NGHIỆP CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
3.3.1. Kiến nghị với lãnh đạo SaigonCo.op
Lãnh đạo SaigonCo.op nên chú trọng việc cũng cố giá trị cốt lõi cho hệ thống Co.opmart thông qua việc xác lập các giá trị rõ ràng và đồng nhất chi phối hoạt động của hệ thống Co.opmart.
Có một chiến lược riêng, lộ trình cụ thể để xây dựng văn hoá Co.opmart với tính dân tộc và tính quốc tế.
Nhà lãnh đạo cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhìn nhận lại văn hóa Co.opmart để có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lý, tránh xảy ra tình trạng văn hóa Co.opmart bị chệch hướng.
Lãnh đạo SaigonCo.op nên có các hoạt động nâng cao kiến thức văn hoá cho các nhà quản lý siêu thị để họ nhận thức rõ ràng vai trò của mình trong xây dựng văn hóa Co.opmart.
3.3.2. Kiến nghị với các nhà quản lý siêu thị Co.opmart
Các nhà quản lý siêu thị Co.opmart nên nhanh chóng thiết lập bộ quy tắc ứng xử nơi làm việc, hướng dẫn người lao động hành động theo bộ quy tắc này.
Tăng cường tiếp xúc giữa nhà quản lý siêu thị và nhân viên nhằm truyền đạt những giá trị niềm tin của đơn vị đến người lao động. Chú trọng đến việc động viên, quan tâm tới người lao động nhằm tạo động lực để người lao động tận tâm với công việc, thấu hiểu giá trị mà tập thể đang cố gắng đạt cũng như những mục tiêu và mong đợi của Co.opmart để họ có định hướng phấn đấu.
Chú trọng thực hiện marketing nội bộ, người lao động cần được xem như là một khách hàng đang nắm giữ các giá trị thương hiệu và truyền tải chúng đến khách hàng thực sự của mình.
Tổ chức quá trình học tập, trao đổi để chia sẻ với những giá trị, chuẩn mực của tập thể. Cần tìm hiểu và phát huy những nét văn hóa, chuẩn mực truyền thống vốn có trong đơn vị mà mình làm đại diện.
64