thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo môi trường bình đẳng đối với các doanh nghiệp. Các thể chế,

chính sách đối với doanh nghiệp có thể được đánh giá theo từng chính sách hoặc bằng chỉ tiêu tổng hợp với nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Năm 2017, Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên đã chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã tham mưu UBND tỉnh đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Tiếp tục củng cố, phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015”, và năm 2016, xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 -2020”. Đề án đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua và có Kết luận số 143-KL/TU ngày 30/6/2017, Hội đồng nhân dân tỉnh có Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 thông qua Đề án, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2505/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 và tổ chức triển khai thực hiện.

- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác phát triển kinh tế tập thể năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017; Hội nghị đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh và triển khai nhiệm vụ năm 2017.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản số 1152/UBND-CNN ngày 28/3/2017 chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền phát triển Hợp tác xã trong nông nghiệp và các làng nghề trên địa bàn tỉnh và bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản số 770/UBND-CNN ngày 07/3/2017 của UBND tỉnh về chủ trương xây dựng chương trình phối hợp, đẩy mạnh công tác phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020 và các năm tiếp theo.

- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng báo cáo sơ kết đánh giá tình hình thi hành Luật HTX năm 2012; đồng thời tham gia Hội nghị đánh giá 5 năm thực hiện Luật HTX vùng Đông Bắc tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh.

Như vậy, ngoài những chính sách do Đảng và Nhà nước ban hành thì Liên minh HTX tại Thái Nguyên cũng tham gia tham mưu, góp ý xây dựng thể chế cho hoạt động của mình.

Tổng hợp phiếu điều tra các HTX cho thấy các HTX có nhiều ý kiến về chính sách hỗ trợ HTXNN phát triển, trong đó có những kiến nghị về chính sách thuế đối với HTXNN. Kết quả ý kiến kiến nghị tổng hợp theo Bảng 3.14.

Bảng 3.14. Ý kiến của HTXNN về chính sách thuế Ý kiến điều Ý kiến điều tra Tổng số phiếu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ 1. Cần cải cách thủ tục hành chính 80 0 0 3 3,7 5 5 6,3 27 33,75 45 56,25 2. Miễn, giảm thuế đối với HTX mới thành lập 80 0 0 0 0 1 1,3 32 40 47 58,75 3. Gia hạn nộp thuế thu nhập DN và thuế GTGT 80 0 0 2 2,5 3 3,7 5 31 38,75 44 55

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Kết quả tổng hợp được cho thấy có đến 94% ý kiến kiến nghị cần và rất cần tiếp tục cải cách thủ tục về thuế. Đặc biệt là miễn, giảm thuế đối với các HTX mới thành lập và gia hạn nộp thuế cho các HTXNN khi thực hiện nghĩa vụ thuế.

3.4.2.2. Yếu tố thị trường

Thị trường là môi trường kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp, HTX... Thị trường vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm các đầu vào thông qua hoạt động mua - bán hàng hoá dịch vụ đầu ra và các yếu tố đầu vào. Thị

trường đồng thời còn là công cụ định hướng, hướng dẫn hoạt động của HTX, thông qua mức cầu, giá cả, lợi nhuận... để định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Như vậy, sự ổn định của thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của các HTX nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của HTX nói riêng.

Liên minh HTX tỉnh đã chủ động tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tham gia chương trình Hội chợ nông sản HTX, Liên hiệp HTX và doanh nghiệp lần thứ nhất, năm 2017. Đây là một trong những hoạt động bên lề Hội nghị Bộ trưởng HTX các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức từ ngày 18/4/2017 đến 21/4/2017 tại Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên có 10 HTX và 02 tổ hợp tác tham gia hội chợ với các sản phẩm đặc trưng của tỉnh được du khách trong và ngoài nước đánh giá cao. Với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, viên chức cơ quan Văn phòng Liên minh và các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp thành viên, Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên đã được Liên minh HTX Việt Nam đã tặng Bằng khen vì đã có thành tích đóng góp cho sự thành công của Hội chợ.

Hình 3.1. HTX Chè Tuyết Hương tham gia trưng bày sản phẩm tại Hội chợ năm 2017

Một số HTX, Tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh đã tham gia Hội chợ xuân do tỉnh Thái Nguyên tổ chức trong tháng 01/2017 và hội chợ thương mại ở các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của đơn vị tới người tiêu dùng. Đặc biệt, tháng 9/2017 Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức cho trên 60 đại biểu đại diện các HTX điển hình tiên tiến giao thương tại Hội chợ thương mại Trung quốc - Asean lần thứ 14 tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa một số HTX, tổ hợp tác của tỉnh Thái Nguyên với HTX, doanh nghiệp của tỉnh Nam Định và tổ chức cho các HTX, Tổ hợp tác thành viên tham gia Hội nghị kết nối cung cầu do Liên minh HTX tỉnh Bắc Giang tổ chức nhằm tạo cơ hội hình thành mối liên doanh, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.

Thông qua các hoạt động đó, các HTX có cơ hội giao lưu, liên doanh liên kết, tìm kiếm mở rộng thị trường, đồng thời quảng bá, giới thiệu sản phẩm của đơn vị mình đến với cộng đồng, các doanh nghiệp. Nhiều HTX đã ký kết được hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp trong và ngoài nước như: HTX chè Tân Hương, HTX miến Việt Cường, HTX vận tải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)