Các mô hình của văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp của hệ thống siêu thị co opmart trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2015 2020 (Trang 25)

Theo quan điểm của Roger Harrison (1972) và Charles Handy (1978): văn hóaquyền lực; văn hóa vai trò; văn hóa công việc; văn hóa cá nhân.

Theo quan điểm của Terrence Deal và Atlan Kennedy (1982): văn hóa nam nhi; văn hóa việc làm ra làm, chơi ra chơi; văn hóa phó thác; văn hóa quy trình.

Theo quan điểm của Robert E. Quinn và Michael McGrath (1985): văn hóa kinh tế hay văn hóa thị trường; văn hóa triết lý hay văn hóa đặc thù; văn hóa đồng thuận hay văn hóa phường hội; văn hóa thứ bậc.

Theo quan điểm của N.K.Sethia và M.A. von Klinow thì VHDN được phân loại thành 4 nhóm thờ ơ, chu đáo, thử thách và hiệp lực.

13

1.3.2. Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Kim S. Cameron & Robert E. Quinn

Hiện có nhiều phương pháp mô tả VHDN khác nhau, tác giả luận văn này sử dụng mô hình của Kim S. Cameron & Robert E. Quinn (1996) phân loại VHDN thành bốn loại chính dựa trên 2 hướng: (1) tính hướng ngoại hay hướng nội; (2) sự kiểm soát hay tính chặt chẽ của cấu trúc tổ chức theo:

4 dạng hình:

(1) Văn hóa gia đình (Clan culture) (2)Văn hóa thứ bậc (Hierarchy Culture) (3)Văn hóa thị trường (Market Culture) (4)Văn hóa sáng tạo (Adhocracy Culture)

6 yếu tố then chốt:

(1) Đặc tính nổi trội (2) Người lãnh đạo

(3) Người lao động (nhân viên) (4) Chất keo gắn kết

(5) Chiến lược tập trung (6) Tiêu chí thành công

Hình 1.1. Bốn loại hình VHDN theo mô hình CHMA

(Nguồn: Tác giả thực hiện theo lý thuyết của Kim S. Cameron & Robert E. Quinn (1996))

C: Kiểu gia đình, yêu thương gắn bó, doanh nghiệp hướng nội, linh hoạt

H: Kiểu thứ bậc, tôn ti trật tự. Có cấp trên, cấp dưới làm việc theo quy trình hệ thống chặt chẽ, kỷ luật, doanh nghiệp hướng nội và kiểm soát

M: Kiểu thị trường, có lãnh, có đội ngũ máu lửa, lao ra thị trường tập trung giành chiến thắng, đạt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp hướng ngoại và kiểm soát

A: Kiểu sáng tạo, người quản lý giàu tưởng tượng, đổi mới, cải tiến liên tục, doanh nghiệp hướng ngoại, linh hoạt Chương trình phân tích CHMA1 được Vita Share hỗ trợ sẽ được dùng để đo lường thông qua sự tính toán dựa trên bài trắc nghiệm VHDN cho ra đồ thị văn hoá

14

hiện tại (now) cũng như văn hoá kỳ vọng (wish) ở tương lai. VHDN luôn là phối hợp của 4 dạng C, H, M, A với tỉ lệ khác nhau.

Hình 1.2. Sáu yếu tố then chốt của VHDN theo mô hình CHMA

15

1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về VHDN:

Một số khái niệm về văn hóa và VHDN; Cấu trúc của VHDN; Các mô hình của VHDN; Những nhân tố tạo lập VHDN;

Các biểu trưng của VHDN gồm: biểu trưng trực quan (kiến trúc đặc trưng; Nghi lễ, nghi thức; Biểu tượng; Tấm gương điển hình; Ngôn ngữ, khẩu hiệu; Giai điệu; Ấn phẩm điển hình; Lịch sử phát triển và truyền thống); biểu trưng phi trực quan (giá trị; Thái độ; Niềm tin; Lý tưởng);

Mô tả VHDN với mô hình của Kim S. Cameron & Robert E. Quinn (1996) phân loại VHDN thành bốn loại chính dựa trên bốn tiêu chí: văn hóa gia đình (Clan culture), văn hóa sáng tạo (Adhocracy Culture), Văn hóa thứ bậc (Hierarchy Culture), Văn hóa thị trường (Market Culture);

Đây sẽ là nền tảng lý luận cho tác giả tiến hành phân tích thực trạng VHDN của hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong chương 2.

