huấn luyện nhân viên nhằm tăng tính thống nhất trong định hướng thay đổi văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa Co.opmart lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con người làm trung tâm nhằm nâng cao trình độ quản lý, làm cho quan niệm giá trị Co.opmart thấm sâu vào các tầng chế độ chính sách.Như đã trình bày, sự nhận thức về văn hóa Co.opmart còn hạn chế, người lao động và nhà quản lý có mong đợi khác nhau về việc thay đổi tính chất của văn hóa Co.opmart dẫn tới việc phát triển văn hóa Co.opmart trong giai đoạn mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Để có được sự thống nhất và đồng thuận giữa người lao động và nhà quản lý, các siêu thị Co.opmart và cả hệ thống Co.opmart cần:
62
kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp… làm cho người lao động có một nền tảng vững chắc về kiến thức nền mang đến sự tự tin trong công việc và giao tiếp. Văn hóa Co.opmart không thể phát triển trong một thời gian ngắn mà cần có định hướng và mục tiêu lâu dài.
Những nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần thiết là: bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của người lao động để phát huy tính tích cực, tính chủ động; Bồi dưỡng quan điểm giá trị Co.opmart và tinh thần Co.opmart để nó trở thành nhận thức chung của đông đảo người lao động và trở thành động lực nội tại khích lệ tất cả mọi người phấn đấu; Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn tài nguyên văn hóa Co.opmart nhằm tạo ra không khí văn hóa tốt đẹp để nâng cao tố chất văn hóa và trình độ nghiệp vụ của người lao động...
Các siêu thị Co.opmart cần nâng cao kiến thức văn hoá cho các nhà quản lý để họ nhận thức rõ ràng vai trò của mình trong việc phát triển văn hóa Co.opmart. Trong bối cảnh xã hội ngày càng tiến bộ, đời sống ngày càng văn minh, sự cạnh tranh trên toàn cầu ngày càng mạnh, một người lãnh đạo giỏi không chỉ biết đến thành công của ngày hôm nay mà còn phải có được tầm nhìn trong tương lai. Họ phải là những người tiên phong trong lĩnh vực về tri thức. Chính vì vậy, các nhà quản lý cần được trang bị kiến thức văn hoá để có thể thích ứng với bản sắc văn hoá thời kỳ hội nhập.
63