16

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH

2.1.1. Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh1

Theo điều 3 Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20/11/2012 thì HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, dân chủ trong quản lý HTX. Liên hiệp HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, dân chủ trong quản lý. Khi HTX, liên hiệp HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của HTX, liên hiệp HTX; doanh nghiệp của HTX, Liên hiệp HTX hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mô hình kinh tế HTX kiểu cũ lâm vào tình thế khủng hoảng, giải thể hàng loạt. Trong bối cảnh đó, ngày 12/5/1989, UBND TP.Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán TP.Hồ Chí Minh - Saigon Co.op với 2 chức năng là trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX. Saigon Co.oplà tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

Từ năm 1992 - 1997, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các doanh nghiệp phải năng

17

động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài.Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép XNK trực tiếp của Thành phố, hoạt động XNK phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước. Siêu thị đầu tiên của hệ thống siêu thị Co.opmart là Co.opmart Cống Quỳnh ra đời vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của TP.Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op.

Giai đoạn 1998 -2003 ghi dấu ấn một chặng đường phát triển mới của Saigon Co.op. Luật HTX ra đời tháng 01/1997 mà Saigon Co.op là mẫu HTX điển hình minh chứng sống động về sự cần thiết, tính hiệu quả của loại hình kinh tế HTX, góp phần tạo ra thuận lợi mới cho phong trào HTX trên cả nước phát triển.

Hình 2.1. Số lượng nhân viên và số lượng siêu thị Co.opmart qua các năm

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính SaigonCo.op)

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ theo đúng chức năng, lãnh đạoSaigon Co.op dành thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm của hệ thống siêu thị KF (Thụy Điển), NTUC Fair Price (Singapore), Co.op (Nhật Bản) để tạo ra một hệ thống siêu thị mang nét đặc trưng của phương thức HTX kiểu mới.

Năm 1998, Saigon Co.op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồn lực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ, từ đó hình thành chuỗi siêu

18

thị mang thương hiệu Co.opmart. Năm 2000 có 1150 nhân viên, đến năm 2010 là 10.738 nhân viên, năm 2014 là gần 14.000 nhân viên.

Năm 2002 thành lập Co.opmart Cần Thơ - Siêu thị tỉnh đầu tiên. Năm 2007 thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Saigon Co.op – SCID; Công ty Cổ phần Thành Công - SC IMEX; Tham gia thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam – VDA. Năm 2008 ra mắt chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi Co.opFood. Năm 2010 phát triển mô hình bán lẻ trực tuyến qua truyền hình HTVCo.op; Năm 2013 khai trương đại siêu thị Co.opXtraplus tại Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh. Năm 2014 khai trương TTTM SenseCity. Năm 2015, khu phức hợp SC VivoCity, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh ra đời.

Hình 2.2. Các thành viên của SaigonCo.op

(Nguồn: Phòng Marketing SaigonCo.op)

Năm 2014, SaigonCo.op đã phát triển thêm 6 siêu thị Co.opmart, 18 Co.op Food, 1 Trung tâm thương mại Sense City tại Cần Thơ, nâng tổng số 355 điểm bán bao gồm 73 Co.opmart, 88 Co.op Food, 1 đại siêu thị liên doanh Co.opXtraPlus Thủ Đức, 1 Trung tâm thương mại Sense City tại Cần Thơ, cửa hàng Bến Thành, kênh mua sắm qua truyền hình HTVCo.op, 190 cửa hàng Co.op. SaigonCo.op đóng vai trò tiên phong trong liên doanh, liên kết nhằm thu mua, nắm nguồn hàng tại 25 tỉnh, thành phố để có lượng hàng hóa dồi dào phục vụ nhân dân.

19

+ Lĩnh vực bán lẻ:

Hệ thống siêu thị Co.opmart: những "ngôi chợ" văn minh, nơi mua sắm

đáng tin cậy. Siêu thị đầu tiên là Co.opmart Cống Quỳnh, ra đời 02/1996.

Đại siêu thị Co.opXtra: mô hình kinh doanh đại siêu thị kết hợp1 phân phối

số lượng lớn đầu tiên tại Việt Nam ra đời 5/2013.

Trung tâm thương mại Sense City Cần Thơ: ra đời 01/2014 bởi Công ty

TNHH Thương mại Sài Gòn Cần Thơ2.

Kênh bán hàng qua truyền hình HTV Co.op3: kênh bán hàng, thông tin và

quảng bá cho hàng Việt đầu tiên tại Việt Nam.

Chuỗi Cửa hàng thực phẩm Co.op Food: ra đời tháng 12/2008, làmô hình

kinh doanh bán lẻ mới nhằm mở rộng mạng lưới phân phối trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, đồng thời thực thi chiến lược đa dạng hóa mô hình bán lẻ, tăng thị phần.

Chuỗi Cửa hàng Co.op: làchuỗi các cửa hàng tiện lợi trong các khu dân cư

đông đúc, mang lại sự thuận tiện, gần gũi cho khách hàng.

Cửa hàng Bến Thành: điểm mua sắm nổi tiếng nằm trong khuôn viên chợ

Bến Thành được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

Trung tâm thương mại SC VivoCity: bởi Công ty cổ phần phát triển khu

phức hợp thương mại Vietsin - liên doanh giữa Saigon Co.op và Mapletree4

+ Lĩnh vực đầu tư:

Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển SaigonCo.op (SCID)5: có chức

năng phát triển độc quyền hệ thống Co.opmart…

+ Xuất nhập khẩu và phân phối:

Công ty TNHH MTV Phân phối SaigonCo.op thành lập 08/1999 với

nhiệm vụ chính là nhập khẩu và phân phối độc quyền các sản phẩm cao cấp6.

+ Sản xuất

1

Saigon Co.op và Tập đoàn NTUC FairPrice-Singapore

2 Liên doanh giữa SaigonCo.op, SCID và Công ty cổ phần thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ - C.T.C nhằm đẩy mạnh chương trình hợp tác - liên kết kinh tế giữa TP. Hồ Chí Minh với các địa phương; đa dạng hóa các mô hình kinh doanh bán lẻ

3 HTV Co.op là sự hợp tác của Saigon Co.op và đài truyền hình TP.Hồ Chí Minh - HTV 4 Tập đoàn đầu tư, phát triển bất động sản và quản lý quỹ lớn ở châu Á

5 Thành lập 4/2007 do Saigon Co-op chiếm 85% cổ phần chi phối

6 Viết cao cấp Parker & Waterman từ tập đoàn Newell Rubbermaid (Anh); các mặt hàng GEM như dầu gội đầu Pantene, Head & Shoulders, Sữa tắm Olay từ tập đoàn P&G (Mỹ); các loại bột dinh dưỡng Topmass từ công ty AIDA; sữa Vitaplan từ New Zealand; nhân sâm Jingihansam từ Hàn Quốc, sữa tắm Kanase và sản phẩm thức ăn cao cấp Beech Nut dành cho trẻ em của Mỹ

20

Xí nghiệp nước chấm Nam Dương: thương hiệu dẫn đầu trong ngành nước

chấm Việt Nam, mang đến cho người tiêu dùng nhiều dòng sản phẩm chất lượng cao, hương vị truyền thống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hình 2.3 cho thấy doanh thu hàng năm của SaigonCo.op liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2014. Năm 2010, doanh thu đạt mức 11.500 tỷ đồng, sau 4 năm, đến năm 2014, doanh thu chạm mức 25.000 tỷ đồng, đạt 217,39% so năm 2010. Tổng mức đóng góp doanh thu cho hệ thống SaigonCo.op của chuỗi bán lẻ năm 2014 đạt hơn 98,4%, riêng chuỗi Co.opmart góp hơn 80% doanh thu.

Hình 2.3. Doanh thu SaigonCo.op giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Phòng Kinh doanh SaigonCo.op)

Nâng cao chất lượng NNL luôn được SaigonCo.op chú trọng thông qua công tác đào tạo nâng cao tính chuyên nghiệp, tạo nét văn hóa riêng của đơn vị. Năm 2014 là năm đầu tiên Saigon Co.op triển khai chương trình Quản trị viên tập sự với mong muốn xây dựng một đội ngũ người lao động trẻ, giỏi, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển bền vững của hệ thống trong xu thế phát triển mạnh về độ phủ của hệ thống điểm bán và sự phục vụ chuyên nghiệp. Chương trình Quản trị viên tập sự Saigon Co.op là sự cụ thể hóa mong muốn tìm kiếm những thế hệ cán bộ quản lý tiếp theo, với khao khát cống hiến cho thế hệ nhà bán lẻ hàng đầu của người Việt Nam, vì người Việt phục vụ, hứa hẹn mang đến cho các ứng viên phù hợp cơ hội đầy tiềm năng trong định hướng nghề nghiệp, thể hiện sự đam mê trong lĩnh vực bán lẻ tại Saigon Co.op.

21

vực bán lẻ tại Việt Nam, tập trung phát triển bền vững chuỗi Co.opmart và hướng đến phát triển nhiều loại hình bán lẻ khác theo yêu cầu thị trường”.

Sứ mệnh: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của khách hàng mục tiêu;

Luôn đem lại cho khách hàng sự tiện lợi, an toàn và các giá trị tăng thêm; Góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển ngành bán lẻ Việt Nam.

Giá trị cốt lõi: Luôn thỏa mãn khách hàng và hướng đến sự hoàn hảo.

Saigon Co.op là mái nhà thân yêu của cán bộ công nhân viên. Mọi hoạt động luôn hướng về cộng đồng xã hội.

Chính sách chất lượng: Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng

Saigon Co.op luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO-9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.

2.1.2. Hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2.1. Hệ thống siêu thị Co.opmart

Co.opmart ngày nay đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và người tiêu dùng cả nước. Là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng. Khái niệm chuỗi Co.opmart được bắt đầu xây dựng với chiến lược: “xây dựng Co.opmart trở thành chuỗi siêu thị dẫn đầu Việt Nam”. Sự thành công của chuỗi siêu thị Co.opmart đã đưa Saigon Co.op đón nhận phần thưởng cao quý “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” do Chủ tịch nước trao tặng từ tháng 8/2000.

Hình 2.4. Số lượng siêu thị Co.opmart theo vùng đến 1/2015

22

Siêu thị đầu tiên ra đời vào năm 1996, tại số 189C Cống Quỳnh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Năm 1998, Đại hội thành viên lần thứ nhất của Saigon Co.op định hướng xây dựng chuỗi siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của Saigon Co.op.

Năm 2002, Co.opmart Cần Thơ, siêu thị tỉnh đầu tiên ra đời. Năm 2010, Co.opmart Sài Gòn tại thủ đô Hà Nội khai trương, là siêu thị phía Bắc đầu tiên nâng tổng số siêu thị cả nước lên 50. Năm 2012, thay đổi bộ nhận diện toàn hệ thống Co.opmart.

Tính đến 01/2015, toàn hệ thống Co.opmart có 73 siêu thị bao gồm 30 siêu thị ở TP. Hồ Chí Minh (41%) và 43 siêu thị tại các địa phương khác: Miền Bắc có 5 siêu thị (7%), Miền Trung có 12 siêu thị (16%), Đông Nam Bộ có 8 siêu thị (11%), Tây Nam Bộ có 15 siêu thị (21%). Theo kế hoạch của SaigonCo.op thì đến năm 2015 sẽ có 100 siêu thị Co.opmart khắp cả nước, tuy nhiên đến năm 2014, chỉ đạt được 73 siêu thị do hai nguyên nhân chính là sự cạnh tranh giành thị phần quyết liệt trong thị trường bán lẻ; việc tái cấu trúc lại các nguồn lực của hệ thống Co.opmart.

Nhiều năm qua, chuỗi Co.opmart liên tục khẳng định là đơn vị đi đầu trong công tác bình ổn thị trường không chỉ ở TP. Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều tỉnh thành phố khác có hệ thống Co.opmart hoạt động. Số lượng hàng bình ổn ngày càng tăng. Năm 2014, hệ thống Co.opmart ở TP. Hồ Chí Minh tham gia bình ổn suốt cả năm với lượng hàng bình quân tăng gần 10% so cùng kỳ. Thông qua nhiều giải pháp tích cực hệ thống Co.opmart luôn đảm bảo đủ lượng hàng hóa phục vụ người tiêu dùng với giá ổn định, nhất là rau củ quả luôn thấp hơn thị trường từ 15-20%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp của hệ thống siêu thị co opmart trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2015 2020 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)